Kinh Thành Về Đêm (Dạ Lan Kinh Hoa)

Chương 71: NGUYỆN THỐNG NHẤT CỬU CHÂU (1)



[1] Nguyên văn là “Cửu Châu đồng”, lấy từ ý thơ bài “Thị nhi” của Lục Du (từng chú thích ở chương 68), đại khái chỉ việc thống nhất lãnh thổ.

Tháng 6 năm 1933, quân đồng minh kháng Nhật bắt đầu phản công.

Chỉ trong mấy ngày ngắn ngủi đã liên tiếp thu phục được trấn Khang Bảo, Bảo Xương, Cô Nguyên. Tin tức này truyền vào trong nước khiến đầu đường cuối ngõ ở Bắc Bình tràn ngập cảm xúc vui mừng thầm lặng.

Khắp quán trà, tiệm ăn lớn nhỏ đều xuất hiện nhóm học sinh ôm theo xấp giấy tuyên truyền ủng hộ liên quan chống Nhật. Bọn họ phát mỗi bàn một tờ, chỉ bỏ lại một câu “Bảo Xương đã giành lại!” hay “Đánh thắng ở Cô Nguyên!”… Đối với dân cả nước mà nói những địa danh kia thật mới lạ, có lẽ cả đời này họ cũng chưa từng nghe đến nhưng trong một tháng nay lại đánh động tâm thần mọi người.

Trong nhà, Tư Niên cũng không khác thế, lúc nào cũng bận tâm chiến sự.

Dù là ngày hay đêm, mỗi lần có thời gian rảnh liền hỏi mẹ về Nhiệt Hà và quân đồng minh chống Nhật. Cô gái nhỏ có thể thành thạo phác hoạ lại bản đồ Nhiệt Hà, vẽ ra những nơi mà quân đồng minh kháng Nhật đoạt lại, suy đoán hiện tại cha đang ở nơi nào.

Cô bé luyên thuyên không ngừng, kể cả lúc ăn cơm, đi đường, làm bài tập, thậm chí là đến bệnh viện gặp nha sĩ cũng không bỏ. Phải đợi đến khi bác sĩ cho ngậm bông trong miệng thì mới yên tĩnh một lát.

Bác sĩ ra hiệu cho Hà Vị phối hợp thu hút sự chú ý của trẻ con để thuận tiện nhổ răng.

“Hôm nay trên lớp giáo viên giảng về liên quân kháng Nhật à?” Hà Vị cười hỏi.

“Đúng vậy ạ”, Tư Niên ngậm bông trong miệng ậm ừ trả lời, “Lần trước thầy nói xong liền bị lam y xã [2] cảnh cáo. Lần này lúc bọn họ đang tuần tra ngoài lớp học, thầy chúng con không nói một chữ mà chỉ viết lên bảng. Thầy viết 3 tỉnh Đông Bắc kháng Nhật, quân đồng minh Sát Cáp Nhĩ kháng Nhật, sau đó còn vẽ bản đồ 3 tỉnh Đông Bắc, Nhiệt Hà cùng Sơn Hải Quan—”

[2] Tam Dân chủ nghĩa lực hoành yeutruyen.net hội, hay còn được gọi là Lực lượng đồng chí cách mạng chủ nghĩa Tam Dân, viết tắt là “lam y xã”. Lần đầu tiên được một số sinh viên trường Quân sự Hoàng phố thành lập để tuyên truyền sự ủng hộ với chính quyền Tưởng Giới Thạch. Nhóm người này dựa trên triết lý “hành động mạnh mẽ”, bắt chước chủ nghĩa phát xít để khống chế và đàn áp người dân. Năm 1938, lam y xã bị giải thể vì “phát triển quá lớn và làm mất vai trò vốn có của nó”, đây cũng là sự khởi đầu của cuộc kháng chiến chống Nhật Bản.

Nha sĩ canh đúng thời gian, nhổ đi răng cũ.

Tư Niên lắp bắp sợ hãi, một cục bông trắng mới lập tức được trám vào lỗ hổng.

Nha sĩ vẫn chưa ném răng sữa vào khay y tế, nhỏ giọng nhắc nhở: “Ở chỗ chúng tôi cũng có người của lam y xã, nói chuyện phải cẩn thận”.

Tư Niên ngậm chặt cục bông, ngoan ngoãn gật đầu.

Quan ngoại kháng chiến chống Nhật, bên trong quan nội cũng xảy ra nội chiến, đặc vụ ẩn thân trong thành Bắc Bình nhiều vô số, không chỗ nào là không có. Đối diện với thế cục quỷ dị này, người có lương tri đều không hẹn mà cùng học cách giữ im lặng. Dùng tĩnh tại để bảo vệ lực lượng chống Nhật.

Từ Bệnh viện Hiệp Hoà về nhà, vì ảnh hưởng của việc nhổ răng nên Tư Niên ít nói hơn mọi khi.

Trước lúc đi ngủ, cô gái nhỏ vẫn còn sợ hãi, liên tục quấn lấy cô đòi ngủ cùng. Hà Vị đồng ý, sau khi bận rộn ở thư phòng, rửa mặt xong mới trở lại phòng ngủ, cô thấy Tư Niên tụt xuống khỏi giường, tủm tỉm cười nhìn cô: “Con đi sương phòng đây”.

Tư Niên mang dép lê, vui sướng chạy như bay ra ngoài.

Hà Vị cảm thấy có gì đó không đúng lắm, nhưng cũng không nghĩ nhiều, mặc kệ bọn trẻ.

Đầu giường bát bộ chất đầy tài liệu về những hành khách của tuyến cảng tỉnh, phải xem xong trong tối nay. Cô đẩy xấp giấy vào trong rồi leo lên giường.

Từ đầu năm, ngày càng có nhiều Hoa kiều ở Nam Dương muốn về nước cứu quốc, trong đó không ít người đi thẳng đến hồng khu. Đặng Nguyên Sơ từng cho cô xem thử danh sách, cô ghi nhớ trong lòng, sau đó tự mình kiểm tra đối chiếu, tuỳ tình hình sắp xếp tàu thuyền.

Hà Vị cầm quyển sổ trên cùng mở ra, bất ngờ nhìn thấy một tờ bản thảo mỏng đến mức ánh sáng có thể xuyên thấu. (E b o o k T r u y e n. N e t)

Tờ giấy trông giống như có người cố ý nhét ở đây để chờ cô phát hiện. Vừa nhìn đã biết đây là trò mèo của Tư Niên.

Hà Vị nhìn nét chữ trên giấy:

Cha nói, nếu chiến thắng liên tiếp thì đưa cho mẹ xem. Bên dưới gối đầu.

Tạ Vụ Thanh sao?

Lòng Hà Vị nhảy dựng, vội vàng sờ dưới gối. Ngón tay chạm phải một lớp da mềm mại giống da dê.

Cô xốc gối lên, một quyển sổ yên tĩnh nằm đó, so sánh kích thước rất giống quyển sổ nhật ký ngày xưa cô nhờ người gửi cho anh.

Hà Vị cầm quyển sổ, lật qua lật lại xem xét, mang theo niềm vui giống trẻ con trước lúc mở quà. Đúng là quyển sổ kia không sai biệt, chẳng qua lúc gửi đi lớp bao bên ngoài bằng da trâu, nói vậy thứ này đã theo anh vào nam ra bắc không biết bao lần, bìa sổ ban đầu đã hỏng từ lâu nên anh mới cố ý bao thêm một lớp da dê? Thật có lòng.

Dưới ánh đèn tường, cô mở bìa sổ.



Trang đầu chỉ có một câu:

Lần đầu gặp mặt ở Bách Hoa Thâm Xử nhận lầm là ý trung nhân, cô hai Hà thứ tội. Để lại một quyển thư nhà, xem như bù đắp. Tạ Sơn Hải.

Hà Vị ngạc nhiên, bỗng nhớ đến đêm gặp mặt đó cùng tờ giấy kia, không khỏi bật cười.

Hoá ra anh còn nhớ rõ.

Cô nhìn thoáng qua hai chữ “Lâm Đông”, đoán chừng lúc anh về phương Nam không lâu, khoảng năm 1925—

“Ngày 16 tháng Tư, đêm trước trận chiến với Lâm Đông. Chân núi tích tụ hơi ẩm, đang vào mùa mưa, chỉ sợ ngày mai mưa to khó qua sông, thuỷ triều dâng cao, sẽ làm ảnh hưởng đến thời gian qua sông. Vừa qua tiết Thanh Minh, nếu chiến thắng trận này cũng xem như an ủi vong linh tướng sĩ đã bỏ mạng nơi núi rừng”.

Vì để tiết kiệm giấy, Tạ Vụ Thanh chỉ cách 2 dòng, sang ngày tiếp theo.

“Tên quân phiệt họ Trần kia nhận được không ít viện trợ từ chính quyền thực dân Hồng Kông, hơn vạn khẩu súng, trăm vạn đạn dược, còn có rất nhiều tiền mặt. Lực lượng địch ta chênh lệch rất lớn, chắc lại là một trận ác chiến”.

“Ngày 14 tháng Mười, đã liên tiếp 4 ngày căng thẳng. Đoàn trưởng Trung đoàn 4 đã hy sinh, toàn bộ tướng sĩ dưới trướng đều bỏ mạng, ngoại trừ lính hậu cần lo việc bếp núc, số lượng quân ta chỉ còn sót lại mấy người”.



Anh giống như biến quyển nhật ký thành tuỳ bút hành quân, từ Quế Lâm đến Quý Châu, rồi đông chinh đến Quảng Đông. Đặt bút chỉ viết chuyện chiến đấu, không chút dấu vết sinh hoạt cá nhân. Hà Vị đọc một hồi lại nghĩ đến nửa đời trước của Tạ Vụ Thanh đúng thật như thế, cuộc sống buồn tẻ, chỉ có khoảng thời gian vào kinh mới được trở thành công tử đào hoa được mọi người vây quanh.

Nói vậy, lúc đó anh cải trang thật vất vả.



Đến năm 1926.

Bắt đầu là tin vui — “Năm mới, toàn bộ Quảng Đông thống nhất. Người một nhà đoàn tụ”.

Nét mực đậm đặc, giống như lúc viết câu này, anh đã đặc biệt mở một lọ mực mới.

Ơ động đất à, đấy là quảng cáo web đang đi lên

Hà Vị nhấm nháp lời anh.

Khi đông chinh kết thúc cũng là lúc chuẩn bị bắc phạt, người một nhà đoàn tụ… chắc là trong căn hộ nhỏ.

Hà Vị nhớ đến căn chung cư của Tạ gia ở thành Quảng Châu, phòng khách nhỏ nối liền với thư phòng, đó là lần duy nhất cô cả Tạ gia lộ diện, người phụ nữ mặc sườn xám màu trắng, đi giày đế bằng, nhẹ nhàng gỡ mắt kính; cô ba Tạ gia nổi danh khắp nơi đang tựa vào sô pha, tư thái giống hệt Trịnh Sính Tích, xinh xắn mỉm cười, không quên trêu ghẹo em trai… còn cô hai thì không chắc, vì khi đông chinh thắng lợi cũng là lúc bản đồ làm ăn của cô hai mở rộng khắp nơi.

Trước mặt họ là một bức tường treo kín ảnh chụp gia đình. Tạ gia xem trọng người thân, phàm là những nơi cô từng đến đều bắt gặp ảnh chụp chung lớn nhỏ khác nhau, từ căn hộ ở Quảng Châu, Bách Hoa Thâm Xử đến căn hộ ở Thiên Tân đều như vậy.

Gia đình xa cách quanh năm, chỉ có thể gửi nỗi nhớ nhung qua những tấm ảnh chụp treo tường.

“Còn đốt hương không ạ?” Khấu Thanh đứng ngoài giường bát bộ ân cần hỏi.

Cô đáp “ừm”.

Long Tiên Hương lẳng lặng cháy trong lư hương.

Ngày đông chinh toàn thắng là khoảnh khắc vui sướng nhất của Tạ Vụ Thanh trước khi bắc phạt. Cô dừng rất lâu ở trang giấy kia, như thể thấy được chữ viết ở trang sau. Cô lót gối đầu dưới thắt lưng, hy vọng giảm bớt cảm xúc nặng nề của cuộc bắc phạt tiếp đến…

Gió thổi trang giấy lật qua, thời gian dừng lại vào tháng Bảy năm 1926.

“Ngày 9 tháng Bảy, đọc lời tuyên thệ trước khi xuất quân bắc phạt. Tâm nguyện nhiều năm chỉ trong một đêm đã thành sự thật. May mắn làm sao”.

Hà Vị hít sâu, sững lại trước những lời này, cổ họng nghẹn ứ như lửa đốt.

Ánh đao sáng loáng, gom quân ra bắc. Khoái chí biết bao.



Không chỉ riêng Tạ Vụ Thanh, đây cũng là tâm nguyện của bao người. Những người bước trên con đường hợp tác với đảng cộng sản, thúc đẩy quan hệ, xúc tiến thành lập trường Quân sự Hoàng Phố, cổ vũ đông chinh… Cho đến ngày bắc phạt, tất cả đều chờ mong khoảnh khắc đó.

Trường Sa, Bình Giang, Nhạc Dương, Hán Dương, Hán Khẩu, Võ Xương…

“Ngày 24 tháng Ba, Kim Lăng”.

Tất cả ghi chú vào năm 1927 đều dừng lại ở đây.

Cô nghĩ, sau khi Tạ Vụ Thanh cố ý cho quân vào Kim Lăng trong cuộc bắc phạt đã dừng viết nhật ký, mà thay vào đó là gửi bức điện tín kia.

Tháng Tư hoa hoè ở Kim Lăng nở rộ, ngóng trông vô cùng.

Lúc đó, hai người chia xa 2 năm, cách nhau muôn sông nghìn núi.

Anh giữ lời nói trong lòng, che giấu hành tung, hẹn cô đến Kim Lăng gặp mặt. Chiến trường tàn khốc, anh đã viết kín suốt 2 năm nhưng lại dừng bút tại đây, chờ đến khi Kim Lăng chiến thắng thì thật vừa vặn.

Đồng hồ báo thức bỗng vang lên, đã là 2 giờ khuya.

Bình thường, cô có thói quen tắt báo thức trước khi đi ngủ, để tránh bị đánh động. Nhưng tối nay quên mất.

Bên ngoài trời đang mưa.

Nước mưa rơi xuống cửa kính, vệt nước lăn dài. Cô như cảm nhận được sự lạnh lẽo khi giọt nước gột rửa tấm pha lê.

Đến Kim Lăng, nhật ký đã dùng hết 2 phần 3.

Cô đánh giá thấp việc Tạ Vụ Thanh kể chuyện chiến sự ở phương Nam trên giấy, ngược lại Tạ Vụ Thanh đã dự đoán trước nên mới dùng 2 dòng ngăn cách mỗi đoạn để cố gắng gói gọn toàn bộ cuộc sống của mình trong một quyển sổ duy nhất.

Trang tiếp theo là gì, khi nào viết?

Hai ngón tay cô kẹp tờ giấy mỏng manh, khẽ lật qua.

Nhìn nét chữ có thể thấy mực viết không còn nhiều.

“Hôm qua bạn cũ rời đi, không lưu lại một chữ. Tối nay có ba người bị hành hình, người thứ nhất mỉm cười nói với bạn tù, xin lỗi, tôi không hầu các vị tiếp được. Hắn là một người trí thức, trước khi đi còn mang quần áo và mắt kính chia ra tặng lại cho các bạn tù khác, chỉ mặc mỗi quần đùi đến pháp trường. Khí tiết thế này khiến người ta khâm phục, nếu có một ngày gặp lại dưới cửu tuyền, thật muốn kết giao tri kỷ”.

Dòng kế tiếp, hình như anh muốn viết cho cô, chỉ đoạn ngắn vẫn có thể nhận ra, nhưng nhanh chóng dừng bút.

Vì không muốn liên luỵ cô nên hết sức cẩn trọng.

Tạ Vụ Thanh che giấu cách xưng hô, dường như đây chỉ là một lời di ngôn cuối cùng với người vô danh mà anh yêu.

“Anh không biết đang ở đâu, hôm nay là ngày nào, cũng không biết con đường phía trước sẽ đến đâu, là sống hay chết. Chỉ mong học trò ngày xưa có thể đem vật kia đến phương Bắc. Trong lòng Vụ Thanh, bắc phạt không thành, đến chết cũng không nhắm mắt, cả việc chưa từng nắm tay em cũng là nỗi tiếc nuối của cuộc đời này”.

Mực ngày càng nhạt, không còn nét chữ.

Đèn tường chao nghiêng sau lưng cô, giống như phản chiếu hai dòng chữ đó vào bóng tối của ngục tù.

Một tướng quân từ nam ra bắc, trải qua gió lửa bom đạn, chỉ vì thống nhất yeutruyen.net non sông không tiếc nhuốm máu sa trường, trong chiến thắng liên tiếp lại bị người bên cạnh lột bỏ quân trang, mặc vào đồng phục của kẻ phạm tội, tống giam vào phòng tối không biết phương hướng.

Cô không dám tưởng tượng, người cao ngạo như Tạ Vụ Thanh sao có thể cúi đầu trước cảnh ngục, dùng nhân tình ngày xưa từng dạy dỗ để xin lại thứ này, giống như đang hoàn thành bức di thư, cũng là hoàn thành câu chuyện bắc phạt của chính anh.

Lòng không cam trong đó, đâu chỉ thể hiện qua mấy chữ “chết không nhắm mắt”.

Hà Vị khó khăn hít thở, lồng ngực nhói đau.

Cô khép quyển nhật ký, hai tay đè chặt trước ngực. Nơi này cất giấu toàn bộ chiến công hiển hách của Tạ Vụ Thanh trong 2 năm kia.

Lúc đó anh một lòng vì nước nhà, chỉ khi Quảng Đông thống nhất mới nhắc đến cảnh gia đình đoàn tụ, sau khi bị tống giam mới quyến luyến gửi lại di ngôn cho vợ mình… Người như thế, lại bị thương nặng như vậy.

Mà sau khi anh bị thương, máu vẫn đỏ sẫm, nóng hừng hực như lửa đốt.