Quyển 3: Trật Tự Thế Giới Mới.
Ba ngàn con số của là lục quân Đại Việt. Đấy là chưa tính thuỷ thủ cùng hải quân , tuy phần lớn hạm đội đều là thuyền vận tải, chỉ có 22 tầu hộ vệ lớp composite và một soái hạm Khu Trục. Nhưng số tàu Barques lớn nhỏ lên đến con số 43, cho nêm thực tế Hải Quân Đại Việt cũng lên đến 6 ngàn người.
Nhưng trận chiến ở Jerusalem dĩ nhiên không có liên quan gì đến hải quân, cho nên khi tính toán đến quân số thực chiến sẽ không nhắc qua những người này.
Phần lớn chiến hạm, tải hạm của Đại Việt sẽ sớm quay về. Có chăng ở lại cũng chỉ mội vài tải hạm cùng 5 tàu hộ vệ cùng Soái Hạm Lý Thường Kiệt mà thôi.
Ngô Khảo Ký không tham chiến ở Seed và Muscat. Những trận chiến kiểu đó Ngô Khảo Ký cần phải buông tay cho lớp kế tục Đại Việt tự cọ sát và có kinh nghiệm hơn.
Lục quân Nizaris và quân Trung Ương có cả thuỷ bộ cùng tác chiến. Trên biển tiến quân song song cùng lục quân đó chính là 15 tàu hộ vệ khung thép cùng 30 tàu Gog hơi nước của quân thành bang Nizaris dàn hàng mà tiến.
Thuỷ bộ cùng tác chiến như vậy phối hợp thì vật tư của lục quân không cần quan tâm. Lục quân di chuyển với một hên thống hậu cần rất mỏng phía sau nên tốc độ di chuyển rất nhanh. Một ngày có thể đi đến 80 km đối với kỵ binh Arab là bình thường.
Trong lúc này Ngô Khảo Ký dẫn theo Soái Hạm Lý Thường Kiệt cùng năm Hộ Vệ Hạm tiến vào vịnh Persian để tham quan các lãng địa thuộc Đại Việt Đế Quốc.
Nói đến khu truyền kỳ của Hassan ở khu vực này thì không thể không nhắc đến bản thân của Hassan tài giỏi, nhưng lại càng không thể không nhắc đến vàng , bạc cùng rubi, sapphire nhân tạo của Đại Việt.
Sự quật khởi của Hassan không thể không nhắc đến hai chữ tiền tài… thật là nhiều tiền tài.
Đầu tiên đó chính là cuộc gặp gỡ giữa Euyun Alsaqr và Hassan mũi khoằm đã làm thay đổi toàn bộ nhân sinh của gã Hội trưởng Hội Sát Thủ khét tiếng Châu Âu và Ả Rập này.
Cái tên Hassan sẽ mãi mãi không còn liên quan gì đến Alamut pháo đài nữa.
Có một số lượng ngọc nhân tạo nhiều đến không thể đếm được, và cũng không có cách nào phát hiện ngọc nhân tạo và ngọc tự nhiên ở thời đại này. Cộng thêm cả 500kg vàng cùng mấy tấn bạc từ Sado chuyển tới thực tế là Hassan dùng tiền đập lên vương quốc Hồi giáo Nizaris.
Đầu tiên khi có tiền thì hắn tập hợp lại được toàn bộ môn đồ dưới trướng những người theo hệ Nizaris ở vùng phía Bắc Bagdad.
Khi xưa Hassan làm quái gì có tiền, tất cả vốn liếng của hắn có được là do các tông đồ mộ đạo “quyên góp” cho “nghiệp lớn”. Bằng cách này thì việc tập hợp người quá khó khăn, cho dù Hassan có là người truyền giáo giỏi, nhưng lợi ích hắn mang đến cho tín đồ chỉ là < tinh thần> . Về mặt vật chất thậm chí tín đồ còn phải quyên góp cho hoạt động của Hassan. Như vậy cho dù có truyền giáo giỏi cỡ nào thì Hassan vẫn có hạn chế nhất định.
Nhưng khi này với nguồn tiền tài khổng lồ mà Đại Việt rót vào thì tín đồ đi theo Hassan không chỉ húp gió tây bắc mà sống với niềm tin , hi vọng. Các tông đồ, tín đồ của Hasan được cả lợi ích về vật chất cùng tinh thần.
Thử hỏi vãi tiền truyền giáo có mạnh hay không mạnh? Phải nói là quá mạnh và quá nhanh, quá nguy hiểm.
Ở Đông Á thì Đại Việt còn phải nhìn lượng hàng hoá cân đối mới vung vàng, vung ngọc nhân tạo, nhất là bạc cảng cần khống chế mạnh. Vì cả Đông Á lúc này vẫn dùng Vàng và Bạc là Hệ Thống Tiền Tệ .
Nhưng vung vàng bạc cùng đá quý ở Châu Âu, Ả Rập thì Đại Việt dám làm. Gần 500 viên rubi, sapphire. 500 kg vàng, 5 tấn bạc là một số tiền cực kỳ lớn đủ để Hassan mua cả trăm ngàn nô lệ tạo thành quân đội chứ chẳng chơi.
Tất nhiên cũng không thể đi khắp nơi rêu rao mua nô lệ như vậy. Nhưng đúng là buổi đầu lập quốc thì người của Hassan đến từ 3 dòng chính. Mua nô lệ, nhất là nô lệ chiến binh, hai là nguồn học trò cũ ở Iran, ba là ngồn tím đồ hệ Nizarris cổ ở Bắc Phi.
Tập hợp đủ 5000 quân và 2 vạn tín đồ gia quyến thì bọn này tiến đến đầu tiên chính là xâm chiếm bán đảo Catara ( Qatar ngày nay).
Khi này bán đảo chỉ có một số thị tộc nhỏ của Arab sinh sống chủ yếu là bằng chăn nuôi gia xúc cùng mò ngọc trai. Nơi này không có đơn vị hành chính cụ thể và mối quan hệ các thị tộc nhỏ cực lỏng lẻo thậm chí là không hoà thận, chuyên tranh chấp một số rất nhỏ các khi vực chăn nuôi hay mò ngọc trai.
Khi này miền Đông Bán Đảo Ả Rập được cai trị bởi Vương quốc Hồi Giáo Uyunid thủ đô nằm ở Al-Mu'miniya ( Hofuf ngày nay).
Tất nhiên việc Hassan chiếm đóng Catara chẳng gây nên sóng gió gì, vì Hassan tuyên bố thuần phục nhà Abdullah bin Ali Al Uyuni, thậm chí còn đóng thuế cho Uyunid nhiều hơn cả khi Uyunid để thả trôi mấy đám thị tộc nhỏ ở đây rồi đánh thuế họ.
Bán đảo Qatar ( Catara) không phải nơi dành cho nhiều người có thể sinh sống, ở đây không đủ nước dùng, kể cả Hassan có tiền mua lương thực nhưng nếu không có nước thì ở Qatar cũng khó lòng phát triển.
Vậy là Hassan dùng một khoản tiền lớn với rất nhiều đá quý mua lại thành bang Al-Ahsa. Nơi này phù hợp điều kiện của thầy Ký đã nêu trước đó.
“ Nếu được thì dùng mua bán hoà bình trao đổi mua lại các vùng đất có mỏ dầu trên cạn”
Al-Ahsa thành bang có các mỏ “hắc ín” nhiều không kể hết, thứ này chẳng có giá trị kinh tế là bao, chẳng hiểu sao thày cần. Nhưng thày đã dặn thì Hassan sẽ nghe. Dù sao Al-Ahsa có nước có ruộng khá thuận lợi cho việc làm cơ sở phá triển thế lực.
Do đó phát tích đầu tiên của Hassan chính là bán đảo Qatar ( tên Ký đặt) và thành bang Al-Ahsa nằm ngay cạnh bán đảo.
Tiếp theo đó Hassan lại mua Dubai, (lúc này Dubai có tên Jaffa) và bắt đầu xây pháo đài khẳn định quyền sở hữu của vương quốc Nizarris ở vùng đất này. Cuối cùng như ai cũng biết. Hassan sau khi có Al-Ahsa đã tiếp tục nhận tàu chiến vũ khí của Đại Việt và tiến hành xâm lấn Oman chuyển Kinh đô vương triều Hồi Giáo Nizaris từ Al-Ahsa về Suhar.
Kể từ đây vương triều Hồi Giáo Nizaris với súng pháo và hạm đội thuyền chân vịt đã khiến cả khu vực này phải cúi đầu trên biển nạp thuế. Ngay cả Vương Quốc Uyunid khi này cũng không dâm thu thuế Al-Ahsa.
Đối với Ngô Khảo Ký thì Al-Ahsa mới thực sự quan trọng vì có nhiều mỏ dầu trên mặt đất lộ thiên.
Qatar hay Dubai chỉ là xí phần cho con cháu, hai cái nơi này nghèo thấy ông bà nội ông bà ngoại, phải tận cuối thế kỷ 20 thì hai nơi này mới phát hiện ra mỏ dầu ngoài biển cho nên mới giàu lên. Cho nên Ký mới nói chiếm hai nơi lưa thưa không bóng người này để trăm năm sau con cháu đưa dàn khoan ra biển mat múc. Còn hiện tại thì Đại Việt chịu… không khai thác ngoài biển được.
Biển thì Đại Việt lúc này không khai thác nổi, nhưng trên cạn chắc chắn là khai thác tốt, lúc này Đại Việt đã có những cỗ máy bơm giàu đối trọng chạy bằng động cơ hơi nước. Chỉ cần khoan đúng mỏ trên cạn thì cũng chẳng khó lắm đặt máy móc bơm dầu.
Đây là lý do Ngô Khảo Ký dặn Hassan chú ý tìm mọi cách mua lại hay dùng thủ đoạn chiếm đoạt mỏ dầu trên đất liền ở khu vực này vì chỉ có chúng mới giúp được Đại Việt ở thời điểm hiện đại....
Nghe nói Al-Ahsa chính là một nơi nhiều giếng dầu tự nhiên, thậm chí người dân nghèo còn múc dầu hắc ín đun nấu cho nên Ngô Khảo Ký muốn đến tham quan đôi chút và sẽ sớm đặt một số máy khai thác dầu nơi này. Đại Việt cần có dầu để duy trì chiến xa bọc thép ở khu vực này. Số lượng chiến xa xẽ ngày một nhiều ở đây, bởi lẽ địa hình xa mạc, hoang mạc, ít sông chia cắt với các dải cát trải dài rất thích hợp để các cỗ xe này tác chiến.
Số lượng xe thiết giáp đến Nizaris sẽ ngày một nhiều, vì một khi Nizaris đã lộ tẩy là một thành bang của Đại Việt sẽ phải chịu không ít sức ép từ mọi phía, nâng cao năng lực quân sự của Nizaris là cần thiết.
Cho nên Nizaris phải có thể tự cung tự cấp một phần nguyên liệu, chế tạo được một phần quân khí.
40 tàu vận tải đó chính là gần 55 ngàn tấn hàng hóa, đủ hiểu Đại Việt coi trọng nơi này ra sao và gần như dốc toàn bộ sức lực hiện có để củng cố nơi này. Riêng Châu Mỹ các khoản đầu tư phải tạm thời gián đoạn một thời gian. Cũng may ở Châu Mỹ ba tiểu bang đã tự tục được phần lớn nhu yếu phẩm và cũng không có gặp uy hiếp về quân sự.
Trên một dải đất khô cằn chỉ lác đác vài cây trà là và vài đám cây bụi màu lá úa vàng sơ xác. Một đoàn kỵ mã chen lẫn lạc đà đang thảnh thơi mà tiến lên....
“ Hassan... đây là giếng dầu thứ bao nhiêu rồi?”
Ngô Khảo Ký chết lặng... dẫu hắn vẫn luôn biết khu vực Ả Rập và Iran quanh cái vịnh Persian này có rất nhiều dầu , nhưng nhiều đến mức độ này thì Ngô Khảo Ký cảm thấy choáng váng…
“ Thưa thày , giếng thứ 17, theo thống kê của con thì còn 12 giếng nữa… chúng ta đi xem hết sao?”
Hassan trước khi đến Thăng Long thì không hiểu giá trị của dầu mỏ , nhưng lúc này hắn tất nhiên biết rõ thứ này có bao nhiêu giá trị tốt đẹp.
“ Thôi không xem nữa… đã có kế hoạch bảo vệ những nơi này tránh khai thác trộm chưa?” Ngô Khảo Ký lắc đầu… xem nhiều quá rồi, có mỗi cái vùng Al-Ahsa mà nhiều như vậy rồi… đi xem hết chắc say nắng lăn ra ốm mất.
Thật ra Ngô Khảo Ký không biết, nơi mà Hassan mua lại chính là vùng giếng dầu mỏ trữ lượng nhiều nhất thế giới những năm thế kỷ 21,
(The largest are the Ghawar Field in Saudi Arabia) tầm sơ sơ 100 tỉ thùng ( 158,9873 lít/ thùng).
Nếu mà Ngô Khảo Ký biết điều này chắc hắn cười rách cái miệng quá.
truyện hay cuối năm , mời duyệt :lenlut