Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite

Chương 417: Nguy thành (7)



Quyển IV: Chiêm- Giao đại chiến

C 66: Nguy thành (7)

Trương Văn So mang theo rượu thịt, quân hưởng tới gặp Triều Trường Khanh, báo với họ kế hoạch sắp tới. Đại ý, quân của Trần Huyện tới đây, họ phải tổ chức một trận đánh lớn, lại tìm cách phao tin rằng đại quân sẽ kéo ra diệt trước bọn cướp biển, rồi hội quân kéo về nam. Cách phao cũng phải khéo, không được làm ầm lên, để địch cảm thấy bên mình cố tình cho chúng biết, mà phải lan truyền vừa âm thầm mà vẫn tới tai địch. Ngôn Tình Xuyên Không

- Binh bất yếm trá, muốn đánh thì phải vờ như không đánh, không muốn đánh lại phải vờ như muốn đánh. Tiểu tướng đã hiểu!- Triều Trường Khanh chắp tay.

Tiễn Trương Văn So đi, Triều Trường Khanh gọi Nhân, Đức tới để bàn chuyện. Người ta yêu cầu mình phải tổ chức đánh lớn, lại phải tìm cách lan tin vừa có vẻ bí mật nhưng phải tới tai địch, Khanh thấy cần hội ý

- Nói về đánh thì em không ý kiến gì, nhưng làm sao để loan tin đó chứ! Đức, mày nghĩ được cách nào không?- Nhân quay qua, và Đức thì nhún vai, cái này cậu không thạo lắm.

Triều Trường Khanh quyết định thử hỏi bên Hiên Giáo xem sao. Hiện tại bên Hiên Giáo là đồng minh, không nên giấu, trừ phi quân Hoài Nhân có chỉ thị trực tiếp là nhắm vào Hiên Giáo. Và đây là một đại họa cho Hoài Nhân, đúng hơn là Lữ Liêm và các quan quân Hoài Nhân hiện tại.

Amira biết về kế hoạch, trong đầu nảy số rất ghê. Quân Hoài Nhân tại sao phải tìm cách tung tin bên mình tổng tấn công lên phía bắc, chỉ e là vì muốn giả rằng hậu phương trống rỗng, dụ quân Chiêm tấn công vào, thực tế là bày sẵn phục binh để đánh quân Chiêm một đòn chí tử. Như thế với Hiên Giáo không có lợi. Nếu quân Hoài Nhân có được quyền quyết định, tất nhiên sẽ là họa cho Hiên Giáo. Amira không bao giờ quên được việc hai bên là kẻ thù, và tin rằng đối thủ cũng vậy. Lúc này họ có thể tạm thời thỏa hiệp, nhưng nhất định sẽ diệt Hiên Giáo. Cô ta quyết định rất nhanh, phải để quân Chiêm nắm được tin này.

Amira cũng cho người báo với Kiệt quyết định của bản thân, cô ta muốn Chiêm Thành diệt quân Hoài Nhân trước, họ sẽ diệt quân Chiêm sau. Gửi thư cho Kiệt xong, Amira một mặt hiến kế cho quân Tây Bình của Triều Trường Khanh, một mặt tìm cách bắt liên lạc với quân Chiêm qua lũ cướp biển.

Về phía Khanh, Amira nói rằng bên họ có người đi cầu viện thủy quân Tân Bình. Khả năng cao là bên Tân Bình sẽ xuất quân. Vì thế, hãy để một tên cướp biển nghe trộm tin này trước. Tới khi trận tấn công xảy ra, hắn sẽ biết đó là thực. Rồi lại làm lộ tin quân của Trần Huyện tới đánh một trận lớn. Thậm chí khiến tên cướp biển tận mắt thấy trận thắng này. Cuối cùng, để hắn nghe được tin tức rằng sẽ có cuộc tổng tấn công. Rồi phải làm sao tạo điều kiện để tên này có thể trốn thoát.

Một kế hoạch dài dòng, phức tạp, nhưng còn hơn không có kế hoạch nào. Triều Trường Khanh đem kế này báo cho bên Hoài Nhân. Lý Vĩnh Khuê nghe qua kế hoạch, vỗ tay đen đét, hắn có một người cực hợp để giúp kế hoạch được hoàn thành, đó chính là tay tướng thủy quân Yan Athem. Tay này đã phản quân Chiêm, giờ tất nhiên phải hỗ trợ nhiệt tình.

Kẻ được chọn làm người đưa tin cũng đã có, đó là một tên thuyền trưởng một thuyền. Tên này bị bắt trong một trận giả thua dụ đich của quân Tây Bình, bị bắt rồi hắn giả vờ che giấu thân phận chỉ là một tên cướp biển bình thường, đám Khanh được một tên cướp biển bị bắt lần trước chỉ điểm, nên biết, có điều chưa vạch trần, chỉ giám sát nghiêm và kín đáo.

Khanh lấy lý do cần người dọn hố phân cho các chỉ huy, điều một đội 10 tù binh, trong đó có tên thuyền trưởng này qua. Và rồi, trong một lần "vô tình", hai chỉ huy ngồi cầu tiêu lại bô bô nói chuyện có một cuộc tấn công từ thủy quân Tân Bình sắp diễn ra. Cuộc trò chuyện chủ yếu là hi vọng trận này thiêu hủy được nhiều thuyền cướp biển, rồi chửi rủa một phen cho bõ tức, vì lũ cướp biển mà bọn họ phải ở đâyn, ăn uống kham khổ, chiến đấu mệt mỏi,... Cuộc nói chuyện cũng chẳng đi xa hơn, thông tin nên đưa vừa phải, tự dưng nói chi tiết quá cũng sợ tên thuyền trưởng sinh nghi.

Sau lần đó, cũng không có quá nhiều thông tin để nói cho tên thuyền trưởng nghe, tầm 2 tuần sau, cuộc tấn công của thủy quân Tân Bình diễn ra. Thủy quân Tân Bình đột ngột xuất quân đánh lén vào đoàn thuyền cướp biển, đánh dọc một đường từ phía nam lên phía bắc. Khi biết về kế hoạch mượn sức thủy quân Tân Binhf, Lý Vĩnh Khuê có điều La Khang, La Bảo tới gặp tướng chỉ huy thủy quân Tân Bình để hướng dẫn họ cách đi vòng qua biển, tới sau lưng địch.

Phía bắc Hoài Nhân giáp Tân Bình, lũ cướp biển tất nhiên đề phòng thủy quân Tân Bình can thiệp, nhưng phía nam thì chúng không phòng bị chút nào. Tất nhiên rồi, thủy quân Hoài Nhân bị thủy quân Chiêm khóa chặt ở cảng Thị Lị Bị Nại rồi, có gì có thể uy hiếp bọn chúng chứ. Đám người La Khang, La Bảo biết cách tính đường đi, dẫn đoàn thuyền Tân Bình đi một vòng, tới sau lưng địch, bắt đầu đánh ngược lên.

Đòn tấn công bất ngờ nhưng hiệu quả, hàng chục thuyền bị đánh chìm, hàng chục thuyền khác bị làm hỏng một phần, lương thảo, khí giới của lũ cướp biển tổn thất khá nặng nề. Điều này làm bọn cướp biển phải chùn bước. Có điều nhất thời chúng chưa rút đi được, nhiều thuyền bị phá hủy, chúng không thể rút đồng loạt như khi tấn công, mà nếu rút một phần, kẻ địch ập tới đánh thì tinh thần đang xuống sẽ làm tất cả lũ còn lại tự tan vỡ.

Nhận thấy thời cơ phản công đã tới, đội quân của Trần Huyện được tung ra, phối hợp cánh quân của Triều Trường Khanh đánh dữ dội, đánh bật bọn cướp khỏi những tiền đồn, căn cứ mà chúng xây dựng, đuổi dòn chúng về phía biển. Cuộc chiến bắt đầu ngã ngũ với thắng lợi đã ở phía quân đội Hoài Nhân, nếu không phải bọn cướp biển có hỏa khí mạnh hơn, quân Hoài Nhân đã quét sạch chúng. Do thiếu hụt hỏa khí, quân Hoài Nhân phải dùng quân số để bù đắp lại. Họ điều động đại quân dự bị tại thành Đại Định hành quân gấp lên Bắc Bình, chuẩn bị đánh bọn cướp biển một đòn đau, diệt phần lớn lũ cướp biển, rồi thu quân về nghênh chiến quân Chiêm.

Những thông tin này được truyền vào tai tên thuyền trường. Người làm việc này, chính là Yan Athem. Khi đoàn quân của Trần Huyện tới, Yan Athem trong vai nô lệ Chiêm Thành bị bắt được sắp xếp ở cùng với tên thuyền trưởng nọ, phụ trách chủ yếu là dọn dẹp khu vệ sinh của các cấp lãnh đạo. Hai người thường xuyên làm việc với nhau, cũng có thể tâm sự chút. Gã thuyền trưởng không nói ra thân phận, nhưng Yan Athem thì được nói. Hắn biên ra thân phận mình là thân vệ của chính bản thân, tướng thủy quân Yan Athem, trong trận đại chiến cuối cùng kia thì chủ tướng bị giết, bản thân bị bắt. Để không bị nhận ra, Yan Athem xăm chữ lên mặt, tạo thêm vài vết sẹo để hủy tướng mạo.

Ban đầu thì tên thuyền trưởng cũng không quá cởi mở, dù hắn không nghi ngờ gì Yan Athem, bởi hắn tin bản thân chưa bị lộ, và thời gian qua lâu vậy rồi ai còn chú ý tới hắn nữa. Thế nhưng lấy lý do yêu cầu công việc, quân Hoài Nhân bố trí các cặp nô lệ bắt cặp cùng nhau đi làm, hai người ở lâu với nhau, cũng dần nói chuyện nhiều. Khi cơ bản đã có sự tin tưởng, màn kịch lộ thông tin diễn ra lần nữa.

Trong một lần, Yan Athem cùng đối phương trong một lần đi làm thì lại nghe được về cuộc tổng tấn công cuối cùng, huy động đại quân từ Hoài Nhân bí mật tiến lên. Vì phải chuẩn bị rất nhiều thứ cho đại quân sắp lên: hậu cần, nơi ăn chốn nghỉ,... nên các nô lệ bị bắt làm đủ thứ, chỉ là quân lính không canh phòng cẩn mật hoặc đánh đập dã man như xưa, có lẽ là thấy chiến thắng đã cận kề.

Thấy thời cơ thích hợp, Yan Athem mở lời đề nghị tay thuyền trưởng cùng hắn chạy trốn. Có tin tức quan trọng này nói với những tên cướp biển khác, tự nhiên, là chúng sẽ được coi trọng. Cả hai lên kế hoạch, ăn cắp chút vật tư, rồi nhân lúc thích hợp liền bỏ trốn. Được sự trợ giúp từ chính quân Hoài Nhân, hai thằng chạy được tới nơi lũ cướp biển. Tất nhiên, Yan Athem không tới nơi, tránh bị đối chất.

Tuy Yan Athem đã cố đổi diện mạo, nhưng tốt nhất vẫn nên cẩn thận. Tên thuyền trưởng về được, báo ngay chuyện với đồng bọn. Lũ cướp biển biết quân địch chuẩn bị tổng tấn công, rất cuống. Nhưng thuyền thiếu, chúng không thể thoát hết, mà nhỡ thoát dần, địch biết ùa tới thì số còn lại chết chắc. Ai cũng không muốn phải hi sinh nên sau cùng đành đánh tiếng tới quân Chiêm Thành để xin thuyền cứu viện.

Biết được tin này, bên Chiêm Thành tuy có cử thuyền tới, nhưng cũng không phải để cứu bọn cướp biển, mà là các thuyền tài vật, và thêm một số binh lính. Ý của đám người Chiêm Thành là muốn lũ cướp biển bám trụ tại đây một thời gian, để kéo quân Hoài Nhân tới, tạo điều kiện để quân Chiêm công phá được thành Đại Định. Thành Đại Định mà mất, địch không đánh tự tan.

Tài vật, nhân lực và vũ khí tiếp viện khiến các thủ lĩnh cướp biển dao động, thêm nữa quân Chiêm không cấp thuyền, thuyền bên họ không đủ, thoát một phần là phần còn lại sẽ xong, ai dám đề xuất chia ra thoát là bị tất cả chém chết, nên tử thủ là cách duy nhất. Bọn thủ lĩnh chia tiền bạc ra để ủy lạo bọn đàn em, rồi lệnh tập trung gia cố công sự, sẵn sàng chiến đấu.

Quân Hoài Nhân vẫn luôn theo dõi sát sao kẻ địch, thấy kẻ địch lên tinh thần, đoán chắc rằng đối phương đã mắc mưu, dùng lũ cướp biển kiềm chân quân Hoài Nhân, bản thân quân Chiêm đột phá thành Đại Định. Để tiếp tục mê hoặc quân địch, đại quân được điều động tới bắc Hoài Nhân, tâm thế như chuẩn bị tổng tấn công tới nơi. Thực chất, đại bộ phận binh linh hành trang nhẹ nhàng rút dân về, chỉ có dân phu giả binh lính ở lại, đốt khói bếp, làm náo động,... để địch tưởng nhầm mà thôi.