Không Mừng

Chương 33: Chương 33





Công việc phiên dịch không quá vất vả nhưng tương đối nhiều thuật ngữ, chủ yếu liên quan đến tài chính.

Tôi mua một quyển sách Tài chính cơ bản về để so sánh giữa hai ngôn ngữ Trung – Anh, lúc này mới phát hiện, những nội dung trên trời dưới đất mà Phương Mân và Trịnh Cửu nói chuyện ngày trước tôi nghe không hiểu, đều được giải thích trong quyển sách này. 
Tôi đọc đến mê mẩn, hoàn thành công việc trước deadline hai ngày. 
Sau đó, khi đem chồng giấy thật dày giao cho bên A, tôi được bọn họ khen ngợi, bản dịch còn rất xuất sắc.
– Bạn thấy đó, tôi cũng có thể tiến vào thế giới của Phương Mân. 
Tôi đổi điện thoại cũng không có mấy người biết.

Ngoại trừ bình thường liên lạc với ba mẹ hoặc những người bạn cũ thì cũng không còn chuyện gì khác.

Ba mẹ tôi lại bận đi du lịch, cũng không có thời gian hỏi thăm tôi, cho nên bấy lâu nay tôi sống một cuộc sống lặng lẽ không người quan tâm.
Tôi uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ Lưu như thường lệ, tự mình nấu cơm, tưới nước cho hoa cỏ trên bệ cửa sổ.

Nếu không phải giật mình tỉnh lúc nửa đêm thường xuyên có ảo giác nhìn thấy Phương Mân thì tôi dường như tin rằng mình đã có thể quên người này rồi. 
Cứ được ngày nào hay ngày ấy như vậy cuối cùng cũng đến Tết Trùng cửu*.

Hoàng lịch* đã nói, thích hợp để cúng tế, đan lưới, chăn thả gia súc, không nên bắt đầu kinh doanh.

Tôi đều không tin.
* Hay còn gọi là tết Trùng Dương.

Ngày 9/9 âm lịch.


Ngày xưa người ta cho rằng số 9 là số dương, nên gọi là trùng dương. Là ngày tết người cao tuổi, người già ở Trung Quốc.
* Sách nói về thời tiết, ngày tháng. 
Vẫn như cũ uống thuốc, nấu ăn, tưới nước, phiên dịch.

Nhưng trời chiều ngoài cửa sổ thực sự rất đẹp, tôi nhịn không được muốn đi dạo bờ biển một chút. 
Thời khắc ánh sáng tan xuống mặt biển, tôi nhìn thấy một người xuất hiện gần đường chân trời, đằng sau là bầu trời đêm bị các tầng mây chia cắt. 
Người ấy đang mặc một chiếc áo khoác màu đen, sống lưng thẳng đứng, đầu đội một chiếc mũ Beret. 
Chiếc mũ kia tôi biết, lúc trước Phương Mân chê nó hay dính lông nên đã ném nó vào tủ, nhưng tôi cảm thấy màu xám khói này rất hợp với em ấy, thế là mua một chiếc máy hút tóc, đều soạn sửa giúp trước khi em ấy ra khỏi nhà. 
Đôi mắt ấy quá quen thuộc, đến nỗi những ký ức bị cưỡng ép vùi lấp trong chốc lát lại hiện về.

Tôi nghe được nhịp tim mình hòa với sóng biển, bước chân vậy mà chợt thảng thốt.

Thật chán quá, vừa nhìn thấy em ấy, vậy mà vẫn bối rối như thế. 
Phương Mân bình tĩnh hơn nhiều.

Em ấy chỉnh chỉnh mũ rồi đi về phía tôi.
Giày da của em ấy êm ái bước đi trên cát, chẳng có âm thanh gì cả, lúc chạm vào hẳn là mềm mại lắm.

Cũng không rõ vì sao, tôi nghe tiếng đàn “cộc cộc” chậm chạp đập vào da thịt, từng chút từng chút một, đánh mạnh vào trái tim tôi. 
Gió biển tanh tưởi se lạnh, tôi vô thức quấn chặt áo khoác.

Không nghĩ tới, một đôi bàn tay ấm áp phủ lên.


Nhiệt độ cơ thể người kia cao hơn tôi rất nhiều. 
Phương Mân giúp tôi giữ chặt áo khoác, rồi đem khăn quàng cổ của mình quấn cho tôi. 
“Phương Mân…..?” Trong lúc thất thần không phân rõ thực hư ảo mộng, tôi đụng đụng mu bàn tay của em ấy.

Ấm quá.
Một giây sau, Phương Mân dùng áo khoác của chính mình bao lấy tôi.

Mùi vị muối biểu khi chiều tà quá quen thuộc, tôi đè xuống nguyện vọng muốn hít một hơi thật mạnh, chuẩn bị ngẩng đầu tra hỏi, nhưng em ấy lại dùng tay giữ lấy đầu tôi.

Tôi chỉ có thể vùi mặt vào ngực em ấy cảm nhận bóng tối và sự ấm áp.
“Xem ra, anh vẫn ổn.” Giọng em ấy vang lên trên đỉnh đầu. 
Tôi nói, vẫn ổn.
Không biết có phải ảo giác hay không, lồng ngực Phương Mân dường như run lên hai lần, giọng nói của em ấy cũng không vững vàng.

Nhưng sự biến động này cũng chỉ là nhất thời mà thôi, nói xong lời cuối, đã lại ổn định nâng giọng. 
Em ấy nói, Thi Mân, Lâm Thiến bác gái đi rồi. 
Tôi nghe thấy tiếng sóng biển xô vào bãi đá cùng tiếng hải âu lượn bay. 
“Đi… Ai đi cơ?” Tôi ngẩng đầu, muốn chặn lại những âm thanh này.
“Lâm Thiến bác gái.” Phương Mân bình tĩnh như mặt biển lặng gió, cũng không gấp gáp, “Bác gái lúc đầu không muốn em nói cho anh, nhưng em cảm thấy….

Anh hẳn là muốn biết.”
Tôi đương nhiên muốn biết!

“Đi….

là sao?” Tôi hỏi.

Nhưng đầu óc lại không nghe lời, nghĩ hôm nay là Trùng cửu, vốn nên cấy hạt thù du mà.*
* Đời Hậu Hán (25-250) có Hoàng Cảnh, người huyện Nhữ Nam, theo học đạo tiên với Phí Trường Phòng.

Một hôm Trường Phòng bảo Cảnh: ” Ngày mùng 9 tháng 9 tới đây, gia đình của nhà ngươi gặp phải tai nạn.

Vậy đến ngày đó, ngươi nên đem cả nhà lên núi cao, tay đeo túi đỏ, đựng hột thù du (một loại tiêu), uống rượu hoa cúc, tối sẽ trở về, may ra tránh khỏi tai nạn”.

Hoàng Cảnh vâng theo lời thầy.

Quả thực đến tối trở về thì thấy gà vịt heo chó trong nhà bị dịch chết hết.

(Wiki)
Nhưng Ninh Thành không có loại hoa này, tôi chỉ từng thấy nó ở Vân Thị thôi.
“Đi chính là…” Phương Mân nhíu chặt lông mày, giọng điệu vẫn như cũ không chút gợn sóng, nhưng tôi có thể nhìn thấy sự đau đớn khổ sở trong trong mắt em ấy.

Sau đó, em ấy cũng không nói hết câu, chỉ thở dài, đặt tay lên vai tôi, nói, Thi Mân, nén bi thương. 
Tôi không rõ những chuyện xảy ra về sau, chỉ nhớ dạ dày run rẩy dữ dội, sau đó hai chân mềm nhũn, trong gió biển dưới hoàng hôn, đầu tôi chìm vào bãi cát. 
Khoảnh khắc mất thăng bằng tôi chợt nghĩ, lần này bác sĩ lại sẽ tàn nhẫn mắng tôi cho xem. 
Không ngờ bác sĩ Lưu lại không nói gì, thấy tôi tỉnh lại, chỉ nhẹ nhàng sờ tóc tôi, nói nén bi thương.
Không hiểu sao mọi người đều rất thích nói câu này, cứ như thể nói xong thì người trong cuộc sẽ thật sự được thuận buồm xuôi gió vậy.
“Cảm ơn.” Tôi gật gật đầu, cháu có thể đi nhìn bà một chút được không?
Bác sĩ Lưu lắc đầu, “Bà ấy có lẽ không muốn ai nhìn cả.”
Thấy tôi nhíu mày, bác sĩ Lưu nói thêm: “Bà ấy nhờ Phương Mân rải tro cốt mình xuống biển.”

Tôi không biết nên có biểu cảm gì, chỉ có thể giật giật khóe miệng.

Vốn là muốn cười cười một chút, kết quả bị sặc, bắt đầu ho khan dữ dội.

Mỗi một lần ho, dạ dày đều quặn lên đau đớn.
Tôi cố ấn lấy bụng mình, bác sĩ Lưu vội vàng chạy tới giúp tôi thuận khí, vừa vỗ về vừa nói: “Tiểu Thi, đừng trách bà ấy.

Bác nghe tiểu Phương nói mới biết bệnh của Lâm Thiến đã đến giai đoạn cuối, ba của cháu lúc đầu nói muốn bán nhà cửa để chữa trị, nhưng thời gian hóa trị kéo dài lại đau đớn, bà ấy nói dù thời gian có ngắn hơn, cũng nguyện sống đàng hoàng tử tế một chút.”
“Về sau ba cháu vẫn là tôn trọng quyết định của bà ấy.

Bọn họ lấy toàn bộ tiền tiết kiệm đi du lịch và sống ở miền Nam một thời gian.

Tiền bán nhà để lại cho cháu, hợp đồng hẳn là để ở chỗ tiểu Phương tổng – Họ nói nếu cho cháu biết tất cả những chuyện này, với tính tình của cháu hẳn là đến khoản tiền đó cũng lấy ra, rồi ném cả vào hố đen trị liệu không đáy.

Mẹ cháu không muốn nhìn tương lai của cháu về sau bị bệnh tình của mình cản trở như vậy, cũng không muốn mỗi ngày bị dày vò giữa sự sống và cái chết.”
“Cho nên, không phải họ không yêu cháu, càng không phải vứt bỏ cháu.

Thậm chí, Lâm Thiến vẫn luôn giữ liên lạc với tiểu Phương tổng, thông qua cậu ấy nắm được tình hình của cháu.

Cũng đừng trách tiểu Phương tổng không nói, cậu ấy có lẽ cũng là được người sắp mất nhắc nhở, lo lắng cháu sẽ ngoan cố để tâm mấy chuyện vụn vặt nên mới cố gắng giúp bà ấy che giấu.”
“Đương nhiên, những điều này bác cũng vừa mới biết, là cậu ấy nhờ bác nói với cháu.

Lâm Thiến lúc còn sống cũng không để lại thư từ gì cả, chỉ có một bức di thư về việc xử lý tài sản.”
Lảm nhảm: còn một lời tác giả nhưng vì mình thấy không liên quan và xàm quá và làm ảnh hưởng đến mood truyện (at least là mình bị ảnh hưởng) nên sẽ không để vô đâu.

Thành thật xin lỗi nếu như bản edit của mình không truyền tải đủ cảm xúc của tác phẩm..