A Bảo là một thanh niên có bề ngoài dễ nhìn, mang trên mình khí chất thân thiện tươi sáng trời ban. Từ sau khi trở thành Thi Soái, bình thường nhìn cũng như bao người khác. Thế nhưng, một khi toát ra sát khí quanh thân, uy lực trấn áp của Thi Soái hung hãn dũng mãnh thống lĩnh ngàn vạn cương thi tự nhiên mà thành, đừng nói một quỷ hồn bình thường không hề có tu vi, cho dù có là yêu ma tu vi mấy trăm năm, cũng không dám coi nhẹ khí thế hùng cường này.
Chu Mỹ Thuý tức thì sợ tới mức run bần bật, rúc trong góc, động cũng không dám động.
A Bảo chậm rãi đến trước mặt, ngón tay đặt ở giữa trán chị ta.
Cảm giác nóng rực như lửa đốt từ ngón tay trên trán truyền vào cơ thể Chu Mỹ Thuý. Chị ta thống khổ mà kêu rên ra tiếng, hồn thể thoắt ẩn thoắt hiện, hơi có dấu hiệu hồn phi phách tán.
Gương mặt anh ngưng trệ, tay để ở bên người hình như muốn động, nhưng bị Ấn Huyền ngăn lại. Hắn đứng giữa phòng tựa một bức bình phong to lớn không thể vượt qua, dù cho có sóng lớn đánh đến cũng không mảy may suy chuyển.
Ngón tay A Bảo như sắp cắm vào đầu Chu Mỹ Thuý: "Chú Sưu Hồn cực lợi hại. Một khi thi triển, quỷ thể bị sưu hồn nhẹ thì hồn xiêu phách lạc, nặng thì hồn phi phách tán. Mà bí mật chị vất vả che giấu vẫn không giấu được. Ngay cả như vậy, chị vẫn định cố chấp kháng cự?"
Chu Mỹ Thúy co người lại thành một khúc, hai mắt không có tiêu cự nhìn phía trước, như trở nên ngu dại, chỉ là A Bảo vừa động, chị ta sẽ theo bản năng sinh ra phản ứng lại, hiển nhiên không phải đã mất đi ý thức.
Nhìn dáng vẻ bần thần của Chu Mỹ Thuý, trong lòng A Bảo đã có đáp án, nếu hung thủ thật sự là Quách Uyển Giang, chị ta sao phải e dè sợ hãi đến nỗi này? Chị ta cũng không phải người không biết đạo nghĩa. Có lẽ vì quá đỗi thương con, mà không đành ném xuống cọng rơm cuối cùng đè chết con lạc đà*.
A Bảo rút tay về, dán một tấm bùa Định Hồn lên người chị ta, rồi thu lại vào trong túi khóa hồn.
Chú Sưu Hồn đúng thật là có thể gây tổn thương đối với quỷ thể. Chu Mỹ Thúy tuy cố tình bao che tội phạm, nhưng không phải tội ác tày trời, nếu muốn biết sự thật, cũng không nhất thiết phải bắt chị ta chịu tội.
Xong việc bên này, bên kia cũng rút đi sóng ngầm đang dao động.
Liên Tĩnh Phong xoay người ngồi lên ghế sô pha, Thương Lộ Lộ âm thầm nhẹ nhàng thở ra.
"Trần Kiệt cưỡиɠ ɦϊếp rồi gϊếŧ chết Khâu Mẫn, đồng thời cùng cha mẹ chôn thi thể ở sân sau. Sau đó, trưởng thôn tiền nhiệm đưa cậu ta về trường... Ồ? Ông cụ trưởng thôn qua đời vào ngày hai mươi mấy tháng ba, trước sau cũng không phải thời gian nghỉ dài của sinh viên. Trần Kiệt và Khâu Mẫn là sinh viên tại sao lại cùng xuất hiện ở thôn Thường Nhạc?" Tạm thời chưa nghĩ ra, đành phải gác lại, cậu tiếp tục nói, "Tóm lại, chuyện xảy ra sau đó, chúng ta đã đoán được. Trưởng thôn kiên trì muốn tổ chức minh hôn cho Khâu Mẫn và Quách Uyển Giang cũng là vì chuẩn bị cho việc này. Như để tìm người gánh tội thay ấy."
Thương Lộ Lộ nghe xong chỉ có một cảm nghĩ: "Cho nên toàn bộ sự việc không liên quan gì đến Quách Uyển Giang?"
A Bảo đáp: "Trước mắt xem ra là vậy. Cả lò trưởng thôn cưỡng ép gán cho gã tội danh và minh hôn, bản thân gã chắc chắn không đồng ý. Bằng không, linh vị của Khâu Mẫn sẽ không bị nứt... Nói như vậy, Quách Uyển Giang đích xác còn ở Quách Trang." Cậu hơi dừng, "Đột nhiên anh không muốn biết những chuyện rắc rối nhà trưởng thôn nữa, anh chỉ tò mò Quách Trang rốt cuộc ẩn chứa bí mật gì."
Những người khác tuy rằng không nói, nhưng trên mặt đều lộ vẻ đồng tình.
A Bảo đề nghị: "Chúng ta giả bộ không biết Trần Kiệt là hung thủ, tìm Quách Uyển Giang hỏi tình hình đi?"
Những người khác: "..." Còn có kiểu hình phá án như này nữa à?
Thương Lộ Lộ hỏi: "Em còn muốn biết những bức thư khác của Quách Uyển Giang với Trần Mạnh Hữu viết gì?"
Liên Tĩnh Phong và Ấn Huyền không lên tiếng, A Bảo mạnh mẽ gật đầu: "Vậy chúng ta dứt khoát đến nhà trưởng thôn mượn thư đọc trước, sau đó đi Quách Trang, dù sao cũng tiện đường."
Bọn họ cố ý tìm lúc Lê Kỳ không ở đây, để lại một tin nhắn ở quầy lễ tân: "Có việc phải ra ngoài", rồi vội vàng thu dọn hành lý, vòng vèo từ trấn Vương Gia vào thôn Thường Nhạc.
Trước khi đi, A Bảo còn nói đùa, tìm trưởng thôn, cùng đi theo chân cha con bọn họ, ai ngờ vừa lên núi không bao lâu đã nhìn thấy bóng lưng gù gù của trưởng thôn ở đằng trước.
A Bảo dùng tay ra hiệu cho những người khác "Đi trước một bước" rồi khoác ẩn thân phục vào, lặng lẽ đuổi theo sau.
Trưởng thôn trầm mặc đi, A Bảo đi theo cũng buồn bực bèn chạy trước một đoạn, chợt nghe thấy tiếng rống giận như núi lửa phun trào từ phía sau: "Thằng ranh con, mày chạy nhanh thế làm gì!"
A Bảo hoảng sợ, đang muốn cãi lại thì bỗng một con khỉ ốm vụt ra từ trong lùm cây, nhảy bắn đến trước mặt cậu, oán giận: "Chân tay bố chậm quá, một mình con đi là về đến nhà lâu rồi. Nếu không con đi trước, bố tự về sau."
Trưởng thôn tức thì siết chặt cổ tay của cậu ta: "Mày quên ông nội mày chết thế nào rồi ư? Sao còn dám đi một mình?"
Con khỉ ốm kia chính là Trần Kiệt. Cậu ta bày ra vẻ mặt không cho là đúng: "Ông nội lớn tuổi rồi, tự ngã vào trong ao chết đuối, liên quan gì đến con! Bố đừng mê tín dị đoan như vậy nữa, con muốn về trước xem ti vi!"
Trưởng thôn vỗ hai cái vào sau cổ cậu ta: "Ông nội với mẹ mày mới đi bao lâu mà mày có tâm trạng xem ti vi hả?"
Trần Kiệt nhịn không được gào lại: "Con không xem ti vi hai người họ cũng không sống lại được! Người chết cũng đã chết rồi, con còn cách nào đâu? Cũng không phải con muốn thế. Kiểu gì con vẫn phải sống tốt, sống vui vẻ để bọn họ yên tâm lên đường chứ."
Trưởng thôn tức giận đến run người, Trần Kiệt nhân cơ hội hất tay ông ra rồi chạy luôn.
A Bảo ở bên cạnh nhìn, không khỏi cảm khái: Cây khô không lộc, người độc con dại.
Đi một đường với trưởng thôn về đến nhà, trời đã đổ sắc đen.
Trưởng thôn và Trần Kiệt nấu mì ăn trong phòng bếp, A Bảo nhân cơ hội lục ngăn kéo, lục một lúc vẫn không tìm được bèn gọi Chu Mỹ Thúy ra — chỉ cần không phải ép hỏi nguyên nhân chết của Khâu Mẫn, chị ta đều hợp tác.
A Bảo đoán không sai, đống chăn bông cuộn thật dày kia còn một xấp thư của Quách Uyển Giang với Trần Mạnh Hữu.
A Bảo cầm thư, ra cửa tìm Tổ sư gia. Trước khi đi, cha con nhà kia vẫn không có cảm giác gì, một người oán giận mì không ngon, một người mắng đồ láo toét, có ăn là tốt rồi còn chê, lặng thinh không nhắc đến người lúc trước hay nấu mì, cũng không biết trong lòng Chu Mỹ Thúy đứng ở cửa phòng bếp nhìn lén có cảm nghĩ ra sao.
Vì không muốn người trong thôn phát hiện nhóm A Bảo đã quay lại, nên không thể thuê phòng ở khách sạn Hâm Hải.
A Bảo đề nghị đến nhà La Lượng.
Phòng ở có người chết, ít nhiều cũng có chút kiêng dè, cho dù trong lòng có ý đồ gì khác thì cũng phải đợi dư luận bên ngoài nguôi ngoai trước. Thật vậy, nhà La Lượng vẫn cái dáng vẻ lần trước họ rời đi.
A Bảo vào nhà bật đèn.
Ánh sáng rực rỡ của đèn sợi đốt chiếu sáng căn phòng trong nháy mắt — ghế không đủ bốn cái. Cả nhóm không thể làm gì khác ngoài vào phòng ngủ, miễn cưỡng còn có chỗ ngồi.
A Bảo hưng phấn chà tay, bắt đầu mở thư.
Mấy bức thư đầu hầu hết là thư trưởng thôn đã cho bọn họ xem, còn lại mấy tấm Quách Uyển Giang dùng giọng điệu như thế này viết:
Xa nhau vài ngày, như cách mấy thu. Quạt xếp người tặng, ngày ngày bên thân, thân tự hỏi khi nào chủ nhân nó đến?
Ngày đêm thương nhớ, không dừng một giây. Nơi nao hành chuyện mây mưa? Tha thiết chờ mong người quay lại.
...
Trần Mạnh Hữu trả lời rất qua loa, cơ bản là dùng các lý do thoái thác khác nhau để biểu đạt cùng một ý chính: Cha hắn làm thầy ở Quách Trang, trong nhà lại không có ai chăm sóc cho mẹ già bệnh nặng, muốn làm tròn đạo hiếu, tạm thời không thể đến được, song lòng ta cũng giống ngươi.
A Bảo khiếp sợ đến nỗi suýt rơi cằm: "Quách Uyển Giang với Trần Mạnh Hữu mới là quan hệ người yêu á?"
Chẳng trách trưởng thôn lại giấu mấy bức thư này đi. Một khi chúng bị phơi bày ra ánh sáng, không những tự vả lời biện hộ Quách Uyển Giang vì yêu mà gϊếŧ người, còn chứng thực tổ tiên nhà ông ta là gay.
Sự tình làm cho người khiếp sợ còn ở phía sau.
Trong một bức thư Trần Mạnh Hữu viết: Ngọc Như đã biết chuyện của ta và ngươi, làm sao bây giờ?
Quách Uyển Giang trả lời: Không phải cô ấy thích ngươi ư? Ngươi dỗ dành cô ấy một chút là ổn.
Trần Mạnh Hữu lại nói: Cô ấy nói người cô ấy thích chính là ngươi, muốn ở cùng với ngươi.
Quách Uyển Giang viết liền ba bức thư hồi đáp việc này.
Bức đầu giận mắng Khâu Ngọc Như đũa mốc mà chòi mâm son; bức tiếp theo viết, khoan hẵng chọc giận cô ấy, thử thăm dò ý tứ của cô, là thật lòng hay muốn trêu chọc bọn họ; bức thư cuối cùng trực tiếp đồng ý chuyện này.
A Bảo trợn mắt há hốc mồm: "Hoá ra cô ta là tu-ét-đây chen chân vào giữa hai người ấy?"
Chẳng trách Quách Uyển Giang bảo Trần Mạnh Hữu giám sát Khâu Ngọc Như, thì ra cô ta là người quấy nhiễu.
Ấn Huyền đọc đến một bức thư lần đầu tiên xuất hiện người thứ tư —
Trần Mạnh Hữu viết thư gửi Quách Uyển Giang: Khâu Ngọc Như còn muốn ta thành thân với Hỉ Ngư.
A Bảo cảm thấy đầu óc choáng váng: "Đây là Khâu Ngọc Như đang làm chuyện bậy bạ đó!" Giải quyết tình địch bằng cách sắp đặt hôn nhân cho tình địch, đúng là 666 thật mà.
(Cụm số 666 có cách đọc tương đồng với chữ 牛, hàm ý của từ này là để khen ngợi một người lợi hại và có khả năng cực kỳ "trâu bò")
Bức thư cuối cùng là Quách Uyển Giang nói cho Trần Mạnh Hữu, cha gã mất, gã phải kế thừa gia nghiệp. Sau này gã thành chủ nhà, sẽ không bị nhốt ở trong nhà nữa, muốn qua lại với Trần Mạnh Hữu cũng không bị giới hạn chỉ trong thư từ.
A Bảo chỉ có một cảm nghĩ: "Nếu Khâu Mẫn thật sự là Khâu Ngọc Như chuyển thế thì... Quách Uyển Giang muốn gϊếŧ cô ấy thì đúng là nói có sách mách có chứng! Cái cớ này so với minh hôn vô căn cứ uy tín hơn nhiều."
Trưởng thôn mà mang mấy bức thư này ra sớm, khả năng cậu đã bị lừa lâu rồi.
Ấn Huyền hỏi cậu: "Tiếp theo em làm thế nào?"
A Bảo được yêu mà sợ: "Tổ sư gia nghe theo em?"
Ấn Huyền đáp: "Cùng chung ý tưởng, nghe em."
...
A Bảo nói: "Vậy người nói sơ sơ ý tưởng của người cho em đi."
Tóm lại là:
Ban đêm đến Quách Trang, hỏi Quách Uyển Giang một chút, có phải ông cho rằng Khâu Mẫn là kiếp sau của Khâu Ngọc Như nên đã gϊếŧ chết cô ấy?
Tất nhiên, trên đây là A Bảo tổng hợp lại từ ý của người yêu nhà mình.
———
Chú thích:
*"Cọng rơm cuối cùng đè chết con lạc đà" là một câu chuyện ngụ ngôn phương Tây:
Có một người nông dân chất rơm lên lưng con lạc đà. Khi rơm đã đầy, anh ta nghĩ rằng một cọng rơm nhỏ đâu có nặng nề gì, cho nên anh ta lại chất thêm vào một cọng. Nghĩ như vậy, anh cứ thêm từng cọng một, cho đến cọng rơm cuối cùng thì con lạc đà gục ngã.
Có ý nghĩa là sự việc đã đạt mức giới hạn, nếu cứ tiếp tục, chỉ cần thêm một yếu tố nhỏ cũng sẽ dẫn đến sụp đổ, thất bại.