- Kẻ địch có tướng mới khá đấy!- Lữ Liêm lầu bầu khi đọc báo cáo
- Trần Huyện làm không sai, chỉ là đối phương không tầm thường!- Phạm Thời Trực bênh vực tướng dưới trướng, Lữ Liêm hơi bĩu môi, được mà mất một cứ điểm, thua thiệt nhiều vậy sao.
- Đại nhân, quả thực như vậy!- Trương Văn So cũng góp lời, y muốn tiếp tục giữ một kẻ bất tài ở đó để quân Hiên Giáo mạnh thêm nữa. Tất nhiên, nếu Hiên Giáo còn đánh thắng nữa thì phải thay tướng, nên So có kế - Đại nhân, So có một kế.
- Nói xem.
- Mượn hổ nuốt sói. Tôi nghe nói ngày trước Hiên Giáo và dân từ Pơtao Lia và Pơtao Anui không ưa nhau phải không?
- Giờ chúng là bạn bè rồi, voi chiến đánh thành Đại Định là ở hai nơi kia vậy.
- Ngài từng nghe Đặng Toán nói chưa, ngày xưa Hiên Giáo từng cậy quân Hoài Nhân đánh đuổi dân Pơtao Lia và Pơtao Anui đó. Lý do bọn Pơtao Lia và Pơtao Anui cho lính đánh thuê là vì tiền, giờ Hiên Giáo nghèo đói, còn tiền giao hảo sao? Nếu ta mang chút lợi ra dụ, để hai bên cắn nhau, thì còn gì hơn.
- Lợi dụ sao, ông nghĩ lấy lợi gì mà dụ.- Lữ Liêm bắt đầu xót của
- Một chút tiền của mà thôi, chủ yếu là ta có thể dùng phần thưởng khác. Ví dụ như nói với chúng, nếu diệt được bọn người Hiên Giáo, đất Hiên Giáo đang ở ta giao cho chúng.
- Ý rất hay, tay không bắt giặc!- Lữ Liêm ngẫm một hồi liền cười, đất của Hiên Giáo chả phải của họ, lại đem ra làm phần thưởng, chưa kể nếu bọn Pơtao Lia và Pơtao Anui đánh Hiên Giáo thật, có lẽ chính chúng cũng thương vong, khi đó có lẽ bản thân họ mới được lợi, thu hồi đất ấy chứ chả chơi.
Theo kế của Trương Văn So, một đoàn người từ thành Đại Định, đi vòng lên hai xứ Pơtao Lia và Pơtao Anui. Họ không trực tiếp gặp hai vị vua xứ đó, mà tìm cách tiếp xúc các tộc trưởng, tù trưởng, trưởng buôn làng có thế lực. Trước tiên là tặng lễ, sau đó đề nghị hợp tác làm ăn, Trấn Hoài Nhân cung cấp muối sắt, họ cung cấp thổ sản. Qua vài lần trao đổi, bên Hoài Nhân đề nghị hợp tác sâu thêm. Bây giờ chính là hợp tác đánh vào đất Hiên Giáo đang ở. Quân Hoài Nhân quấy nhiễu phía đông, quân hai xứ Pơtao Lia và Pơtao Anui ra sức ở phía tây. Nếu hai bên hợp lực, diệt được Hiên Giáo, đất thì về hai xứ mà người thì cùng chia.
Những tù trưởng, tộc trưởng cũng nổi lòng tham, bọn họ đồng ý với kế ấy, đi gặp vua của mình để xúc xiểm. Họ đồn là Hiên Giáo kéo quân lên đây vì lánh nạn, quân Hoài Nhân thế mạnh, Hiên Giáo có khi phải ở lại mãi, mà dân họ đông, trẻ em nhiều, sau này có thể lấn vào đất của nước mình. Rồi còn việc Hoài Nhân thế mạnh, nếu giao hảo với Hiên Giáo thì có thể bị vạ lây. Vì thế, phương án tốt nhất chính là đánh.
Dần dần, hai vị vua Pơtao Lia và Pơtao Anui bắt đầu tiếp nhận ý kiến này, nhưng hiện đang là lúc trồng cấy, phải để qua vài tháng nữa, thu hoạch xong, khi đó mới động binh được. Có điều, sự thù địch với Hiên Giáo thì không cấm cản. Họ cho dân qua khiêu khích, cà khịa dân Hiên Giáo, cho lính qua dằn mặt, tổ chức phá hoại một số ruộng vườn, công trình thủy lợi. Rất nhanh, cao tầng Hiên Giáo cử người qua hỏi chuyện thì bên kia đáp lại bằng sự coi khinh, không tiếp.
Thấy có sự lạ, cao tầng Hiên Giáo cho người tìm hiểu, tiếp xúc với một sôs tù trưởng có quan hệ thân thiết, lúc này thì Hiên Giáo biết tới việc quan lại Hoài Nhân kích động các tù trưởng hai vùng, ảnh hưởng tới vua hai xứ Pơtao Lia và Pơtao Anui, giờ vùng sát nách đã thành nơi thù địch, sự hiểm nguy đã cận kề.
- Có cách nào liên lạc với các tù trưởng thân thiết với chúng ta không?
- Chúng tôi đã cố, nhưng khó đấy, so với quân Hoài Nhân mạnh mẽ, Hiên Giáo chúng ta là con chó chạy nạn tới, người ta tự nhiên chọn chúng ta mà đánh rồi. Chưa kể đánh chúng ta, họ có thể tái chiếm phần đất đai màu mỡ này, bắt dân ta làm nô tỳ và có giao thương mậu dịch với Hoài Nhân nữa chứ.
- Quan lại Hoài Nhân từ bao giờ tốt tính thế cơ chứ! Rõ ràng là bẫy thôi.
- Có câu lòng tham mù quáng mà.
Họp bàn hồi lâu, nhất thời tất cả cũng thấy chỉ còn một cách, vừa đám vừa xoa, đấm là điều đội quân mới lập ra tới miền tây để tạo uy, khiến người dân hai xứ Pơtao kia không dám liều lĩnh, các thủ lĩnh, tù trưởng cũng e sợ, còn xoa là tăng cường giao hảo để còn có sự hòa hoãn mà làm ăn, nếu có thể kéo tới 1- 2 năm, khi đó dựa vào công nghệ, Hiên Giáo no đủ rồi, binh sĩ được huấn luyện xong, lúc ấy tha hồ mà chuẩn bị cho việc bị Trấn Hoài Nhân tấn công lên chứ không nói tới hai sứ Pơtao kia làm gì cả..
Amira không nói gì, nhưng cô cảm thấy như vậy là quá bị động, nên tự mình đi gặp bọn Lương Văn Vâm báo về tình hình, nhưng lại lén hỏi họ cách thức. Thậm chí nếu bọn Lương Văn Vâm không đủ năng lực và không cho ra được ý kiến hay ho, Amira sẽ cử người qua hỏi Kiệt.
- Cách làm như vậy có thể coi là ổn, dù sao các người hai mặt thọ địch đấy!- Cả Lương Văn Vâm lẫn Trần Thanh Toàn đều thấy trước mắt chưa thể động binh, tân quân chưa luyện xong, dân Hiên Giáo thì vừa chuyển lên đây, căn cơ quá nhỏ, đến thu hoạch năm nay cũng chưa xong, mà theo tính toán, dù rất cố gắng, sau thu hoạch sẽ phải tằn tiện, dù có làm gì cũng khó. Trần Thanh Toàn thích đánh nhau, nhưng không phải hạng võ biền. Hắn nhớ Động Hổ Vằn khi xưa, nói là chống quan binh thôi, thực ra vẫn đấm đút cho khá nhiều người để họ thuyết phục việc lui binh, chứ tới khi Kiệt chỉ huy quân tới, toàn lực mà đánh thì chống nổi đâu.
- Nói thì nói vậy, nhưng cách làm của Hiên Giáo các cô vẫn còn non quá!- Vâm xoa cằm, cậu ta thì không phải tướng tài hay người có tài nội chính, nhưng Kiệt giao cho ít tài liệu, có ghi chép rõ cách Minh trị người Nam Bàn, Kiệt xử lý dân Đá Vách, đều là phương thức tốt. Vâm thuật lại những điều học được, cùng Amira bàn tính một phen dùng phép nào.
Trong khi chờ đợi Kiệt hồi âm, Hiên Giáo lập tức triển khai kế hoạch vừa đấm vừa xoa kia, mặt đông giao cho bọn Trần Thanh Toàn trấn thủ, kẻ địch tuy ít nưhng tinh nhuệ, phải có người có kinh nghiệm trấn thủ, còn phía tây quân địch tuy đông, trang bị nghèo nàn, nên dùng Lương Văn Vâm, bởi y luyện binh có phép, quân sĩ cực kỳ kỷ luật, không dễ nảy sinh xung đột giữa hai bên- điều rất cần tránh hiện tại.
Tân binh Hiên Giáo từ miền đông điều về miền tây, Lương Văn Vâm liền bố trí bọn họ đóng quân ngay gần biên giới hai bên Hiên Giáo và các xứ Pơtao. Ngay ngày đầu đến nơi, binh lính trong doanh liền bắt đầu làm việc, xây dựng công sự, nhà ở, đảm bảo không có chuyện bị kẻ địch đánh lén bất ngờ. Vừa dựng công sự, binh sĩ cũng vừa rèn luyện, sáng sớm luyện thể lực: chạy bộ, đánh võ, buổi chiều tối thì luyện chiến đấu,...
Thấy đối phương luyện tập bên cạnh, khí thế hùng hổ, nhất thời những tên thanh niên trai tráng từ hai đất Pơtao Lia và Pơtao Anui cũng rén, mấy hôm liền không dám lại gần đất Hiên Giáo, tránh bị đối phương nhắm tới. Nhưng quân của Vâm chỉ hủy không có hành động quân sự nào, trái lại, công sự xây xong, công việc giảm bớt, hàng ngày, bọn họ ngoài trừ tập luyện và tuần tra định kỳ, sẽ tiện tay giúp đỡ người dân hai khu vực.
Dân hiên Giáo không nói, phần dân hai xứ Pơtao Lia và Pơtao Anui, không chỉ dân hai xứ ấy khi được giúp mà binh sĩ và cao tầng Hiên Giáo ũng phải kinh ngạc trước hành động của Lương Văn Vâm. Quân sĩ thì đã quen việc làm theo lệnh, có sự ngờ vực những không hỏi, cao tầng cuối cùng nhịn không được, cử người tới hỏi thăm. Lương Văn Vâm liền nói việc này đã có Amira tính toán.
Thấy Amira vậy mà có ý vượt quyền, nhiều người không vui. Xong giáo chủ lẫn phu nhân Amusi cho gọi Amira tới hỏi nguyên nhân. Amira thừa nhận bản thân có một đối sách, đó là cách tốt nhất hòa hoãn quan hệ hai bên theo đúng ý tưởng ban đầu của cao tầng. Theo đó, Hiên Giáo sẽ tới đàm phán lại với hai xứ kia, chú trọng 3 điểm chính:
- Thứ nhất, Hiên Giáo mong muốn chung sống hòa bình với hai xứ Pơtao Lia và Pơtao Anui. Sự hòa bình này cũng như việc binh sĩ Hiên Giao đang làm lúc này vậy, tương trợ lẫn nhau, thậm chí nếu hai xứ muốn, có thể chuyển giao công nghệ và phương thức canh tác nông nghiệp tân tiến để người dân các xứ dùng chung.
- Thứ hai, kẻ thù của Hiên Giáo là quân Hoài Nhân, Hiên Giáo không có lý do gây hấn với hai xứ Pơtao Lia và Pơtao Anui, và mong ước của Hiên Giáo là về lại Đại Định, nên tin Hiên Giáo muốn ở lại lâu dài và lấn dần đất hai xứ Pơtao Lia và Pơtao Anui là thất thiệt.
- Cuối cùng, họ đã nhường nhịn hết mức mà hai xứ Pơtao Lia và Pơtao Anui vẫn muốn tiến tới, vậy đại quân Hiên Giáo nhất định không ngồi yên.
Những điều Amira đề ra thực cũng không khác chính sách chính là bao, nhưng vẫn có người muốn bới bèo ra bọ.
- Hừ. Nhóc con, bọn ta cử người nhượng bộ nhiều thứ mà chúng còn chưa chịu, con chỉ cho mỗi tí lợi ích kia mà đòi khiến chúng thấy đủ sao?
- So với nhưng vật chật ta đưa lên như gạo muối, công nghệ có thể tạo ra nhiều của cải hơn, và đang cải tiến liên tục, nghĩ là ta có thể cho họ gần như vô hạn. Chưa kể cho đi thứ đó, ta không mất nhiều, còn những thứ gạo muối tiền tài, cho đi là mất luôn.
- Chuyển giao công nghệ không phải nói chuyển giao là chuyển giao được, phải cho người sang dạy họ.
- Vậy thì càng hay, hai bên có sự qua lại, giao thoa, dần dần sẽ hiểu nhau hơn, thành bạn hữu.
- Nếu như kẻ địch không tiếp nhận thiện chí, chẳng lẽ phải đánh sao?
- Nếu họ đã không tiêp nhận thiện chí, kiên trì đánh, cuối cùng vẫn phải đánh trận mà.
............................
Trải qua tranh luận kéo dài, tựu chung lại không thay đổi gì mấy, chỉ ở đề nghị thứ ba, trước tiên họ sẽ liên lạc với các nước Chiêm Thành nhờ tạo áp lực. Dù sao Chiêm Thành và Hiên Giáo đã ở cái thế môi răng mà.