Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 1095: Vương Kiệt





Ý nghĩa của bản Tam sách kia không hề đơn giản như bên ngoài. Lý Thường Kiệt sau khi đọc qua bản tam sách tâu chương thì vui vẻ vỗ đùi khen hay mà trình lên Ỷ Lan Thái Hậu.

Ỷ Lan Thái Hậu đọc được cũng vỗ mông khen hay mà tưởng thưởng Ngô gia đệ tử trung thành, phò mã trung thành. Tất nhiên ngoài miệng vẫn qua loa trách mằng Ngô Khảo Ký ấu trĩ, làm sao có thể đơn giản thay đổi cơ cấu giai cấp xã hội như vậy?

Thật ra bản tấu Tam Sách của Ngô Khảo Ký còn có một đoạn về việc trọng dụng nhân tài. Quốc Tử giám nên mở rộng để bất kể người nàm cũng có thể tham gia thi cử, không cần phải có danh hiệu Hiếu Liêm.

Nhưng đoạn này của Ngô Khảo Ký bị Lý Thường Kiệt gạc bỏ và tấu lên Ỷ Lan Thái Hậu chính là một bản chỉnh sửa chứ không phải Tam Sách nguyên gốc.

Ý nghĩa trong này có nhiều lắm.

Thứ nhất về việc nâng tầm Công- Thương hai giai cấp đại diện cho việc suy nghĩ của Ngô Khảo Ký ấu trĩ. Tự bôi xấu bản thân như vậy rất thông minh, nhưng cho thêm việc liên quan đến Hiếu Liêm là một khe hở nhỏ không nên có cho nên Lý Thường Kiệt gạch đi.

Vì sao lại vậy? Vì sao Ỷ Lan Thái Hậu sau khi đọc lại khen Ngô Khảo Ký là trung thần?

Đơn giản vì việc nâng tầm Công- Thương chính là việc xâm phạm lợi ích của Sĩ -Nông. Nông thì không quan tâm vì bọn họ không có kiến thức để quan tâm. Nhưng giới Sĩ phu sẽ coi Ngô Khảo Ký là cái gai trong mắt. Một người quay lưng với sĩ phu như vậy chứng tỏ không thể nào làm nên nghiệp lớn, không thể nào có dã tâm. Chính vì vậy Ngô Khảo Ký có mở rộng chế độ quân phiệt thành tập đoàn quân phiệt thì Thăng Long vẫn yên tâm mọi bề. Không được lòng sĩ phu, đối lập cùng thế gia thì có nhiều quân nhiều binh cũng chỉ là con cho trung thành của Hoàng tộc thôi.

Đây chính là lắt léo trong câu chuyện “Tam Sách” này, tức là Lý Thường Kiệt đã mở đường cho Ngô Khảo Ký thoải mai hơn ở Bố Chính sẽ không khiến Ỷ Lan Thái Hậu suy nghĩ quá nhiều và săm soi về Ngô Khảo Ký và Lý Từ Huy . Đồng thời Lý Thường Kiệt cũng chặn luôn dã tâm của Ngô Khảo Ký . Bởi lẽ ông ta có thám tử cài cắm bên người Ngô Khảo Ký cho nên có thể đầy đủ thông tin để nghi ngờ Ngô Khảo Ký có một chút dã tâm. Nhất là chuyện Ngô Khảo Ký hò hét mốn đạp đôt Thăng Long, tuy chỉ có thân binh nữ nghe thấy nhưng đó cũng là một khe hở của Ký. Tuy đã căn dặn kỹ càng nhưng tiếng gió vẫn lọt đến tai Lý Thường Kiệt.

Lúc này Lý Thường Kiệt không có ý muốn phản Lý triều cho nên sẽ ra tay ngăn chặn Ngô Khảo Ký. Và cũng ra tay bít luôn khả năng Ngô Khảo Ký có thể làm gì đó liên kết thế gia sĩ tộc. Tức là cô lập Ký khiến Ngô Khảo Ký chỉ có thể dựa vào Ngô gia cùng Hoàng tộc.

Sự việc Ngô Khảo Ký trở thành cái gai trong mắt thế gia sĩ tộc cũng bịt luôn nguy hiểm của Ngô Khảo Ký về chuyện hắn hò hét “san bằng Thăng Long “ vì Ỷ Lan Thái Hậu sẽ không tin tưởng nếu ai đó... bịa đặt lời như vậy. Người ấu trĩ lại có thù với sĩ phu- thế tộc thì làm gì có cái dã tâm đó.

Đây cũng chính là lý do Lý Thường Kiệt không chần chờ mà gạch đi cái ý nói về sĩ phu và Hiếu Liêm của Ngô Khảo Ký trong bản tấu. Từ đó dẫn đến bản tấu của Ngô Khảo Ký chỉ đơn thuần nói về hai giai cấp Công – Thương. Và nó tạo nên sự đối trọi gay gắt giữa Ngô Khảo Ký và nhóm sĩ phu – thế tộc.

Khi Ngô Khảo Ký biết chuyện này đã là 2 tháng sau. Dù rất bực mình nhưng Ngô Khảo Ký cũng không thể làm gì, hắn hiểu được ý đồ của cụ Lý Thường Kiệt và biết được nguyên nhân sâu xa vì sao cụ Kiệt sửa tấu của hắn.

Thật ra Ngô Khảo Ký viết đoạn Công- Nông với ý đồ tự làm xấu hình ảnh bản thân một cách đơn tuyến, không có nhiều ý đồ trong đó. Bởi lẽ thời này thông tin kém lắm, cho dù có thông cáo, có đọc thì cũng là giới sĩ phu đọc sau đó nói cho dân nghe. Cho nên bản Tam Sách của Ngô Khảo Ký chắc chắn chẳng có gây được ấn tượng gì nhiều nếu triều đình cố ý ém xuống và sĩ tộc cố ý ém xuống.

Sẽ không có chuyện Công tượng- Thương nhân vì bản Tam Sách mà coi Ngô Khảo Ký như thần rồi “ tổ nghề” gì đó, lập tượng thờ cúng. Đây hoàn toàn là suy nghĩ của tư tưởng mạng xã hội thời 7.0 của Ngô Huy tuấn viết vào tiểu thuyết.

Nên nhớ rằng đây là thời đại thông tin bế tắc, một người dân cả đời chưa chắc đi quá luỹ tre làng.

Làm quái gì có chuyện Tam Sách của Ngô Khảo Ký lan truyền ầm ầm như scandal trên mạng thời hiện đại như vậy. Vô lý vô cùng.

Giai cấp thống trị thời này hoàng tộc- thế gia có thể thống quản lý dân chúng , quản lý xã hội dựa vào việc họ khống chế hoàn toàn thông tin. Mà phương pháp này còn kéo dài cho nên mọi chế độ chính quyền về sau. Cứ nhìn sự khống chế thông tin của một hệ thống cầm quyền sẽ biết nền tự do dân chủ ở hệ thống đó nhiều hay ít.

Độc tài Fascism chế độ cũng như phong kiến chế độ cùng như một vài biến thể chế độ khác sẽ kiểm soát toàn bộ thông tin… người dân chỉ được biết những gì giai cấp cầm quyền muốn họ biết. Từ đó dẫn đến sự tẩy não, sự ủng hộ tuyệt đối và là nguồn cội để các chế độ này đứng vững, củng cố quyền lực.

Chính vì người dân chỉ được biết những gì triều đình- thế gia muốn họ biết, như vậy cái bản Tam Sách của Ngô Khảo Ký có thể lam truyền được đi đến đâu? Công tượng- Thương nhân lập tượng thờ Ngô Khảo Ký? Có mà nằm mơ đi.

Dăm ba cái lời sẽ bán hàng đa cấp trong tấu chương có thể thuyết phục được Ỷ Lan thay đổi cả một cơ cấy kinh tế xã hội? Đang nằm mơ sao? Như đã nói những chuyện vô lý như vậy chỉ tiểu thuyết mới có thể làm được. Ngoài đời thực là không bao giờ diễn ra nổi.

Cho nên ý đồ thực sự của Ngô Khảo Ký là vấn đề Hiếu Liêm đặt ở phía sau.

Đây mới là vấn đề nhức nhối liên quan đến nhiều mâu thuẫn của Hoàng tộc- thế gia- sĩ tộc- hàn môn.

Trước nay quan viên trong triều đều là từ thế gia sĩ tộc- hoàng tộc chia nhau các ghế ngồi. Có quy tắc hẳn hoi chứ không phải muốn thăng quan cứ lập công- có tài- có đức là được. Thăng quan tiến chức là một cuộc trao đổi chính trị , trao đổi vị trí, quyền lực.

Mỗi thế gia mỗi sĩ tộc và hoàng tộc đều có suất của mình cả. Làm gì có tự do thi hương thi hội thi đình như sách giáo khoa nói.

Văn Miếu xây thời Lý Thánh Tông cách đây 3 năm ( 1070).
Mùa thu tháng 8, làm Văn Miếu, đắp tượng, Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối, vẽ tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Hoàng thái tử đến đấy học. Như vậy Văn miếu ngoài chức năng thờ các bậc Tiên thánh, Tiên sư của đạo Nho, còn mang chức năng của một trường học Hoàng gia mà học trò đầu tiên là Thái tử Lý Càn Đức, con trai vua Lý Thánh Tông với Nguyên phi Ỷ Lan.

Mãi đến năm 1076 mới Ỷ Lan mới cho xây Quốc Tử Giám bên cạnh Văn Miếu. Ban đầu, trường chỉ dành riêng cho con vua và con các bậc đại quyền quý (nên gọi tên là Quốc Tử).

Từ đây có thể thấy rất rõ, chẳng có cái quái gì là tự do thi cử tuyển nhân tài trong dân gian như trong nhiều sách giáo khoa nói xàm. Việc làm quan không đến lượt Hàn Môn- Nông Dân – Công Tượng- Thương Nhân.

Trong đó có một giai cấp thuộc sĩ tộc nhưng lại cũng không có nhiều quền lợi đó là hàn môn. Những người này số lượng khá đông đảo nhưng lại không có tư cách làm quan. Muốn vào làm quan phải được một thế tộc nào đó đề cử Hiếu Liêm, có đề cử này mới được Triều đình xem xét “ giao trọng trách”.

Nhưng muốn được đề cử Hiếu Liêm thì cần bái nhập môn hạ thế gia, nhận làm đệ tử Thế gia trở thành con cún làm việc cho thế gia. Không hề đơn giản như tiểu thuyết của Ngô Huy Tuấn viết như vậy. Có thể nói Hoàng Tộc – Thế gia đã quản một cách tuyệt đối quyền lực của họ trong thời kỳ này.

Vậy Tam Sách của Ngô Khảo Ký đề cập đến thi cử công bằng cung từ bỏ Hiếu Liêm có tác dụng gì?

Đơn giản Ngô Khảo Ký muốn dọn đường cho việc hắn phổ cập giáo dục sau này, nâng cao dân trí của Đại Việt, nhưng tư tưởng của hắn vẫn quá cấp tiến và chưa tính hết mọi nước, hoặc là Ngô Khảo Ký vẫn chưa đánh giá đúng tình hình Đại Việt cho nên mới đưa ra ý này.

Nhưng ý này nếu đưa lên triều đình chắc chắn sẽ được Ỷ Lan Thái Hậu chấp thuận và đẩy Ngô Khảo Ký lên đầu sóng ngọn gió. Bởi vì Hoàng Tộc ngứa mắt với chuyện Thế gia chiếm quá nhiều ghế trong chính phủ và khống chế nhiều phần của bộ máy này.

Muốn đi lên Trung Ương tập quyền thì phải học như Đại Tống , mở rộng khoa cử, giảm tầm ảnh hưởng của Thế gia – Sĩ tộc, tích cực đưa hàn môn đệ tử vào dưới trướng Hoàng tộc thay thế các chức vụ của nhóm thế gia sĩ tộc.

Cho nên nếu Ngô Khảo Ký viết tấu như vậy thì Ỷ Lan Thái Hậu lại chẳng vui quá mà đẩy Ngô Khảo Ký lên, đẩy luôn cả Ngô gia lên. Rồi tích cực lan tràn thông tin bản Tam Sách của Ngô Khảo Ký. Đến lúc đó Ngô gia – Ngô Khảo Ký sẽ giơ đầu chịu báng. Hoàng tộc sẽ ở sau thu lợi, há chẳng phải tốt lắm sao.

Nếu sự việc này thành thì Ngô Khảo Ký sẽ có quan hệ cực tốt với nhóm hàn môn sĩ tộc. Và có thể dấy lên dã tâm cho nên Lý Thường Kiệt xẽ chặn luôn con đường này của hắn. Nếu chuyện này bại thì Ngô gia sẽ tổn thất nặng nề. Cho nên xuất phat từ bất kể kết quả nào thì Lý Thường Kiệt cũng sẽ gạch bỏ không thương tiếc ý kiến này của Ngô Khảo Ký.

Ngô Khảo Ký đọc bức thư của cụ Kiệt mà trong lòng thổn thức không thôi. Hắn đúng là có chút thông minh, sau khi xuyên không thì đầu óc tư duy rất mạnh và thần kỳ. Nhưng mà nhiều chuyện vẫn xử lý nóng vội cùng thiếu kinh nghiệm.

Chuyện này cụ Kiệt đúng, cho nên Ngô Khảo Ký tạm nén xuống việc nêu vấn đề phổ cập giáo dục, bản thân hắn ngay cả Bố Chính còn chưa lo tốt, chưa đủ tư cách lo chuyện thiên hạ.

Ngô Huy Tuấn xuyên không vào lõi của Mặt Trăng nhưng không hề đơn độc, vẫn có một Penor còn sống xuyên vào nơi này và ở cách Ngô Huy Tuấn không xa. Vận mệnh trùng hợp một cách thú vị, Ngô Khảo Ký ở thế kỷ 11 cũng không đơn độc, hắn cũng có một người bạn xuyên không ở thế giới này. Kẻ đó tên Vương Kiệt người sinh ra ở đất Ôn Châu.

Vương Kiệt sinh ra ở danh môn vọng tộc đất Phúc Kiến, Vương thị Phúc Kiến là một nhánh khá mạnh của dòng dõi vua Mân trước kia.

Chú ý: Vương Kiệt tên thật là 王傑, Chữ Kiệt ( 傑) ở đây có ý nghĩa Kiệt Suất, tài giỏi. Sau này Vương Kiệt mới đổi tên thành Tống Kiệt, Chữ Kiệt lúc này là 竭 với hàm nghĩa kết thúc, cạn kiệt và ở đây ám chỉ khí số Đại Tống sẽ chấm dứt. Cùng một chữ Kiệt nhưng khác nhau về ý nghĩa.


Huyền thoại về một Hoàng đế triều đình nhà Lý lãnh đạo Đại Việt hùng cường, xuất binh chinh chiến với Đế quốc Mông Cổ hung tàn. Mời đọc