Kinh Thành Về Đêm (Dạ Lan Kinh Hoa)

Chương 72: Nguyện Thống Nhất Cửu Châu 2



*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.



Kể từ khi thành lập quân đồng minh, chính phủ Nam Kinh liền nghĩ cách chặt đứt con đường vận chuyển đến Sát Cáp Nhĩ, niêm phong đạn dược, lương thực cùng vật tư y tế, càng không cho phép bất kỳ đội ngũ tiếp tế nào tiếp cận khu vực này.
Người dân trong Sát Cáp Nhĩ không khác gì hòn đảo bị cô lập.
Nhóm người Tạ Vụ Thanh dù liên tiếp giành thắng lợi nhưng không có tiếp tế.

Sau khi đánh chiếm 3 huyện thị, liên quân kháng Nhật trải qua nhiều ngày mưa dầm, chịu đói chịu rét tiến gần đến bờ sông Loan chờ đợi thời cơ tấn công thị trấn sầm uất về thương nghiệp – Đa Luân.
Tạ Vụ Thanh đối kháng với chính phủ Nam Kinh nhiều năm, sớm đã quen với ngày tháng khổ ải vì bị “cô lập”, anh nhận lấy cái bánh nang [1] từ một người lính hậu cần, ngồi cạnh bờ sông Loan chờ Lâm Kiêu đến hội quân.
[1] Bánh nang là một loại bánh truyền thống của người Duy Ngô Nhĩ

Ước chừng khi trăng nhô lên cao, Lâm Kiêu mang theo bụng rỗng đến cạnh bờ sông, không cần nói một chữ đã bị Tạ Vụ Thanh nhét nửa cái bánh vào tay, ý bảo hắn ăn trước.
7-8 giờ qua Lâm Kiêu không ăn gì, lúc này hắn không khách sáo, ngấu nghiến ngoạm bánh.
“Sông này chảy thẳng vào Bột Hải, dài hơn 800 kilomet”, Tạ Vụ Thanh chỉ vào sông Loan, nói với Lâm Kiêu, “Đây là sông nổi tiếng nhất nơi này”.
Lâm Kiêu gật đầu, phủi vụn bánh trên tay, lắng nghe anh nói.
Hắn vừa trở về từ nghĩa quân Đông Bắc, không hiểu biết nhiều về tình hình quân đồng minh bên này.
“Tiếp theo phải đánh Đa Luân, ngay trên mặt sông này, địa thế vô cùng hiểm yếu”, Tạ Vụ Thanh nhìn bóng trăng dưới lòng nước, “Nơi đó là đầu mối giao thông quan trọng giữa Sát Cáp Nhĩ và Nhiệt Hà.

Từ xưa tới nay thường xuyên xảy ra giao tranh.

Người Nhật xem Đa Luân là thị trấn chiến lược quan trọng giữa 2 tỉnh, binh đồn trú cùng vũ khí đạn dược cung cấp không ngớt, hơn nữa còn có sự hỗ trợ từ không quân.

Chúng ta ở đây không có bất kỳ vũ khí hạng nặng, ngay cả một khẩu đại pháo cũng không”.
Ý của Tạ Vụ Thanh nói, đây chính là trận đánh ác liệt.
Dù khó khăn hơn nữa thì Đa yeutruyen.net Luân nhất định phải giành lấy.

Lâm Kiêu “rõ”, xem như đã hiểu.
Tạ Vụ Thanh quan sát khuôn mặt sương gió của hắn, bật cười, nhéo hai má hắn: “Chú cứ thế này chờ đến khi đánh giặc xong quay về chắc không ai chịu lấy”.
Lâm Kiêu ngượng ngùng cười, không đáp lời.
“Để ta xem, có còn cái bánh nang nào cho chú không”, Tạ Vụ Thanh nói, “Nhìn như chú không được ăn no vậy”.
Xa xa dân Mông Cổ đang phát lương khô, nghe thấy Tạ Vụ Thanh nói có người còn chưa ăn, một đội trưởng đội dân quân chất phác mỉm cười, đưa đến miếng bánh lớn cho Lâm Kiêu.
Lực lượng đồng minh lần này đều là người khắp nơi đến đầu quân, có quân nhân ở lại sau khi Nhiệt Hà thất thủ, cũng có dân quân thuộc bộ tộc Mông Cổ, và cả người dân địa phương.

Tạ Vụ Thanh giữ một chức vụ trong đại quân, mọi người đều không phải xuất thân từ quân đội chính quy nên không có quân phục thống nhất, mặc gì cũng được, đội ngũ này giáp mặt với đội ngũ khác thường xuyên không hiểu ngôn ngữ của nhau, khoa tay múa chân một lát lại cười rộ, cứ thế trở thành anh em tác chiến.
Tạ Vụ Thanh đã quen dần với việc nhận tiếp tế của họ, còn Lâm Kiêu vốn hay ngại ngùng nên sửng sốt một lúc lâu.

Hắn nhìn bên kia có mấy trăm người, chỉ lo lương thực không đủ, dè dặt không dám nhận.
Đối phương thấy Lâm Kiêu không chịu nhận bánh, lập tức đanh mặt, tức giận vung tay một cái.
“Cầm đi, đều là người một nhà”.

Tạ Vụ Thanh bật cười.
Lâm Kiêu đành phải nhận, sau đó hắn tặng cho đối phương chai rượu trắng mang về từ Cáp Nhĩ Tân, vốn muốn cảm ơn nhưng vì không cùng ngôn ngữ nên phải dùng sức ôm chặt đối phương để thể hiện tấm lòng.
Bất ngờ là đối phương hiểu tâm tư của Lâm Kiêu, cũng mạnh mẽ vỗ lên lưng hắn, cười sảng khoái buông ra rồi đi thẳng.
Tạ Vụ Thanh đợi đối phương đi khỏi mới hỏi Lâm Kiêu: “Người không biết uống rượu nay đã học uống rồi à?”
Lâm Kiêu cúi đầu, tiếp tục ăn bánh nang: “Ở quan ngoại thời tiết khắc nghiệt, mùa đông không muốn mấy ngụm thì thật không chịu nổi”.
Tạ Vụ Thanh cười, đến chỗ nước cạn bên bờ sông Loan.
Anh ngồi xổm trước mặt nước, nhặt một hòn đá, bắt chước điệu bộ thiếu niên, cong eo ra sức ném hòn đá lên mặt sông, nước gợn lăn tăn tản ra bốn phía không sao dứt được.
“Ta và lão Triệu quen biết nhau tại sông Loan”.

Anh nhỏ giọng.
Triệu Dư Thành, một người đã ở lại mãi mãi trong thời đại hỗn chiến quân phiệt.
“Hắn cũng là người Nhiệt Hà”.

Tạ Vụ Thanh lại nói.
Sông Loan dưới trăng mênh mông tĩnh lặng.
Tạ Vụ Thanh đứng trên quê hương của người anh kết nghĩa, chỉ cảm thấy gánh nặng đè chặt.

Hoặc cũng có thể là do non sông trấn áp.
Anh im lặng một lúc nói tiếp: “Nhớ trước kia đánh quân phiệt, chúng ta từng chiến đấu bên bờ Li Giang rồi đến Tương Giang, khi bắc phạt lại đánh tới sông Trường Giang, không trận nào dễ dàng nhưng chúng ta đều giành thắng lợi.

Hiện giờ nếu để thua ở sông Loan thì thật không tốt.

Chú nói có phải không?”
Lâm Kiêu không biết đáp sao cho phải, chỉ gật đầu.
“Nghỉ ngơi 1 giờ, chúng ta sẽ là đội tiên phong”.

Tạ Vụ Thanh ra lệnh.
Ngày 7 tháng Bảy, quân đồng minh kháng Nhật tiến công vào Đa Luân.

Cuộc chiến đẫm máu kéo dài mấy ngày mấy đêm, hai bên giằng co không dứt.
Quân đội Nhật Bản cho máy bay ném bom phá tan trận địa của quân đồng minh, thương vong không đếm xuể.


Nhưng quân đồng minh vẫn trụ vững, nhất quyết không chịu lùi bước.

Tổ chức quân cảm tử 3 lần mạnh mẽ tấn công thành trì, chiếm được trận địa ngoại thành, bức ép quân Nhật rút vào bên trong.
Ngày 10 tháng Bảy, quân đội Nhật Bản tiếp tục cho máy bay luân phiên bắn phá vào các vị trí quan trọng, trong khi quân đồng minh không có một khẩu đại pháo, không thể chống cự với sự oanh tạc của phi cơ, người chết và bị thương vô số.

Trước tình thế chênh lệch binh lực quá lớn giữa ta và địch, Cát tướng quân thuộc Bộ chỉ huy ra quyết định cho một nhóm người cải trang thành dân thường lẻn vào trong thành, nội ứng ngoại hợp tiêu diệt giặc.

Rất nhanh, 40 tướng sĩ do các tướng lĩnh cầm đầu đã tạo thành mấy đội quân cải trang, lần lượt tiến vào thành.
Tạ Vụ Thanh cùng với một cảnh vệ hiểu tiếng Mông Cổ giả dạng thành nguỵ quân chạy trốn từ Bảo Xương, Cô Nguyên, thành công lẻn vào trong thành Đa Luân.

Hai người vừa đến nơi, dựa vào ngôn ngữ quê nhà của cảnh vệ, an toàn lẩn trốn vào nhà một người đồng hương ở trong huyện thành Đa Luân.
Ơ động đất à, đấy là quảng cáo web đang đi lên
“Thay cái này”, người đồng hương lấy quần áo cũ trong nhà đưa cho hai người, “Để tôi dẫn các người vào miếu”.
Với sự giúp đỡ của người đồng hương, hai người cải trang thành dân thường, ẩn náu trong miếu Mã Vương.
Những nhóm khác cũng giả dạng vào thành Đa Luân, có người cải trang thành dân tộc Hồi, nấp trong nhà thờ Hồi giáo, tự mình tìm hiểu tình huống của nguỵ quân Nhật Bản, lựa chọn địa điểm thích hợp để chất đầy cỏ khô rồi ngồi chờ thời cơ đến.
Rạng sáng ngày 12 tháng Bảy, lực lượng quân đồng minh ngoài thành phát động cuộc tấn công.

Các tướng sĩ hợp thành đội quân cảm tử, cùng người trong thành nội ứng ngoại hợp, nhất thời ánh lửa bùng lên cùng tiếng súng nổ ra khắp phía, họ nhanh chóng đoạt lấy quyền chủ động ở các cửa thành.
Bên ngoài, đội kỵ binh của nghĩa quân Đông Bắc thừa thắng xông lên, truy kích nguỵ quân Nhật Bản bỏ chạy tán loạn…
Đến trưa ngày 12, dưới ánh mặt trời rực rỡ, tiếng súng dần lắng xuống.
Thành Đa Luân trải qua 72 ngày bị chiếm đóng và 5 ngày chiến đấu anh dũng, cuối cùng đã được quân đồng minh giành lại.
Hôm đó, tin tức truyền ra khắp nơi khiến lòng dân cả nước sục sôi.
Đây là lần đầu tiên quân đội Trung Quốc giành lại cứ điểm trọng yếu sau khi nó bị chiếm đóng trong sự kiện ngày 18 tháng Chín.

Đây cũng là chiến thắng oanh liệt đầu tiên trong cuộc kháng chiến chống Nhật Bản trên khắp cả nước.

Khi màn đêm buông xuống ở Đa Luân, hàng chục xe tải chở bột mì, rau dưa cùng thịt heo được vận chuyển từ Trương Gia Khẩu.

Đây đều là lương thực do dân chúng Trương Gia Khẩu quyên yeutruyen.net tặng cho quân đồng minh trong lúc chiến sự cấp bách.
Từ trước tới nay, vũ khí đạn dược cùng lương thực vật tư đều do quân đồng minh tự chuẩn bị, hoàn toàn không có hậu phương tiếp tế, hiếm khi một lần nhận nhiều thức ăn như vậy, nhưng nếu chia cho mấy vạn quân lính thì cũng như muối bỏ biển.

Tạ Vụ Thanh mang theo mấy cân thịt heo mình được chia, đến nhà người đồng hương để cảm ơn.

Không ngờ anh bị họ ép giữ lại, mười mấy tên đàn ông đã lâu không được rượu thịt, ngồi vây quanh giường đất trong nhà thưởng thức bát mì thịt heo.
Người đồng hương trò chuyện cùng bọn họ, đầu tiên hỏi quê ở đâu, trời nam biển bắc đều có đủ, lại nói nhìn Tạ Vụ Thanh là biết người nhà binh, hỏi anh có quen ăn mì của phương bắc không? Tạ Vụ Thanh ôm bát mì đáp lời: “Tôi có mấy năm học ở Bảo Định”.
“Bảo Định là quê tôi a”, người đồng hương cười ha hả nói tiếp, “Ở đó có một trường quân đội, cũng chính là trường quân đội nổi tiếng nhất.

Đáng tiếc hai năm nay đã đóng cửa, rất nhiều tướng lĩnh nổi danh đều xuất thân từ đó”.
Tạ Vụ Thanh gật đầu: “Đúng vậy, là một nơi rất tốt”.
“Có cơ hội lại đến”.
Tạ Vụ Thanh cười: “Nhất định”.
Anh ăn xong bát mì, gắp phần thịt còn thừa bỏ vào bát của Lâm Kiêu rồi gác đũa.
Một cảnh vệ tiến vào, đưa cho anh tờ danh sách, nhỏ giọng báo cáo: “Những người bị thương đều đã đưa đến bệnh viện ở Bắc Bình và Thiên Tân, phía Bắc Bình cũng đồng ý thu nhận.

Còn những người hy sinh ngày đó dự định an táng ở Trương Gia Khẩu, chỗ này có một nghĩa trang liệt sĩ”.

Tạ Vụ Thanh nhìn kỹ những cái tên trong danh sách.
Người phía trên, mới 5 ngày trước còn đứng bên bờ sông Loan, dưới bóng trăng phân phát lương khô cho mọi người, kiểm binh chia thành 3 đường tấn công vào Đa Luân.

Rất nhiều người đến hỗ trợ, đều không phải dân địa phương…
“Cứ an táng ở đây đi, mỗi một tấc đất đều là quê hương”.

Tạ Vụ Thanh nói.
Nơi Tạ Vụ Thanh đưa quân đồn trú cũng chính là miếu Mã Vương anh từng ẩn náu trước khi tấn công vào thành.
Số thương binh chờ đưa đi vào ngày mai được sắp xếp nghỉ ngơi dưới mái hiên ngoài điện.

Tạ Vụ Thanh hỏi mượn Lâm Kiêu cái đèn dầu, ngồi ngay ngưỡng cửa trước chính điện, gấp mấy tấm bản đồ tác chiến đặt lên đùi, sau đó rút một tờ giấy viết thư từ trong những tấm bản đồ kia.
Lực lượng quân đồng minh bị cô lập ở Sát Cáp Nhĩ nên muốn gửi điện báo ra bên ngoài là điều không dễ dàng, cũng không an toàn.
Từ lúc anh bắt đầu cuộc chiến đến nay cũng chưa từng báo bình an cho Vị Vị.
Nhân dịp thương binh được đưa đến Bắc Bình, anh muốn viết một lá thư đàng hoàng cho cô.
Ngọn lửa lập loè trong chụp đèn khiến anh nhớ đến đêm trước khi rời khỏi Bắc Bình.
Kết hôn nhiều năm nhưng mỗi lần trò chuyện vẫn là vấn đề làm khó anh.

Nếu bảo Tạ Vụ Thanh viết một bức điện tín kêu gọi khởi nghĩa, hay phát điện báo vận động cấp dưới cũ khắp cả nước, anh sẽ không suy nghĩ sâu xa đã có thể múa bút thành văn.

Nhưng đối với Vị Vị thì…
Anh xoay bút trong tay mấy vòng, cuối cùng đặt bút xuống tờ giấy:
Đa Luân thắng lớn, ngày về gần kề.

Sau khi Hà Vị đến thăm người bệnh ở bệnh viện Hiệp Hoà, cô nhận được một lá thư nhà.
Cô cẩn thận cất giữ, đợi đến khi về công ty vận tải đường thuỷ, chưa kịp mở ra xem đã bắt gặp tấm danh thiếp từ người gác cổng, không ai khác chính là bạn cũ trở về từ Nam Kinh – Triệu Ứng Khác.
“Mau mời Triệu tiên sinh vào”.
Hà Vị đặt thư lại chỗ cũ, cô có chuyện quan trọng hơn cần làm, phải hỏi rõ ràng trước khi đọc lá thư này.
Triệu Ứng Khác dẫn theo một người thư ký đi vào.

Hắn bảo thư ký cầm rương hành lý màu nâu đứng chờ ngoài phòng tiếp khách, chỉ mình hắn đi vào trong thư phòng.

Hà Vị đóng cửa lại, mời hắn ngồi xuống bàn làm việc cách xa cửa phòng.
“Anh có nhận được điện báo của tôi không?” Hà Vị khẽ hỏi, “Rốt cuộc chính phủ Nam Kinh muốn cô lập Sát Cáp Nhĩ đến bao giờ? Tôi có không ít lô đạn dược cùng thuốc thang y tế, còn có lương thực cần vận chuyển đến đó, nhưng căn bản không cách nào lấy được giấy thông hành”.
Dứt lời, cô lại lo lắng nói: “Lúc trước họ vừa chiếm được 3 huyện thị, lương thực cùng vũ khí đã hao tốn không ít, hiện tại tấn công dồn dập vào Đa Luân, nếu không có chi viện cùng tiếp tế thì không tài nào duy trì được”.
“Phía 3 tỉnh Đông Bắc cũng không phong toả nghiêm ngặt như vậy.

Trong khi bọn họ là quân đồng minh kháng Nhật, là muốn đánh đuổi người Nhật, không ủng hộ thì thôi đi, đã vậy còn muốn phong toả nguồn chi viện lương thực, không cho phép các đoàn tiếp tế xã hội tiếp cận, đây là có ý gì, là muốn bức chết đội quân chống Nhật sao?”.