Quyển 3: Trật Tự Thế Giới Mới.
Hôm nay Fakhr al-Mulk Thống đốc Constantinople hội họp các sĩ quan cao cấp quân đội Suljuk ở nơi này vì anh ta có việc quan trọng tuyên bố.
Hội nghị quân sự của Suljuk Đế Chế lúc này đã có phong cách cực kỳ hiện đại với các chỉ huy ngồi cùng nhau, có bản đồ có tài liệu phân tích, có rất nhiều hình ảnh mô phỏng.
Đây chính là Fakhr al-Mulk học từ Benjamin và dường như nó cũng là phong cách quân sự của Suljuk Đế Chế lúc này rồi.
Lúc này Fakhr al-Mulk đứng lên hai tay chống vào bàn lớn nhìn một lượt các sĩ quan dưới quyền của mình. Chòm râu rậm đen nhánh, cái mũi ưng đặc chưng của người thổ, cặp bắt sắc bén như chim ưng , gò má có hơi gày gò nhô cao.
“ Tôi không thể không thừ nhận Quốc Vương Benjamin vẫn là chỉ huy suất sắc nhất của chúng ta, anh ta đã gần như nhìn thấy trước chiều hướng tương lai của nghệ thuật quân sự....”
Fakhr al-Mulk có phần hơi cảm thán trong lời nói, ý tứ của anh ta thừa nhận bản thân không bằng Benjamin là rất rõ ràng. Chúng sĩ quan nơi đây đều cúi đầu lặng yên.
“Thưa Muhafiz hakim Fakhr al-Mulk ( Thống đốc). Sự thật thì đây không phải là lỗi của ngài, chỉ là chúng tôi quá bảo thủ ảnh hưởng đến ngài”. Một tên sĩ quan cao cấp mạnh bạo đứng lên nhận trách nhiệm.
“ Vậy nhưng chúng ta vẫn đang dành lợi thế, và quân định liên tục chịu thương vong thảm trọng mà bại lui, đây chính là sự thật...” Tên sĩ quan này tiếp tục phân tích.
Fakhr al-Mulk lắc lắc đầu không đồng ý.
“ Chúng ta không cần nói giảm nói tránh hay tự an ủi nhau. Những gì em trai Benjamin của ta đã từng nói ở hội nghị này trước khi rời đi mọi người đã từng nghe rõ”
“Nhưng chúng ta quá cố chấp, không dám áp dụng cái mới cho nên mặc dù đẩy lui quân địch nhưng tổn thất quá nặng nề”
“ Lối chiến tranh tường cao hào sâu bào mòn sinh lực quân địch đã không còn thích hợp trong thời đại hoả khí này.”
“ Tôi quyết định sử dụng Ludwig war wagon để đẩy lui quân địch , sau đó chúng ta sẽ áp dụng chiến tranh hầm hào cùng lô cốt để ngăn cản quân dịch từ xa. Các vị nêu ý kiến đi”
Fakhr al-Mulk giọng nói đầy kiên quyết vang lên.
“ Thưa thống đốc, đây là một lối chiến đấu chưa hề được thử nghiệm, chúng ta làm như vậy rất mạo hiểm, hiện tại chúng ta có chút tổn thất nhưng quân địch còn tổn thất nhiều hơn nữa” Một tên sĩ quan trẻ lên tiếng…
“ Thời đại hoả khí, không thành trì nào tử thủ một cách tiêu cực có thể sống sót, đây chính là điều em trai ta đã nói và sau một tháng chiến đấu chúng ta đã thấy rất rõ điều này”
Fakhr al-Mulk vẫn bác bỏ ý kiến tử thủ mặc dù quân thủ thành Constantinople có số lượng ít hơn quân Thập Tự Chinh nhiều.
Seljuk không thể đầu nhập hết quân vào Constantinople một phòn tuyến dài ở Nicaea phải được dựng lên để tránh quân Thập Tự xâm nhập, ở Suljuk lúc này đang tuân theo chiến thuật tổng thể đó là phòng thủ, bào mòn nhuệ khí của kẻ địch sau đó mới tổng phản công.
“ Theo tin tình báo thì Aléxios I Komnēnos đã cho đúc mười khẩu pháo đồng khổng lồ và đang cho vận chuyển đến đây. Mỗi ngày đều có các nhánh quân Thập Tự từ Châu Âu tiếp viện đến Çorlu , quân số của địch đang tăng từng ngày…”
“Còn chúng ta thì sao? Việc phòng thủ thụ động không có gì đột phá. Thương vong mỗi ngày một tăng cao khi pháo binh của địch đã lấy được tầm bắn và dội đạn chính xác lên đầu chúng ta”
“ Tường thành các ổ pháo cực khó di chuyển, trong khi đó bọn địch chỉ cần vài bao cát có thể xây dựng được một công sự tốt cùng linh hoạt vô cùng”
Fakhr al-Mulk gõ gõ vào các bản báo cáo số liệu mà có phần lớn tiếng quát lên....
“ Tôi ủng hộ Thống Đốc, Phòng thủ tiêu cực không thể được, quân địch ngày càng đông hơn, chúng chết 3-4 người, chúng ta chết 1 thì chúng ta trụ cũng không vững, trong khi đó những ngày này quân định tấn công theo từng mũi nhỏ, chúng ta lại phải dàn quân bị động trên đầu thành vì không biết chúng tấn công vào đâu, kể từ đó thương vong từ đạn pháo tăng cao... thêm vào đó tường thành liên tục bị thuốc nổ đục vào, không thể chịu đựng được lâu.... Tôi tin tưởng chiến lược của quốc vương Benjamin và tài lãnh đạo của Thống Đốc Fakhr al-Mulk, tôi nghĩ rằng nên thực hiện tấn công, đẩy lui quân dịch ra xa sau đó lập chiến tuyến với công sự, hầm hào”
Một tên lãnh chúa khá có sức mạnh của Suljuk Đế Chế đứng lên ủng hộ Fakhr al-Mulk. Nên nhớ Suljuk Đế Chế vẫn là chế độ cát cứ phân quền, rất nhiều chư hầu lãnh chúa, và bọn này góp quân tại đây chiến đấu, cho nên muốn quân đội mạnh mẽ đoàn kết phối hợp thì cần phải có một kế hoạch cụ thể, và an toàn cùng chính xác để thuyết phục tất cả.
Chiều hướng bắt đầu có người nghiên theo phương án của Benjamin đã đưa ra trước đó.
Thành cao bắn pháo xuống hẳn là có lợi, nhưng đó là thành nào chứ không phải Constantinople. Đến lúc này đã trở thành hai bên pháo binh tiêu hao nhau, trong khi vũ khí không có bao nhiêu chênh lệch. Constantinople tường thành không phải thiết kế để đặt hỏa pháo các cụm chiến đấu, kém tính linh động.
Quân Thập Tự Chinh đã nắm được yếu điểm và cho căn chỉnh mục tiêu các ụ pháo, ban đêm chúng sẽ bí mật đẩy pháo đến những vị trí bao vây một cụm cứ điểm trên đầu thành. Dùng bao cát xây thành một bức tường che chắn.
Đến ban ngày khi chiến đấu bọn Thập Tự quân thường dùng số lượng áp đảo để vây đánh một cụm pháo nhất định của quân Suljuk Đế Chế , chuyện này gây khó khăn vô cùng.
Điểm đáng chết là quân Thập Tự Chinh sẽ không tấn công ồ ạt như thời điểm ban đầu mà lựa chọn một khu tường thành nhất định để đánh với số lượng quân vừa phải để giảm thương vong.
Quân Suljuk Đế Chế thì không thể không dàn ra phòng thủ các hướng vì không biết quân Thập Tự sẽ khoét vào đâu.
Kể từ đó trên đầu thành quân Suljuk sẽ dễ dàng bị pháo của quân Thập Tự chính xác bắn tới. Pháo không giống như máy bắn đá kéo tay hay tên nỏ. Độ chính xác của nó cao hơn nhiều, chỉ sau 2-3 lượt bắn thì pháo binh có thể đánh khá chính xác một phạm vi cụ thể.
Điểm chết người cuối cùng đó chính là các pha nổ bộc phá ở thân tường thành liên tục khoét sâu những tổn thương, Tường thành Constantinople sẽ không chịu đựng được lâu nữa.
Còn về thương vong giữa công và phòng đã không còn quá chênh lệch như thời đại vũ khí lạnh, bởi lẽ súng hỏa mai đã san lấp rất nhiều điểm bất lợi của quân công thành, từ đó cho dù quân thủ thành vẫn có lợi thế nhưng thương vong đôi bên là 1:2 hoặc 1:3. Với thương vong kiểu này thì phe thiệt hại lại là Constantinople. Bởi lẽ trong thành lúc này quân Suljuk Đế Chế toàn bộ là tinh binh, còn bên ngoài thì dường như quân Thập tự đang dùng lính nông nô, nô lệ để hao tổn.
Thời đại của súng hỏa mai đã đến, một tên nông dân huấn luyện vài ba hôm cũng có thể bắn chết một chiến sĩ lão luyện chỉ bằng một phát đạn. Quân Constantinople cũng tính đến trường hợp dùng nô lệ lên chiến trường thí mạng nhưng vẫn cần phải đợi ở hậu phương huấn luyện cùng bổ xung. Lúc này đã có vẻ không kịp nữa.
“ Thưa thống đốc, tôi hoàn toàn tán thành sử dụng Wagon để tấn công địch, nhưng tôi nghĩ rằng nên dùng Hussite war wagon ...” Một tên lãnh binh chỉ huy khá già đứng lên phát biểu, không ai khác , đây chính là gã Do Thái Eitan một trong những tông đồ mộ đạo của Tiên Tri Benjamin.
Ông ta lúc này là thành chủ của Jehudim thành dẫn theo 2 ngàn quân Do Thái chiến đấu ở Constantinople. Đây là đại diện cho trách nhiệm của Israel Vương Quốc đối với Suljuk Đế Chế.
Quân Thập Tự không hề ưu thế thật nhiều như người Suljuk nghĩ.
Lúc này đã vào mùa đông, khu vực Constantinople không có tuyết rơi nhưng cực kỳ lạnh vào ban đêm , cái lạnh cắt da cắt thịt khiến cho người ta khó mà chịu nổi.
Tuy Đông La Mã hết sức mình hỗ trợ quân nhu tài vật, nhưng quân số Thập Tự tăng lên theo từng ngày , Đông La Mã có tâm cũng vô lực. Bọn Thập Tự quân vẫn sống trong điều kiện thiếu thốn vô cùng.
Lều trại rách rưới không đủ che gió lạng, chăn đắp, quần áo ấm đều không đủ.
Thường thi bọn họ phải tốn rất nhiều thời gian kiếm củi vào ban ngày để ban đêm có thể đốt lửa sưởi ấm.
Trong lều vải đốt lửa là hành động khá nguy hiểm nhưng mà quân Thập Tự không có cách nào cả. Đốt đám lửa to bên ngoài không giúp được bao nhiêu người . Vì vậy bọn họ chỉ có thể đốt những đống lửa nhỏ bên trong lều.
Đây là quân doanh của Italo- Norman, đây là một nhánh quân cực mạnh vì sức chiến đấu của người Norman nổi tiếng khắp Cả Italo và Byzatine ( Đông La Mã) . Thời gian trước chính là những đạo quân Norman xâm lược Đông La Mã và khiến cho quốc gia này lao đao mất gần hết lãnh thổ ở Italo, quân Vienace chính là giúp Đông La Mã đánh đuổi “kẻ cướp” Norman cho nên mới thảm bại mà thay đổi cả người lãnh đạo.
Lúc này người Norman ở Italo nổi tiếng với tư cách là lính đánh thuê chuyên nghiệp, bọn họ cực kỳ tinh nhuệ, nhất là đội hình bộ binh trường thương kết hợp súng hoả mai của người Norman luôn là nỗi ám ảnh cho kẻ thù.
Đúng lúc này một tên thám báo Norman phi ngựa từ trong bóng đêm lao nhanh về phía doanh trại..
“ Quân Hồi Giáo tập kích… mau báo động”
Tên thám báo thân thể cao lớn vĩ ngạn, tóc rây rập rạp, người tràn đầy lông lá… hắn nhảy xuống ngựa mà trên thân thể nhiệt khí vẫn còn hừng hực lan toả…
“Nhanh mở cổng”
Tên thâm báo quát lớn…