Lần này cãi cọ , Xu Mật Viện, Binh Bộ, Tông Thất không phân chia phe phái như bình thường.
Lần này tranh cãi phân chia phe phái thực sự rất đỗi đặc biệt.
Quân sự phái đứng đầu là Lý Thường Kiệt đại diện, theo sau là những nhân vật có năng lực cũng như hiểu biết về quân sự. Họ nhìn thiệt hơn vấn đề nhiều ở mặt quân sự.
Quền mưu phái đứng đầu là Ỷ Lan Thái Hậu đại diện, những người này lại nghiêng nhiều hơn về học thuyết cân bằng các thế lực và đi nhiều vào trưởng khống các thế lực.
Thực tế cả hai bên đều có cái lý của mình và thực tế phe nào sách lược cũng đều có sơ hở vô cùng.
Chiểu theo kế hoạch của Lý Thường Kiệt thì có nhiều điểm khó khăn, ví như lòng trung thành của Thân Cảnh Phúc có thể kéo dài bao lâu, đến khi hắn đứng vững bước chân có quay lại cắn Đại Việt không đây là điều khó nói trước. Điểm thứ hai đó là làm như thế nào để loại được Lưu Kỷ và đôn Thân Cảnh phúc lên làm chúa Hợp Phố là cả một vấn đề nan giải. Vấn đề tiếp theo đó chính là Đại Việt cần tốn bao nhiêu tài lực để đám Thân Cảnh Phúc, Hoàng Kim Mãn, Vi Thủ An, Tôn Đản có thể đứng vững bước chân ở Hợp Phố? Đây là một con số thiên văn tài lực cần phải tính toán kỹ lưỡng.
Nếu theo kế hoạch của phe quyền mưu cũng có nhiều bất cập, nếu như kế hoạch mài mòn thực lực các phiên trấn vùng biên bị lộ tẩy thì chắc chắn đám này sẽ phản. Lúc đó Tống phản công thì chỉ có mình Việt tộc chống đỡ, chiến trường sẽ ở sâu trong đất Việt, không cần nói thắng thua, Đại Việt sẽ phải chịu tổn thất nặng nề. Cho dùng thắng thì vấn đề thu hồi các vùng biên cũng là vấn đề nhức nhối vì các thủ lãnh vùng biên đã bị chơi một lần sẽ rất khó hàng phục họ.
Chính vì nguyên nhân đặc biệt này cho nên lần này không hề phân thành Hoàng gia đối chọi thế gia, hay sĩ tộc gì đó. Rất đặc biệt lần này hoàng gia cũng chia hai phe có người đứng về phía quân sự cách nhìn, có người lại đứng về phía quyền mưu phương pháp. Tương thế tộc cũng hai phe ủng hộ theo hai trường phái. Thậm chí trong cùng một gia tộc còn có ý kiến khác nhau.
Nhưng phe quân sự dường như có được một sức đẩy lớn hơn và thuyết phục được phái trung lập nhiều hơn.
Phe quân sự thì suy nghĩ rằng không nên loại bỏ hoàn toàn Lưu Kỷ mà chỉ cần tìm cách bào thế lực của hắn. Còn phía Thân Cảnh Phúc thì Lý Thường Kiệt khẳng định trong 10-20 năm họ Thân không thể đủ lớn mạnh để tự đứng độc lập. Trong khi đó nếu Đại Việt có 10-20 năm yên ổn phát triển thì Thân Cảnh Phúc càng không có cơ hội bát nháo. Lý do đó là vì Đại Việt đã mua rồi rất nhiều “ công nghệ” của người Châu Âu. Ví như công nghệ luyện gang thành cương thiết, các máy móc giúp tăng năng suất trong luyện kim như máy nghiền quặng, búa máy v.v….
Không ngờ người “Châu Âu” đồng ý giao dịch bí quyết những thứ này cho Đại Việt mặc dù giá cả siêu đắt đỏ. Nhưng đắt sắt ra miếng, nếu công nghệ vào tay thì đừng nói hỗ trợ cho một Thân Cảnh Phúc. Hỗ trợ 10 Thân Cảnh Phúc cũng có thể.
Cho nên xoay đi xoay lại cuối cùng vấn đề lại nằm ở chỗ có đàm phán được với người Châu Âu hay là không. Nếu mua được các bí kíp kia thì tất nhiên phe Ỷ Lan Thái Hậu cũng phải chấp nhận nghe theo phe quân sự. Mà nếu đàm phán với người Châu Âu thất bại thì tất nhiên phải nghe theo ý của Ỷ Lan Thái Hậu.
Lý Thường Kiệt không có bất kỳ gánh nặng nào trong vấn đề này, ông ta biết chắc chắn đàm phán sẽ thành công vì Ngô Khảo Ký có ý cung cấp một số bí mật cho triều đình. Tức là trong lòng Ngô Khảo Ký còn có quốc gia, dân tộc. Đây là điểm mà Lý Thường Kiệt rất thưởng thức ở Ngô Khảo Ký.
Ngày 15 tháng 10 năm Thái Ninh thứ 5 cuối cùng đoàn “ sứ thần” của Pháp Lãng cũng tới Luy Lâu Cảng. Nói thật đoàn “sứ thần” này là một chiến hạm trong đoàn chiến hạm của Tân Bình Lộ nhưng từ đoạn Thiên Trường thản chậm tốc độ lởn vởn vài này mới rẽ vào Luy Lâu.
Vì hiểu được lần tiếp xúc quan hệ này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của Hoàn gia nói riêng cũng như Đại Việt nói chung cho nên sự đón tiếp cực kỳ long trọng được nhà Lý thực hiện. Đến ngay cả phái đoàn nhà Tống trước đây cũng chưa bao giờ được đón tiếp tử tế đến vậy.
Pháp Lãng quốc sứ đoàn vẫn là 100 người với cách ăn mặc kỳ dị không lẫn vào đâu. Người nào người đó cao lớn, tóc vàng mắt xanh da trắng bệch như bạch tạng nhìn thực khác người. Nhưng lúc này người Đại Việt không có kiểu phân biệt chủng tộc như sau này. Họ không quá coi trọng vấn đề chủng tộc khác biệt vì thực chất người Việt nguồn gốc khá phức tạp và có pha trộn đôi chút một số tộc khác trong quá trình hình thành bản sắc cho nên họ rất cởi mở trong vấn đề chủng tộc.
Phiên dịch cho phái đoàn Pháp Lãng là Vũ Tường Yên, nói thật Vũ Tường Yên không hiểu mấy về tiếng Anh cổ, mặc dù Ngô Khảo Ký cũng có giáo qua một vài thứ cho hắn, và Vũ Tường Yên cũng là chuyên gia ngôn ngữ. Nhưng khả năng giao tiếp của Vũ Tường Yên và Andrew chỉ dừng lại ở chào hỏi, hỏi thăm sức khỏe và vấn đề cơm nước này nọ mà thôi.
Nhưng điều này quan trọng gì đâu, việc đàm phán là theo Ngô Khảo Ký đã dặn Vũ Tường Yên còn việc phiên dịch thì quan trọng Andrew nói gì? Chỉ cần đúng ý Ngô Khảo Ký mà “dịch” là được rồi.
Ở đây hay nói đúng hơn là cả vùng Đông Á này có mấy ai biết được tiếng Anh Cổ của người Sacxon cho nên Vũ Tường Yên thích bịa gì thì bịa mà thôi.
Ngày hôm nay là phiên làm việc của Lễ Bộ và Sứ thần ngoại quốc bàn bạc về các vấn đền hợp tác kinh tế, quân sự. Trong đó mấu chốt nhất vẫn là xoáy vào việc mua công nghệ cùng máy móc. Vũ Tường Yên ung dung đạm bạc làm phiên dịch.
Buổi làm việc của Lễ Bộ kết thúc trong không khí “hòa hợp”, “ân cần”, “ vui vẻ” nhưng kết quả thì chưa đi đến đâu vì nười Pháp Lãng đòi giá quá cao. Và khăng khăng một mực không giảm.
Điện Tuyên Đức nơi làm việc của Xu Mật Viện, lúc này còn có thêm một số nhân vật quan trọng đứng đầu lục bộ. Việc đón tiếp và trao đổi tín thư bang giao hai “quốc gia” đã hoàn thành ở điện Thiên An ngày hôm quua trước mặt văn võ bá quan.
“ Khở bẩm Thái Hậu, Hoàng Thượng, Thái Úy cùng các vị đại nhân. Hạ quan đã cố gắng dùng mọi lời lẽ để thương lượng nhưng người Pháp Lãng vẫn đòi đủ 20 vạn lạng bạc để có thể giao ra công nghệ cùng máy móc. Tên sứ thần này thực tế không có quyền lực thay đổi giá cả vì quốc vương của hắn đã định giá từ ở bản quốc. Hạ quan cũng đã xem qua văn kiện đó chính xác là 20 vạn lượng bạc..” Đào Văn Phú rất khó khăn, hắn hoàn toàn không hiểu ngôn ngữ của người Châu Âu , chỉ có thể thông qua Vũ Tường Yên để có thể hiểu biết.
Vũ Tường Yên cũng dạy hắn qua về số học của người Châu Âu, thứ này không khó hiểu và hắn cũng có xem qua bức thư của vị hoàng đế Pháp Lãng kia. Đúng là có dãy số 200.000 thực sự. Về nguyên nhân thì Pháp Lãng đang xây dựng một thuộc quốc nhỏ ở Tam Phật Tề để tiện đường buôn bán ở đây nên cần cả vàng bạc và lương thực. Đây là yêu cầu không thể thay đổi của nước Pháp Lãng sứ thần không có quyền giảm giá.
Ỷ Lan Thái Hậu cau mày đăm chiêu. Nàng tuy là không thông thạo quá quân sự nhưng nàng không phải không hề hay biết về việc quân. Nàng hiểu được bí quyết luyện gang thành thép sẽ quan trọng như thế nào cho quân sự. Không chỉ mỗi quân sự mà mọi ngành nghề khác đều cần cương thiết, nông nghiệp cần, thủ công nghiệp cần, hàng hải cần… có thứ gì là không cần đến cương thiết.
Nước Tống sở dĩ cường đại vì cương thiết nhiều, mỗi năm có thể sản xuất đến 100 triệu cân. Đại Việt sở dĩ võ công cao cường nhưng mỗi năm chỉ lèo tèo sản xuất được 3 triệu cân cả gang lẫn cương thiết. Tính ra dân tống mỗi người có thể sử dụng 1.3 kg cương thiết mỗi năm, còn người Đại Việt nếu phân đầu người chỉ được 0,5 cân mà thôi. Điều này có nghĩa là càng kéo dài thì khoảng cách chênh lệch giữa hai quốc gia càng lớn thêm.
Nhưng nếu có được bí phương của người Châu Âu thì người Việt sẽ hoàn toàn vượt xa người Tống và quốc lực sẽ ngày càng mạnh mẽ. Có rồi đủ cương thiết thì người Việt còn sợ ngoại bang?.
“ Bẩm thái Hậu, thật ra thần đàm phán không phải không có được thêm lợi ích, về phần giá cả không thể giảm vì đó là lệnh của Vua Pháp Lãng, nhưng sứ thần của họ sau khi nghe thần thuyết phục nhiều lần thì cũng đồng ý giao thêm hàng, ví như rất nhiều đồ lưu ly cùng với một cỗ máy có thể vót cả vạn mũi tên một ngày…..” Đào Văn Phú lúc này mới tự tâng công của mình..
Nói thật Ngô Khảo Ký cũng không muốn quá bóc lột Đại Việt nhưng nếu giá cả quá thấp thì dễ nảy sinh nghi ngờ, giá càng cao đôi khi càng có được lòng tin.
“ Lễ Bộ Thượng thư, nhưng vấn đề nằm ở chỗ cái bí quyết của người Châu Âu giúp chúng ta có thể sản xuất bao nhiêu cương thiết một ngày?” Phạm Trọng Mưu Dân Bộ thượng thư dò hỏi, hai mươi vạn lượng bạc là một con số khủng khiếp thiên văn. Nếu như chỉ nâng được một chút sản lượng hằng năm thì chẳng bõ công để mua.
“ Phạm Thượng thư không biết đó thôi, sứ thần Pháp Lãng cam đoan nếu đủ quặng thì chỉ cần một ‘dây” truyền của bọn họ có thể sản xuất 10.000 cân cương thiết 1 ngày… Tôi nghe đến đây gần như ngã khỏi ghế mà muốn đồng ý luôn..” Đào Văn Phú cười khổ đáp.
Hắn nói là thật lòng lúc nghe đến sản lượng này hăn như trực tiếp ngã nhào xuống ghế ngồi, may mà kịp bình tĩnh chống tay giữ mình lại.
10.000 câ một ngày tức là chỉ cần mua một cái gọi là dây truyền thì một năm có đến 3 triệu cân bằng tổng sản lượng cả Đại Việt một năm. Nhưng vấn đề ở chỗ người Đại Việt là mua công nghệ, hoàn toàn có thể phỏng chế để làm ra các ‘dây truyền’ khác cho nên sản lượng không chỉ dừng ở đó. Mà quan trọng nhất một dây truyền chỉ cần 200 người vận hành. Nếu tính ra chỉ cần 200 người lao động một năm bằng cả Đại Việt lao động trước đây. Con số này…. Không biết phải nói gì.
Thực tế Ngô Khảo Ký là giao công nghệ bản thiếu cho nên sản lượng một lò chủ có 10 tấn một ngày. Bố Chính từ lâu đã 50 tấn một ngày nếu hết coog suất rồi. Nếu như Đào Văn Phú mà nghe con số này có lẽ tăng xông máu chết tại chỗ.
“ Nên mua và phải mua” Lý Thường Kiệt không nói nhiều, ông ta như chém đinh chặt sắt mà tuyên bố.
Ngay cả Lý Thường Kiệt cũng chỉ biết lơ mơ Ngô Khảo Ký có công nghệ luyện gang thành cương thiết hoàn hảo mà không thể nghĩ được năng suất lại “ khủng bố” đến vậy. Nếu ông biết được thì đã yêu cầu hắn tìm cách giao nộp từ lâu.
“ Hít.. hà..”
Cả Điện Tuyên Đức rơi vào chầm mặc và im lặng, tin tức quá khủng bố. Một ngày luyện 10.000 cân cương thiết, nên nhớ đây là cương thiết chứ không phải gang. Hai khái niệm khác hoàn toàn nhau. Nếu là gang còn phải trải qua bách luyện để có được cương thiết tốn công sức vô cùng tận. Nhưng đây là 10.000 cân cương thiết độ khủng bố không thể hình dung.
Nên nhớ Tống sản xuất được 100 triệu cân là gang, và bọn hắn phải tốn cả triệu nhân lực thợ thủ công để xào gang thành cương thiết. Cho nên nếu Đại Việt có được bí quyết này thì…
“ Nên mua… Triều đình không đủ tiền Mạc gia xin góp thêm, về phần bí quyết kia…” Mạc Phó Hình Bộ Thượng lên tiếng đồng thời đại diện cho Mạc gia.
“ Phải mua bằng được Lê gia quyên góm 15 ngàn lạng bạc.. cái kia luyện cương thiết bí quyết… ” Lý Đạo Thành lúc này đã quay về triều đình và đã phục vị Thái Bảo lên tiếng.
“ Đào gia việc nghĩa không từ, chúng tôi góp 1 vạn lạng” Đào Văn Phú Lễ Bộ Thượng Thư
Lúc này cả đám trọng thần nhưng cũng đồng thời đại biểu thế gia mà lên tiếng, họ muốn góp vốn và phân chia bí quyết này. Vấn đề lúc này không còn ở chỗ triều đình có đủ tiền hay không. Kể cả triều đình có đủ tiền cũng phải “quyên góp” thứ này một mình Hoàng gia không thể nuốt trọn. Nêu Hoàng gia một mình nắm thứ này rồi trang bị hết cho thiên tử quân cương thiết toàn thân thì thế gia sống ở nơi nào. Cho nên Hoàng gia có muốn hay không muốn đều phải nhận quyên góp.
Không khí ở Điện Tuyên Đức trở nên cứng ngắc, lúc này không ai bàn đến vấn đề kế hoạch A hay B đánh Tống nữa vì tất cả đều hiểu một chuyện. Nâng đỡ Thân Cảnh Phúc nắm Hợp Phố là điều chắc chắn. Cho nên trận doanh lại một lần nữa biến chuyển. Hoàng gia- Thế gia. Vấn đề ở đây lại tương tự như Ngọc Lộ Tử nhưng nghiêm trọng hơn nhiều lần, Ngọc Lộ Tử chỉ là kinh tế tài chính mà Xuyện Gang thành Cương Thiết là vấn đề an nguy quốc gia, vấn đề an nguy Hoàng Tộc.