Nguyễn Lam Ân nói tiếng ‘cảm ơn chú Trương’, chuẩn bị lên xe thì Đỗ Đức Huy gọi cậu.
“Lam Ân chờ tôi với, có thể sẵn tiện cho tôi đi ké không? Hôm nay tài xế nhà tôi không đến đón tôi được.” Đỗ Đức Huy chạy đến bên cạnh xe nói.
Chuyện đi nhờ xe không phải chuyện hiếm thấy giữa bọn họ, ba người ở cùng một tiểu khu về chung cũng không có vấn đề. Cậu không có ý kiến, đồng ý Đỗ Đức Huy và Mai Trúc Khả lên xe cùng về. Tài xế Trương cũng biết hai người, thân thiện chào hỏi hai câu.
Đỗ Đức Huy tự giác ngồi ghế trước nhường hai người ngồi ghế phía sau.
Khi Nguyễn Lam Ân lên xe tình cờ đảo mắt về phía cổng trường nhìn thấy Cao Bách Dương thông thả cước bộ trên vỉa hè. Theo cậu biết thì hướng đó có một trạm xe buýt.
Vóc dáng của hắn đã vượt trội, thêm vẻ bề ngoài không ai dám đến gần ấy rất nổi bật, cậu không nhìn nhầm. Nhưng hắn không dừng lại ở trạm xe buýt mà tiếp tục đi thẳng.
Cao Bách Dương đi bộ khoảng nửa giờ, đến một quán ăn thì đi vào trong. Khách trong quán rất khá, nhưng đây chưa phải giờ cao điểm, đến khoảng 6 giờ rưỡi công nhân tan làm về dùng bữa thì nhân viên trong quán làm không kịp nghỉ tay.
Ngồi trong quầy thu ngân là một người đàn ông nhìn có vẻ thô kệch lưng hùm vai gấu, người này chính là ông chủ của quán ăn. Nhìn anh to con vạm vỡ chứ không hề hung dữ chút nào, thật ra còn là một người hào sảng nhiệt tình. Trông thấy Cao Bách Dương đến thì vui vẻ chào hỏi: “Ngày đầu trở lại trường học thấy thế nào?”
“Cũng được.” Hắn không mặn không nhạt đáp.
Chủ quán nghe vậy không hề giận hay lạ lẫm, anh đã quen cách cư xử này của hắn, nói: “Cũng được chứng tỏ là tốt, cố gắng học tập cho tốt nhé.”
“Bách Dương đến rồi sao? Hôm nay anh Ngưu cứ nhắc cậu suốt.” Một chàng trai mặt đồng phục của quán từ bếp đi ra nói.
Anh Ngưu cười rằng: “Còn không phải lo cho thằng nhóc này sao?”
Cao Bách Dương gật đầu, nói: “Em đi làm việc.”
Hắn đi vào trong, cất cặp sách vào tủ để đồ, lấy áo đồng phục của quán mặc vào.
Động tác thành thục. Không có một thao tác thừa.
“Mời các vị chọn món.” Hai người khách vào quán ngồi, hắn liền cầm thực đơn ra mời họ gọi món.
Có lẽ vì công việc hắn mới chủ động nói nhiều hơn bình thường.
Đây là công việc bán thời gian hắn đã làm gần một năm nay, trước đó khi được nhận vào đây hắn đã làm thêm cho một quán ăn khác nhưng không bao lâu đã bị đuổi do thái độ không thân thiện của hắn.
Anh Ngưu nhìn đứa trẻ vị thành niên đến xin làm thêm mà nhíu mày. Dù anh không đi học thì cũng biết khoảng thời gian này không phải thời gian nghỉ hè, một đứa trẻ còn trong tuổi vị thành niên không học hành cho tốt cớ gì đến quán của anh xin làm thêm?
Cuối cùng anh Ngưu cũng nhận hắn vào làm. Thời gian đầu, những nhân viên khác cũng có ý kiến với anh về thái độ của hắn. Anh Ngưu chỉ khuyên mọi người thông cảm.
Dù bị những người khác cô lập, Cao Bách Dương cũng không tỏ thái độ khác, tự giác làm việc của mình. Một thời gian thì mọi người đã hiểu cho hắn, cố gắng giao tiếp với hắn hơn, nhưng đều không hiệu quả, lâu dần cũng từ bỏ, lâu lâu mới nói với nhau được vài câu.
Chỉ có anh Ngưu là kiên nhẫn với hắn, dù hắn không đáp anh cũng tự độc thoại cho hắn nghe, có lẽ như vậy mới khiến anh với hắn thân thiết hơn một chút.
Quán mở cửa từ 8 giờ sáng đến 12 giờ tối, chia làm 4 ca trực mỗi ca 4 giờ.
Lúc trước không đi học, Cao Bách Giang sẽ nhận 3 ca, đây là anh Ngưu thấy hoàn cảnh hắn khó khăn đã nhân nhượng cho hắn, nếu không hắn còn muốn là từ sáng đến tối. Như vậy còn gì là công việc bán thời gian nữa?
Hiện tại đã đi học trở lại, vốn chỉ có thể làm ca từ 8 giờ tốt đến 12 giờ tối. Nhưng hắn muốn làm sau khi tan học, anh Ngưu cũng nhân nhượng cho hắn, để hắn bắt đầu làm từ lúc 6 giờ tối đến khi dọn quán.
Anh Ngưu biết sau khi tan học hắn liền đến đây, nên bao luôn cơm cho hắn. Dù sau cũng là học sinh, đang trong độ tuổi phát triển, không thể qua loa được.
Buổi tối đồ nướng và lẩu đắt khách nhất, mùi thịt nướng và nước lẩu dậy hương khắp nơi.
Đến 12 giờ tối, Cao Bách Dương và 6 nhân viên khác dọn quán, lau dọn bàn ghế và quét tước sạch sẽ.
“Tạm biệt anh Ngưu, tụi em về trước đây.”
“Hẹn anh mai gặp lại.”
“Tạm biệt anh Ngưu.”
“Ừ mai gặp, về cẩn thận nhé.”
Những người khác lần lượt ra về, Cao Bách Dương quải cặp sách ra sau cũng gật đầu nói “tạm biệt” với anh Ngưu.
Anh Ngưu đáp lại từng người một, sau đó tắt điện khóa cửa quán.
Giờ này đã sớm không còn chuyến xe buýt nào nữa, Cao Bách Dương lặng lẽ cước bộ trở về. Hơn nửa tiếng mới về đến nơi hắn sống. Đây được xem như một tòa chung cư đã cũ, mặt tường bong tróc, ẩm ướt, đầy vết móc đen. Vì điều kiện tồi tàn này mà giá thuê rất rẻ, phù hợp với học sinh như hắn.
Cao Bách Dương đi bộ lên tầng.
Sau khi mở cửa vào trong phòng trọ, hắn liền để cặp sách lên bàn học, lấy quần áo đi tắm rửa.
Phòng trọ này không lớn, một người ở cũng chấp nhận được. Nhà tắm với nhà vệ sinh chung, nhà bếp ngay bên cạnh. Không gian còn lại dùng để sinh hoạt, có một giường ngủ, một bộ bàn ghế và hai tủ đồ. Nói chung vẫn còn lối đi rộng.
Nội thất vô cùng đơn giản.
Cao Bách Dương mặc quần áo thun đi ra ngoài. Quần áo có phần bạc màu, chất thun đã dãn, chứng tỏ chúng đã qua giặt giũ nhiều lần.
Hắn đến bàn học mở cặp lấy di động ra, chiếc di động đã lỗi thời còn là hàng đã qua sử dụng, tuy vậy vỏ và chức năng máy vẫn còn tốt (khi dòng sản phẩm mới ra đời thì người có điều kiện sẽ đổi sản phẩm mới, thời gian sử dụng của chủ cũ chỉ khoảng 1 năm trở lại). Vừa ngồi lên giường vừa mở máy, trên màn hình hiện lên mấy tin nhắn trong nhóm lớp, hắn ấn vào xem sơ qua nội dung.
Có người hỏi về bài tập Toán ngày mai làm những bài nào, bên dưới là tin nhắn trả lời.
Hắn tiện tay vuốt qua xóa bong bóng chat rồi để di động qua một bên.
Giờ đã gần 1 giờ sáng, Cao Bách Dương mệt mỏi ngã lưng lên đệm giường thô cứng, chỉ muốn ngủ một giấc.
Ngày hôm sau, khi Nguyễn Lam Ân đến lớp có người chạy đến xin bài tập.
“Lớp trưởng cứu nguy! Cho tôi mượn bài tập với!”
“Tối qua không phải đã nhắc trên nhóm rồi sao?”
“Thì tại…”
“Tại cậu ta chơi game không có thời gian xem tin nhắn lớp!” Một người chen lời thay cậu ta.
Nguyễn Lam Ân nhướng mày gạt tay cậu ta qua một bên, nói: “Không cho, đều là bài tập cũ, có nửa giờ cho cậu tự làm đó.”
Nói thì nói vậy, cậu không cho mượn thì cậu ta vẫn đi mượn của người khác, nửa giờ tự mình làm thật sự cậu ta làm không xong.
Sau khi Nguyễn Lam Ân đến lớp không bao lâu thì Cao Bách Dương đến. Bình thường cậu không đi học quá sớm, cũng ít đi học muộn, cậu thường có mặt trước giờ truy bài năm phút.
Tuyến xe buýt số 32 dừng ở trạm xe gần nơi hắn ở, chỉ có xe buýt số 32 đi tuyến đường nơi hắn sống đến trường, hơn nữa trên đường dừng lại hai trạm. Nếu hôm nào không may, e là sẽ đi học muộn.
Cũng không còn cách khác, cách chỗ hắn 10 phút đi bộ có một tuyến xe buýt khác, nhưng 6 giờ đã rời trạm, giờ này thì quá sớm.
Cao Bách Dương đã tính qua, tạm bợ thêm vài tháng nữa thì hắn đã đủ tiền mua xe điện, như vậy có thể tiết kiệm được chút thời gian đi lại.
“Bách Dương,” Lâm Quốc Huy gọi: “Cậu làm bài tập chưa?”
Hắn nhớ đến tin nhắn tối qua, đáp: “Chưa làm.”
Xem ra bạn cùng bàn của cậu ta không phải loại học sinh chăm chỉ a, cậu ta lại đề nghị: “Vậy cậu có muốn mượn sách chép không?”
“Không cần.” Hắn trực tiếp từ chối.
Oa, quá khí phách! Người ta đều chạy đôn chạy đáo mượn chép, bạn cùng bàn của cậu ta không cần suy nghĩ đã từ chối luôn a. Đây là cây ngay không sợ chết đứng? Hay là điếc không sợ súng?
Chỉ thấy hắn lấy sách bài tập ra, từ từ giải đề.
Lâm Quốc Huy cảm khái, thì ra không phải không làm mà là muốn tự mình làm. Dù sao cũng rất có khí phách.
Ba mươi phút làm mười bài, Cao Bách Dương làm được một nửa thì không làm nữa, hắn gụt đầu trên bàn đến khi thầy vào mới thôi.
Chu Kiến Văn là thầy chủ nhiệm cũng là giáo viên dạy Toán của lớp, cho nên có lúc xử phạt rất nghiêm khắc.
“Các em lấy sách giáo khoa ra, hôm nay học bài mới.”
Tiếng sột soạt lật giấy khe khẽ vang lên trong từng lớp học.
Trong giờ học, có một vài người ngủ gật, Cao Bách Dương nằm trên bàn ngủ hết nửa tiếng. Có thể buổi tối làm thêm quá muộn, cơ thể mệt mỏi làm tinh thần không tốt.
Giờ nghỉ trưa, Cao Bách Dương đứng lên, Lâm Quốc Huy liền hỏi hắn: “Cậu đi ăn hả?”
Hắn “ừm” một tiếng.
Cậu ta liền bảo mọi người đi chung, hắn không cho ý kiến xem như là ngầm đồng ý, đám con trai bọn họ cùng ra khỏi lớp.
“Đi ăn thôi, đi ăn thôi. Hôm nay căn tin có món gì đặc biệt không ha?”
“Chắc là không. Bách Dương, cậu chọn món gì thì chọn chứ tuyệt đối không nên chọn mực xào khóm a. Mùi vị thật là khó tả.”
“Là mày không ăn được nói gì? Nhiều người vẫn ăn bình thường không phải sao?”
“Có lẽ là nêm nếm theo vùng miền nên mày mới ăn không được.”