Đầu tiên Đại Việt muốn mang đi một vạn quân, đây chính là ý tưởng ban đầu.
Vậy nhưng để tránh hiềm nghi “ ăn chặn” “ ăn mảnh” “ăn tham”. Thật Ký không hiểu nổi, lần này tham chiến chẳng khác gì thế chiến cả. Phe Đại Việt Ký đã phải rất đắn đo và nghĩ rằng sẽ thiệt hại rất rất lớn.
Nhưng thế quái nào có mấy thằng điên muốn nhảy vào chịu chết thay, thật chuyện đời khó giải thích.
Ban đầu Ký không hô hào các quốc gia liên minh tham gia hỗ trợ cuộc chiến này vì đây là một cuộc chiến khá phi nghĩa. Không có mục tiêu mục đích rõ ràng. Là một cộc viễn chinh tốn người tốn của.
Ký sợ hô hào đồng minh xong, bọn chúng góp người góp của sau đó bị thiệt hại nặng nề thì lại quay qua trách cứ Đại Việt , rạn nứt tình cảm.
Benjamin với Đế Chế Suljuk rộng lớn 30 triệu người tính tổng như vậy dễ nhằn sao? Richard với Tây Âu lúc này so sơ giải giản cũng tầm 37- 38 triệu người dễ ăn sao?
Nên nhớ đây là sân nhà của bọn chúng đấy. Và Benjamin cùng Richard là hai kẻ bình thường sao? Chỉ cần không cẩn thận thì khả nang chôn thây xứ người quả thật không thấp chút nào.
Vậy nhưng không muốn cho người khác chịu thiệt hại mà tham chiến thì bọn chúng lại nhao nhao đòi đi theo, quả thật chuyện đời lắm khi lạ lùng không chịu nổi.
Đây là cả đám tư lợi đòi đi theo. Đại Việt cản không được và cũng không có lý do hay quyền lực để cản. Xu thế chung này là hệ quả tất yếu của chính sách phát triển Đại Việt và một Đông Á “cứng”. Tốc độ phát triển quá nhanh buộc các quốc gia này phải tìm thị trường mới, đây là quy luật, không ai có thể cưỡng lại quy luật này.
Đại Tống không có gì ngoài đông dân và tiền, việc họ tham gia quân mũ nồi xanh với 1 vạn quân là điều được dự đoán từ đầu. Cái chính là Đại Việt chịu chơi mua 30 chiến hạm “động cơ hơi nước cũ” của Đại Việt với cắt cổ.
Phải rồi Đại Việt không thể không buff thuyền bè cho quân “đồng minh”. Tất nhiên Đại Việt không thể nào để mặc bọn họ bơi thuyền buồm đuổi theo quân Đại Việt được.
Cho nên việc lắp động cơ hơi nước cho các “ chiến hạm” quân bạn được tiến hành rầm rộ.
Dĩ nhiên động cơ Đại Việt lắp cho các quốc gia lân cận đều là loại tương tự của Benjamin và Richard. Siamese T- Simple action steam engine. Đây là loại hai động cơ chuyển động đơn hướng được kết nối với nhau bởi thanh trục khủy ngang chữ T. Công suất tối đa 700 mã lực. Đủ để khiến chiến hạm trọng tải 700-800 tấn di chuyển với tốc độ 12-15km/ giờ. Nếu bố trí thêm buồm hỗ trợ có thể nâng vận tốc lên tới 22km/ giờ nếu thuận gió. Mỗi bộ động cơ cùng kết cấu bánh guồng nước đầy đủ, giá thành lên đến 100-120 ngàn lạng bạc tương,. Tất nhiên Đại Việt không thiếu bạc cho nên chỉ lấy quặng mỏ và các loại tài nguyên bù vào.
Medang thì có sẵn 40 chiến hạm Carrack cũ của Đại Việt được lắp loại động cơ này cho nên không ham hố thêm, bọn họ nợ Đại Việt quá nhiều cho nên nếu không cần thiết sẽ không vay nợ tiếp.
Về phần Bắc Nguyên thì thằng Ngô Khảo Tước dày mặt, là một khoản nợ khó đòi của Đại Việt anh cả. Không phải bọn này không thèm trả mà bọn hắn sòng phẳng trả nợ thì Đại Việt nuốt không trôi. Đấy quặng than, quặng sắt, quặng Uranium, đá phiến dầu... đủ thứ linh tinh đến mà khai thác. Lại còn trâu bò ngựa, đến mà bắt.... trừ nợ.
Nói đùa, khai thác vùng Hà Bắc còn được, nhưng Hà Bắc thiếu tài nguyên, còn khai thác than, dầu mỏ, đá phiến, Urani ở các vùng Hắc Long Giang, Tây Vực, Nội Mông thì Đại Việt chịu chết. Muốn khai thác ở đây thì Đại Việt phải đầu tư cơ sở hạ tầng và đường xá... Bắc Nguyên khôn gì đâu. Bọn chúng gán nợ mấy cái mỏ ở Hà Bắc bỗng nhiên nơi này đường xá trải nhựa, bến cảng mở rộng, cho nên quen hơi bén mùi, muốn Đại Việt làm giúp đường ở các vùng quan ngoại. Mỡ đâu mà húp, lúc này Đại Việt chưa đến mức thiếu tài nguyên đến mức phải khai thác xa đến vậy.....
Cho nên Bắc Nguyên mặt dày cũng tậu về 20 chiến hạm Carrack cũ của Đại Việt có lắp động cơ 800 mã lực chuẩn bị tham chiến.
Nói chung lớp thuyền chiến bằng 100% gỗ cũ của Đại Việt gần như bị chia cắt hết cho Đông Á. Tổng cộng có đến hơn trăm tàu Carrack 27m cũ đều bị nuốt sạch sẽ.
40 về tay Medang , 30 về tay Đại Tống , 30 về tay Lavo, 12 về tay Nam Khmer, Bắc Nguyên dày mặt mua nợ 20 chiến hạm. Một số nhỏ chia cho các thế lực như Pahang, Nhật Bản, Cao Ly và gia tộc Zhui No.
Vấn đề là Đại Việt còn 4 kinh hạm và 4 khu trục hạm lớm full gỗ cũng đã được cải tạo lại.
Đám này được đóng theo mẫu của mẫu thuyền cho nên to lớn cầu kỳ và là biểu tượng sức mạnh hải quân Đại Việt trước đây. Tuy đã nhiều năm nhưng qua nhiều lần cải tạo vẫn sử dụng siêu tốt. Nhất là lớp long cốt cùng khung sườn của tám chiến hạm này đều thuộc dạng đỉnh của đỉnh, đều là những cây gỗ khổng lồ , đỉnh cao của thuyền full gỗ.
Nhưng chúng đã lỗi thời.
Lúc này một chiếc hộ vệ hạm của Đại Việt cũng dài đến 50m, tức là chỉ kém các chiến hạm full gỗ tầm 5-7m. Kết cấu khung thép bền chắc không có sự co kéo và cực ổn định. Dễ bảo trì. Cho nên tám biểu tượng sức mạnh của Đại Việt đã lỗi thời.
Bốn chiếc Kinh Hạm được đóng từ tầm 14 năm về trước với nhiều lỗi kỹ thuật về kết cấu, không thể cải tạo thành thuyền chân vịt sức kéo bằng ngựa, cho nên có một đoạn thời gian chúng bị lãng quên và chỉ dùng mái chèo cổ, chạy loanh quanh với mục đích huấn luyện.
Nhưng nay khác rồi, các Kinh hạm lớp vỏ được thay thế dày lơn, kín hai lườn và bố trí động cơ hơi nước. Những chiến hạm này không thích hợp cải tạo để mấy chục con ngựa kéo châm vịt nhưng cải tạo để bố trí động cơ lại quá dễ dàng.
Cho nên khi Đại Việt ngỏ ý muốn thay lý 8 biểu tượng sức mạnh hải quân đã quá lứa này đã khiến cả Đông Á điên cuồng.
Dĩ nhiên Đại Việt không thể bố trí động cơ siêu cường Double acting steam engine- Triple expansion gần 2000 mã lực. Nhưng bố trí hai động cơ một 700 mã lực một 300 mã lực với hai guồng xoay lớn bé vẫn khiến chiến hạm gỗ khổng lồ có tốc độ không hề kém nhiều các chiến hạm Carrack đã bá trước đó.
To lớn, uy vũ, trở được nhiều quân, bố trí nhiều hơn 3 tháp pháo lớn. Đây là những gì mà một quốc gia có tham vọng trở thành cường quốc hải quân mong muốn. Cho nên nga cả khi Đại Việt trao giá đến 2 triệu lượng một con thuyền như vậy vẫn khiến Đông Á các thế lực như điên khùng cắm đầu đòi mua.
Đến lúc này thì thiên hạ mới hiểu. Medang kêu nghèo giả khổ, đi vay nợ Đại Việt là điêu.
Việc bán tàu Kinh Hạm, Khu Trục Hạm không cho nợ, thì Medang mới lộ ra bọn khốn này dự trữ vàng rất khủng bố. Vậy mà vẫn dày mặt đi nợ từng đồng.
Lý Từ Huy khinh bỉ chửi mắng một hồi… nhưng Ký phải ngăn lại.
Ai cũng vậy thôi, dự trữ quốc gia phải có, nếu có thể vay nợ sẽ không đụng đến nguồn dự trữ này.
Cơ mà Medang vì muốn duy trì vị trí anh hai trên biển cho nên bất chấp mà lôi dự trữ quốc gia ra để sử dụng. Điều này có thể thấu hiểu.
Nếu đã mật ít ruồi nhiều thì chỉ còn nước bán đấu giá.
Medang dùng 4,7 triệu lượng mua về một khu trục hạm, một Kinh hạm full gỗ.
Đại Tống theo sau thậm chí dùng đến tài nguyên tương đương 5,2 triệu lượng mua về tương đương như Medang. Số là Đại Tống quá vội vàng trong những bước gọi giá đầu cho nên bị Medang chơi xấu nâng giá lên.
Số lượng mỗi quốc gia tối đa được mua hai thuyền. Cho nên 4 chiếc bị chia cắt.
Lavo lấy 2,2 triệu lạng giá trị tài nguyên mua về 1 chiếc Khu Trục.
Nam Khmer của Mỹ Dung đã khá giàu lên trong thời gian qua cho nên tậu được một chiếc Kinh hạm giá gốc 2 triệu lượng.
Bắc Nguyên cũng đú được mọt chiếc Khu Trục 2,1 triệu , có điều vẫn là nợ…. có giỏi thì Đại Việt cứ đến Bắc Nguyên mà hốt, hốt được cái gì thoải mái mang về . Nói thẳng dân Việt gán ăn thịt ngựa lắm rồi. Chơi kiểu nhét thịt ngựa vào mồm ai mà sống nổi?
Nhật bản là lạ lùng nhất, bọn họ vốn dĩ còn một chiếc Kinh Hạm không có đối thủ xứng tầm tranh chấp, vì Cao Ly vừa đảo chính kinh tế bấp bênh, Bắc Nguyên có dày mặt cũng cảm thấy xấu hổ nên một chiếc là đủ không mua nợ thêm.
Lavo và Nam Khmer không dám mua thêm vì sợ thâm hụt tiền cho việc phát triển kinh tế trong năm nay.
Pahang thì quá bé không đủ tranh với mấy anh lớn. Tây Di – Bắc Khmer không có đường biển nên chẳng quan tâm.
Đáng lý vậy chiếc thuyền này hẳn là nằm yên ở giá 1,9 triệu lượng.
Có điều thực tế giá của nó tăng đến mức làm cho ngay cả “ chủ tàu cũng giật mình” 2,9 triệu lượng bạc.
Ba gia tộc Minamoto, Fujiwara, Taira không ai nhường ai quyết chiếm chiến hạm này, đó là nguyên nhân chiếc Kinh hạm trên lại tăng giá đến mức khủng khiếp đến vậy.
Mặc kệ quân “mũ nồi xanh” khác chuẩn bị ra sao, quân Đại Việt ngày hôm nay phải xuất phát trước, thời hạn của họ phải có mặt ở Jerusalem chỉ còn 4 tháng.
Vì đội tàu vận tải của Đại Việt quá bự, mà thuỷ quân lục chiến của Đại Việt mang đi chỉ có 3000 người cho nên thừa nhiều vị trí.
Đại Tống ngỏ ý gửi nhờ 4000 quân, Medang 2000. Lavo tham chiến ít quân nên tự đi, Bắc Nguyên cũng gửi nhờ ba ngàn quân.
Đến đây thì Đại Việt thấu hiểu “nhờ vả” sao mà nó cực. Độ nhiên nuôi thêm gần vạn cái tàu há mồm. Thật không còn gì để nói về một cuộc viễn chinh …. Quái đản như vậy.
Ký còn chưa biết. Đại Tống đã gửi phái đoàn lẻ đến Medang Lavo bàn về vấn đề “ tuyến đường tiếp tế”
Theo đó anh cả Đại Việt đã đảm bảo tuyến đường thông suốt với trục Hàng Châu, Hải Phòng- Mallaca- Medang- Rohana- Oman.
Nhưng Đại Tống “cảm thấy” Rohana quá bé và “gây gánh nặng” cho anh cả. Em ún không nên quá dựa dẫm vào đó.
Cho nên đám khốn nạn này nghĩ rằng nên chia Sri Lanka , hoặc tìm một hải cảng của Ấn Độ “ xin dùng “ tạm có thể là ý hay.
Cái này mà là lính mũ nồi xanh cái gì?
Bắc Nguyên vốn là thành phần diều hâu của khu vực , bị cấm đánh đường bộ qua Châu Âu – Tây Á. Cho nên lần này nếu trên đường đi qua Jerusalem mà quẩy một chút, kiếm mấy cái địa bàn thì thi vui lắm đây. Cho nên Bắc Nguyên nhiệt liệt cổ vũ, chỉ sợ trời đất không loạn thì kém vui.
Ngô Khảo Ký xuất phát rồi mà đám khốn nạn ở nhà còn chưa đi vì đang còn bàn tính tự xây tuyến hàng hải nhắm “ không làm gánh nặng “ cho Đại Việt.
Tất cả chỉ là lý do thôi nhé. Lũ khốn kiếp này thèm vùng Ấn Độ 40 triệu dân từ lâu rồi… nhưng chính sách thuế quan của Chola hà khắc , cho nên lũ này dựa vào người đông thế mạnh muốn chọc thủng Chola , ngoại giao chiến hạm lên Nam Ấ, sau đó là Trung Ấn – Bắc Ấn.
Khả năng cao công ty Tây Ấn đầu tiên chưa hẳn là người Đại Việt xây dựng.
Truyện hay, lôi cuốn từng chương