Hồn Thuật
Tác giả: Vosonglinh
Chương 235: Tề Tụ(3)
Nguồn: Tàng Thư Viện
Xen kẽ trong vô số những tia quang mang màu trắng, một người với những đường cong quyễn rũ ẩn chứa trong cái áo choàng có mũ chùm đầu từ từ bước ra ngoài. Trên tay thiếu nữ da trắng ngần nọ cầm một cây thập tự trước ngực. Nàng khẽ ngẩng đầu lên, khuôn mặt xinh đẹp mười phần thánh thiện lướt qua một vòng khiến chúng sinh liền muốn hóa đá.
Phía cánh trái quảng trường, tiếng kinh hô từ hai phía bên cạnh truyền tới làm Văn Lục khẽ cau mày:
- Nhìn kìa! Đó là thánh nữ của Thánh Quang a. Trời ơi… quả là xinh đẹp tuyệt trần a.
Tên bên cạnh há hốc mồm ngơ ngẩn nói:
- Chậc chậc… thân hình nàng mới hấp dẫn làm sao. Ta mà được ngủ với nàng một đêm thì sáng hôm sau có chết ngay ta cũng cam lòng.
- Hừ! Tên chết dẫm. Không đợi sáng mai đâu, ngay bây giờ ngươi chết chắc rồi. Dám súc phạm “người trong mộng” của bổn công tử?
- Hắc… muốn đánh sao? Lão tử mới không sợ ngươi, muốn đánh thì lại đây, đứng đó khua môi múa mép cái rắm a.
- Hừ! Ngươi chết chắc rồi!
Hai tên tu luyện giả trẻ tuổi mặt đỏ gay hùng hùng hổ hổ tính dạy cho đối phương một trận mới hả lòng. Một tu luyện giả ở giữa nhếch miệng điềm đạm nói:
- Hai tên thần kinh! Chúng bay vật lộn mất mất cơ hội ngắm người đẹp bây giờ.
Hai tu luyện giả kia ngẩn ra, tiếp đó trừng mắt nhìn nhau đồng loạt nói:
- Ngươi đợi đó! Vụ này chưa xong đâu.
Nói đoạn hai tên tu luyện giả này lại bày ra cái bộ dáng ngẩn ngẩn ngơ ngơ mà ngắm người được mệnh danh là “thánh nữ” kia. Văn Lục cau mày nhìn về phía giữa quảng trường thì đã thấy hào quang xung quanh vị “thánh nữ” cũng dần dần tản đi lộ ra thân hình yểu điệu của nàng. Nếu để Văn Lục đánh giá vị thánh nữ này thì hẳn nhiên chỉ có hai chữ “hoàn mỹ”. Từ đầu tới chân, từ khuôn mặt tới cử chỉ của nàng đều hoàn mỹ tới độ người nhìn nàng bất chi bất giác bị nàng thu hút khó có thể dời mắt đi chỗ khác. Nhưng cũng chính vì cái “hoàn mỹ” đó vượt qua phạm trù mà con người vươn tới được, cho nên Văn Lục ngoài chút thưởng thức ra thì không có bày ra bộ dạng đáng “khinh bỉ” như đám Kiệt Hào, Vân Trọng, Lung Quang đang ngẩn ngơ bên cạnh. Người càng hoàn mỹ như vậy đều càng là những người “nguy hiểm”, đó là kinh nghiệm của Văn Lục đúc kết sau khi “ngốn” cả ngàn cuốn tiểu thuyết.
Thông qua Đại Việt Bách Khoa Toàn Thư mục “ngoại bang” thì có giới thiệu sơ qua về dòng tu luyện Thánh Quang này. Có thể nói Thánh Quang là một đạo giáo có độ phổ biến rộng nhất thế giới, độ bao phủ của đạo giáo này vượt qua cả Phật Giáo ở Châu Á. Thánh Quang giáo bao chùm cả Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Đại Dương và ngay cả Châu Á cũng đã có nhiều giáo đàn của bọn họ đặt chân tới. Mặc dù Thánh Quang chia làm dòng phái khác nhau nhưng trung quy lại vẫn dựa trên một nguyên lý tu luyện chung. Người trong Thánh Quang giáo đều dùng tín ngưỡng lực của những người dân thường để tu luyện. Do vậy sức mạnh của họ liên quan nhiều tới dân chúng, chính vì thế cho nên sức ảnh hưởng của Thánh Quang giáo mới sâu rộng ở thế giới phàm nhân đến vậy.
Văn Lục không hấp thu tín ngưỡng lực để tu luyện nên cũng khó lòng xác định chính xác lực lượng của người gọi là thánh nữ kia. Bất quá dựa vào uy áp nàng tỏa ra Văn Lục cũng có thể đoán nàng cũng có lực lượng tương đương với tu thuật giả cấp sáu viên mãn, xuýt xoát đạt tới cấp bảy. Hơn nữa nhìn khuôn mặt có lẽ còn trẻ tuổi hơn cả đám người Na Na, Văn Lục cũng phải cau mày đánh giá lại lực lượng của Thánh Quang. Có thể nói tông giáo này là một tông giáo rất mạnh trên địa cầu, nhất định không thể khinh xuất.
Giữa quảng trường, vị thánh nữ nhẹ nhàng bước ra khỏi cánh cửa hình chữ thập chói lòa. Vừa lúc đó liên tiếp từ trong cánh cửa hình chữ thập bước ra hơn sáu mươi vị tu luyện giả trẻ tuổi toàn thân giáp bạc sáng rực cả cả khu trung tâm quảng trường. Đoàn người vừa bước ra, thánh nhạc liền vang vọng khắp không trung như muốn báo hiệu ọi người biết Thánh Quang giáo đã tới. Khí tức của hơn sáu mươi người này tỏa ra chẳng khác gì thần thánh hạ phàm, chúa trời giáng lâm. Văn Lục nhìn cảnh này cũng không khỏi tặc lưỡi:
“Đúng là Thánh Quang giáo, đi đâu cũng trống kèn rầm rộ a.”
Đi sau vị thánh nữ là ba lão già toàn thân lại mặc trang phục màu nâu xạm, khuôn mặt bị cái mũ của áo choàng che kín chỉ để lộ ra bộ râu. Hơn sáu mươi người dưới tiếng thánh nhạc từ từ bay về phía vòng cung cực bắc của khối thạch bích khổng lồ. Văn Lục nheo nheo mắt lại liền thấy nơi bọn họ hướng về là một khu dinh thự trên cổng có gắn một cấy thánh giá lớn. Bên dưới cây thánh giá có hai dòng chữ địa cầu… “Thánh Quang”.
Văn Lục lại đảo qua một lượt khu cực bắc của khối thạch bích liền phát hiện ra mười khu dinh thự. Hơn nữa nhìn kỹ Văn Lục còn phát hiện ra mười khu dinh thự này độ cao không đồng đều. Mặc dù chênh lệch mỗi khu với nhau chỉ có một mét nhưng nếu so sánh dinh thự đứng đầu với dinh thự đứng cuối thì chênh lệch hai bên liền có độ cao tới chín mét. Khu dinh thự thứ nhất nằm bên phải cao chót vót, trong khi đó các khu dinh thự khác từ từ hạ thấp độ cao dần cho tới mép vòng cung bên tay trái.
Trên cổng của khu dinh thự thứ nhất, Văn Lục nhìn ra hai chữ “Nhẫn Giả”. Mà ở cổng dinh thự thứ hai lại là một cái tên vô cùng xa lạ… “Băng Cung”. Ở vị trí dinh thự số ba không phải là Thánh Quang mà là Huyết Tộc. Huyết Tộc này theo tiếng Anh ở phàm nhân gọi là Dracula. Đây cũng là lực lượng ẩn sau và bảo hộ nước Mỹ hùng mạnh.
Vị trí dinh thự thứ tư mới chính là Thánh Quang giáo, mà ở vị trí thứ năm lại là Phật Giáo. Vị trí thứ sáu là Ma môn, vị trí thứ bảy là Tiên môn của tu chân Trung Hoa. Vốn dĩ các môn phái tu chân Trung Hoa thường thường “mạnh ai nấy chạy” cho nên tình huống tu chân giới thường thường chia rẽ đấu tranh liên miên. xem tại
Bất quá từ hai kỳ đại hội trước, tu chân giả bọn họ cũng biết được muốn có mặt trên “đấu trường” thế giới thì không thể chia rẽ như từ trước tới nay được. Do vậy cứ tới các kỳ Địa Cầu Đại Hội Tu Luyện Giả các đại môn phái thường tụ tập nhau lại, bày ra một cái đại hội để phân chia xuất được tham dự Địa Cầu Đại Hội Tu Luyện Giả. Văn Lục cũng biết, tu chân giả mặc dù hỗn loạn bất quá thường thường chia làm hai phe phái, một là tiên đạo, một là ma đạo. Bởi vậy mới có kết quả các đại môn phái tiên đạo bày ra tiên đạo đại hội rồi đánh nhau tưng bừng. Kết quả môn phái nào càng mạnh thì càng có nhiều xuất tham dự Địa Cầu Đại Hội Tu Luyện Giả hơn. Tương tự ma đạo cũng có Ma Đạo Đại Hội để “tưng bừng oánh nhau” tranh phong giành lấy nhiều xuất tham dự Địa Cầu Đại Hội Tu Luyện Giả về ôn phái mình. Đương nhiên các cuộc tranh phong này đều là do các tinh anh trẻ tuổi của các đại môn phái cử ra. Nếu không mấy lão già bất tử kia mà động chân động tay thì không khéo qua vài kỳ Địa Cầu Đại Hội Tu Luyện Giả bọn họ liền mất hết trưởng lão.
Văn Lục lại nhìn về phía mấy khu dinh thự phía sau. Văn Lục nhận ra trên cổng khu dinh thự thứ tám ghi ba chữ địa cầu… “Triệu Hồi Thuật”. Vừa đọc được mấy chữ này, trong đầu Văn Lục liền hình dung ra một dòng tu luyện cực kỳ nổi tiếng từ thời xa. Đây là một dòng tu luyện cực kỳ mạnh mẽ, phạm vi cai quản của dòng tu luyện này bao phủ toàn bộ châu phi lẫn cả Ai Cập cổ đại. Cũng bởi vì nguyên nhân dòng tu luyện này mạnh mẽ mới dẫn tới sự chèn ép của các dòng tu luyện khác… kết quả là con người có khởi tổ từ châu phi thì giờ nơi đó lại trở nên túng quẫn thê thảm. Thử tưởng tượng xem, nếu đối mặt với một kẻ cùng cấp, hắn lại lôi từ nơi quái quỷ nào đó ra nào là Hùng Sư, nào là Nhân Sư, Cương thi… lúc đó chẳng phải là bị chiến thuật lấy thịt đè người của đối phương đánh cho te tua sao?
Bất quá những năm gần đây, Triệu Hồi Thuật đang dần dần chứng tỏ bản lĩnh của mình. Bọn họ ngày càng hùng mạnh. Từ chỗ tưởng trừng như chìm vào trong lịch sử hiện tại đã nhảy lên vị trí số tám ngồi ở Địa Cầu Đại Hội Tu Luyện Giả kỳ trước.
Vị trí thứ chín là một dòng tu luyện quỷ dị không kém Triệu Hồi thuật. Vu thuật có xuất xứ từ các dân tộc phía bắc Châu Á. Mà trong Vu Thuật làm người ta kiêng sợ nhất chính là Bùa Chú. Với những câu niệm cổ quái, hoặc những hình vẽ kỳ dị, Vu Thuật giả hoàn toàn có thể làm cho đối phương vô thanh vô tức mà chết hoặc làm theo khống chế của mình. Đương nhiên việc này cũng phải dựa trên sức mạnh song phương, nếu đối thủ vượt quá xa đôi phi Vu Thuật giả còn bị phản thệ.
Vị trí thứ mười chính là Đạo Bà La Môn (Brahmanisn) ở Ấn Độ. Có thể nói Ấn Độ là một cuốc gia được bảo hộ bởi hai tầng tu luyện giả. Thực tế là ba, nhưng bởi vì Đạo Shiva đã bị Bà La Môn đẩy ra khỏi Ấn Độ, lưu lạc tới các vùng Đông Nam Á như Campuchia hay ngay cả Thánh Địa Mỹ Sơn của Đại Việt cũng có dấu tích của đạo Shiva.
Hiện tại, ngoài Phật Giáo ra thì Đạo Bà La Môn được cũng được coi là một dòng tu luyện hùng mạnh. Công pháp của bọn họ tu luyện cũng có vài phần giống như đạo Shiva mà Lệ Thanh đang tu luyện. Bọn họ chính là dùng thân thể của mình hấp thu các luồng lực lượng của tinh tú trên thiên hà để mà tăng cường sức mạnh. YoGa chính là một công pháp cấp thấp của bọn họ lưu truyền ra ngoài để tìm truyền nhân ình. Hiện tại thì phương pháp tập YoGa cũng đã phổ biến nhiều nơi trên địa cầu.
Nhìn qua một lượt từ vị trí từ cao tới thấp Văn Lục khẽ cau mày. Như nhìn ra thắc mắc của Văn Lục Diệu Thiện Đứng bên cạnh cảm khái nói:
- Thí chủ nhìn xem… Nhẫn Giả ở kỳ Địa Cầu Đại Hội Tu Luyện Giả lần trước có một tinh anh trẻ tuổi đoạt giải nhất. Cho nên vị trí dinh thự kỳ này liền ở vị trí số một trong mười dinh thự cực bắc của khối thạch bích. Mà Phật Giáo chúng ta lại ở kỳ trước chỉ đứng thứ năm cho nên lần này dinh thự sẽ phải nằm ở tầng năm a.
Văn Lục nghe vậy ngẩn người:
- Nói như vậy là tu thuật giả Đại Việt chúng ta chuyến này phải ngủ ngoài trời?
Chưa đợi Văn Lục hết sửng sốt, ở bên kia Lệ Phong Trưởng Lão đã chạy tới vị trí thứ nhất của cực nam khối thạch bích dậm chân đập tay khiến cả khu vực rung rinh một chặp. Đám người trong dinh thự thứ nhất khu cực nam ào ào đổ ra, mặt mày bừng bừng lửa giận như muốn băm vằm người vừa khiêu khích “uy nghiêm” của bọn họ. Văn Lục ngẩng nhìn cổng của dinh thự liền thấy ba chữ “Vô Cực Môn”… hiển nhiên đây là một môn phái tiên đạo của tu chân giả.