“ Chủ công, tiểu nhân không thể ở lâu, có một chút thông tin tiểu nhân xin ghi rõ nơi này…” Lý Bảo xuất hiện vội vã nơi này sau đó phải rời đi để tránh hiềm nghi. Hắn tận tay đưa cho Ngô Khảo Ký một sấp tài liệu. Vì là đưa trức tiếp cho nên không cần thiết phải dùng mật mã.
“ Ngươi nhanh chóng rời đi, lần sau những việc như vậy không cần thiết phải gặp ta, thông qua người đưa tin là được.” Ngô Khảo Ký dặn dò..
“ Tiểu nhân cáo lui..” Lý Bảo vội vàng rời đi ngay.
Ngô Khảo Ký hơi cau mày đây là lần thứ hai trong vòng hơn một tháng Lê Bảo xuất hiện nơi này để vận chuyển vũ khí từ Thăng Long theo đường sông mà tới. Lúc này Ngô Khảo Ký thực không thể tưởng tượng được Đại Việt tại sao có thể chế tạo vũ khí nhanh đến vậy, tốc độ đã không thua kém gì Bố Chính đã cơ giới hóa gần như toàn bộ đây truyền sản xuất.
Cũng may Lý Bảo là thân tín của Linh Nhân Hoàng Thái Hậu (Ỷ Lan) cộng thêm được buff thật nhiều tiền bạc cho nên đã nắm được chức đốc xưởng một xưởng rèn thiết ở Long Thành do triều đình quản. Chính vì thế này hôm nay Lý Bảo là đưa đến báo cáo do thám tình hình Đại Việt các xưởng cho Ngô Khảo Ký .
Mở ra từng trang báo cáo dày đặc của Lý Bảo mà Ngô Khảo Ký ngơ cả người.
“ Vậy cũng được nữa…” Ngô Khảo Ký phải thốt lên trước trình độ… độ hàng của người Việt. Thì ra bắt trước cùng cải tiến công nghệ người Việt không chỉ đến thời kháng chiên chống Pháp- Mỹ mới làm.
Ngay từ thời này người Việt đã quá bá trog vấn đề này.
Ngô Khảo Ký cảm thấy quá bất ngờ về năng lực thủ công nghiệp của triều đình Đại Việt , không có thể nói giờ này họ đang đi trên con đường công nghiệp hóa một phần rồi.
Ngô Khảo Ký chỉ có thể dùng hai từ khủng khiếp năng lực để hình dung về điều này. Máy cán thép, rút thép sợi thì Ngô Khảo Ký chưa nhập hàng cho triều đình Đại Việt. Nhưng họ đâu cần.
Có được “Búa máy” rèn thép công nghệ thì triều đình Đại Việt đã sao chép hàng loạt. Có thể nói lúc này Thăng Long thành các xưởng rèn có búa máy mọc lên như nấm sau mưa, Tiếng binh binh bang bang rồn rã cả ngày không dứt. Không biết bao nhiêu trâu ngựa đã được điều phối để vận hành các cỗ máy này hoạt động không ngừng nghỉ.
Lý Bảo tính sơ lược đã có trên 150 cỗ búa máy được sản xuất và hằng ngày đều tăng lên.
Đại Việt lúc này gang thép không thiếu, họ đánh ngay chủ ý đến búa máy cấu trúc vì nó giúp cho năng lực sản suất vũ khí cũng như dụng cụ cương thiết tăng mạnh.
Vậy là công tượng Hoàng gia đã tháo tun búa máy của Bố Chính mà xao chép hoàn toàn, họ chưa cần quan tâm lắm đến nguyên lý vận hành mà chỉ 1-1 sao chép lấy với đúng tỉ lệ nguyên bản.
Tất nhiên những cấu trúc ở trục quay hay “động cơ xoay bằng sức trâu bò của Bố Chính là rất tinh mĩ vì công nghệ của Bố Chính đã rất cao.
Nhưng điều đó không có nghĩa là không thể sao chép. Tuy rằng các cỗ máy của Đại Việt triều đình có chút thô ráp và toàn bằng gang đúc, có độ giơ nhất định. Nhưng điểm quan trọng nhất là chúng hoạt động. Ví như búa máy của Bố Chính có hiệu quả 10 phần thì búa máy phỏng chế của Đại Việt cũng phải được 7 phần. Ví như Búa máy của Bố Chính độ bền tuổi thọ các linh kiện cực cao. Nhưng gang dẻo của Đại Việt cũng khá ổn , đối với triều đình hỏng hóc thì thay thế, họ có quá nhiều công tượng để làm việc này.
Chính vì thế công tượng hoàng gia chỉ có một việc là luyện gang thành cương thiết, chế tạo búa máy sao chép. Sau đó dùng da hay các khối hộp kim loại mỏng che lại phần thiết bị quan trọng để người ngoài không thể nghiên cứu. Sau đó họ sẽ xuất búa máy ra ngoài các xưởng loại hai để công tượng nơi này chế tạo vũ khí khôi giáp.
Do vậy chỉ cần cử thân tín binh ngày đêm canh gác không cho các công tượng bên ngoài táy máy mở ra cấy trúc búa máy thì Đại Việt triều đình có thể sử dụng lực của một quốc gia để sản xuất.
Số lượng đè bẹp chất lượng, lực của một quốc gia kinh khủng nhường nào đến đây Ngô Khảo Ký đã hiểu.
Không có máy cán thép.. ok thôi, dùng bú máy gõ cho dàn mỏng thép thành tấm chế khôi giáp. Tốn nhiều thời gian hơn so với Bố Chính dùng máy cán nhưng số lượng búa máy quá nhiều cho nên năng suất đuổi kịp Bố Chính .
Không có máy kéo thép sợi? Không sao lấy búa gõ nốt, tất nhiên không thể tạo thành những dây thép tuyệt đối tròn lẳn đẹp đẽ . Nhưng vẫn là dây thép vẫn có thể uốn lò xo và cắt thành các vong thép nhỏ đan giáp lưới. Phương pháp “thủ công này” thực tế các nước châu âu thế kỷ 13-14 là dùng tay để gõ ra. Người Đại Việt dùng búa máy để gõ cho nên vẫn coi là..” cơ giới”. Số lượng Búa máy tăng nhiều cho nên tổng năn lực sản suất của Đại Việt ngang cơ Bố Chính . Thật là khủng khiếp vô biên.
Đáng sợ nhất đó là Đại Việt bắt đầu sử dụng các công nghệ này kết hợp với thế mạnh của bản thân để cho ra sản phẩm riêng của họ.
Quang Minh Khải giáp phiên bản Đại Việt hoàn hảo. Các tấm cốt vĩ không còn là đúc bằng những lá gang nặng nề dày cồm cộp mà thay bằng những lá thép mỏng nhẹ nhưng không kém bền chắc. Từ chỗ một bộ Quang minh khải 15 kg giảm xuống 10kg là bình thường mà khả năng phòng ngự lại tăng mạnh so với nguyên bản. Vì các tấp giáp mỏng hơn, nhẹ hơn cho nên có thể đan với nhau như vảy cá mà không ảnh hưởng đến độ dày của giáp cũng như không quá nặng. Những chiếc Quang Minh Khải có giáp vảy cá cực kỳ hùng mạnh, chặn được tên, kiếm đao, và ngay cả đâm cũng khá khó công phá nó. Mà một Quang Minh Khải tấm vảy cá chỉ 15kg.
Tất nhiên chế Quang Minh Khải lằng nhằng phức tạp cùng tốn thời gian cho nên thứ này chỉ đành cho sĩ quan, chỉ huy tướng tá. Còn về quân đội thì Đại Việt đã nói no với việc nhập khẩu chiến giáp từ Châu Âu. Họ đã sao chép chiến giáp Châu Âu để trang bị đại trà cho binh sĩ. Và Đại Việt tự tin họ đủ năng lực tự cung cấp vũ khí cho quân đội cả nước.
Tất nhiên vì chất lượng thép chưa tốt như Bố Chính cho nên chiến giáp của họ hay chiến đao đều thấp hơn chất lượng vũ khí của người “Châu Âu” một bậc. Nhưng để so sánh quá khứ thì đó đã là một bước tiến dài.
Đây cũng chính là lý đo tại sao Đại Việt đủ sức cung cấp chiến giáp và vũ khí cùng Nỗ tiễn cho người Tô Mậu trang bị cho 300 binh sĩ . Tất cả vũ khí, khôi giáp nỗ tiễn Genoa mà quân Tô Mậu dùng trong trận chiến với người Cổ Vạn là hàng Made in Thăng Long chứ không phải hàng real Bố Chính .
Người Đại Việt vẫn hiểu lấy mình, họ biết thứ mình chế tạo ra đã đạt ngang hàng hoặc tốt hơn người Tống nhưng vẫn chưa đạt được chất lượng của người “Châu Âu”. Cho nên hàng tốt họ vẫn dùng để trang bị cho một đội quân 5000 người cực tinh nhuệ thiên tử quân. Số còn lại thiên tử quân đang từ từ chuyển đổi dùng hàng nội địa thay cho những chiến giáp vũ khí cổ truyền.
Đại Việt đặc biệt quan tâm nỏ Genoa của Bố Chính nên sao chép triệt để. Vì công nghệ thổi khí luyện gang thành thép của Đại Việt vẫn không thể cho ra thép như mong muốn, cho nên những mẻ thép chất lượng cao một chút là họ ưu tiên để làm cánh nỏ Genoa.
Lúc này đây cả Thăng Long là một đại công xưởng về chế tạo vũ khí chiến tranh.
Ngô Khảo Ký lắc đầu thầm thân ,người Việt quả không thể hổ danh chuyên gia cải tiến cùng sáng tạo. Trình độ vượt khó của họ quá đáng nể. Tất nhiên đây cũng là khung cảnh mà Ngô Khảo Ký mong muốn nhìn thấy cho nên hắn cũng rất hào hứng vui vẻ.
Thông tin kế tiếp… Triều đình phái người do thám và cố gắng ăn trộm công nghệ than cốc ở đất phong của Lý Từ Huy.
Ngô Khảo Ký nhíu mày, cần gì phải ăn trộm cho mệt người. Thứ này Ngô Khảo Ký nguyện chia xẻ không cần điều kiện. Triều đình Đại Việt dùng quá nhiều than cốc, thu mua sạch ở Đông Triều khiên cho Bố Chính không có chút than cốc nào để dùng. Mẹ kiếp cần gì phải lén lút, muốn thì anh cho.
Ngô Khảo Ký dựng tấu viết ngay công thức chế tạo than cốc từ lò tổ ong ở Đông triều và gửi cho Lý Kế Nguyên. Còn về mặt địa điểm khai thác thì Ngô Khảo Ký viết một đoạn mật mã cho người đuổi theo Lý Bảo mà đưa cho hắn.
Nói đùa than đá thì thiếu ma gì, Ngô Khảo Ký chấm bừa mây điểm vùng Quảng Ninh sau này sau đó để cho Lý Bảo tự mình phái người thăm dò. Lý Bảo mà thăm dò được thì đó là công lớn với triều đình và việc hắn thăng chức có lợi cho Ngô Khảo Ký tổ chức Đông Xưởng.
Than cốc chính là đại sát khí trong luyện kim, tăng cao được nhiệt độ lò, cải thiện được chất lượng thép, cháy rất triệt để và khiến cho việc bảo trì lò sẽ giảm xuống nhiều lần. Thứ tốt này thì cả Đại Việt nên dùng đi.
Quảng Nguyên Lộ, đây là Lộ lớn nhất ở vùng phía Tây Bắc và cũng là đông dân nhất. Trấn thủ nơi này là Lưu Kỷ một kẻ được Đại Việt dựng lên sau Nùng Trí Cao để thống lãnh nơi này. Nhưng cũng như nhiều đời trấn thủ Quảng Nguyên khác, thủ lãnh ở vùng này luôn sẽ sinh ra tư tưởng tự chủ độc lập muốn thoát khỏi tầm ảnh hưởng của Đại Việt và cả Tống mà tự lập.
Nói về Lưu Kỷ thì không phải thường nhân, sự việc đánh Tống lần này có đến 5-6 phần là tên này chủ mưu. Ấy vậy cho nên trong lịch sử nhà Tống đã đánh giá rất cao tên này so sánh như một thế lực ngang hàng cùng Vua Đại Việt .
Trong sử Tống có ghi như sau: “ “Lúc chống quân ta ở sông Phú-lương, Giao-chỉ đã đem tất cả các tướng giỏi tụ-tập lại đó. Thế mà cũng đến nỗi thế cùng, lực quệ, rồi phải xin hàng. Nay việc binh vừa xong. Nên để binh dừng, dân nghỉ. Nhưng tụi thủ-lĩnh các khê-động thuộc Khâm, Liêm muốn dựa vào biên-hấn để kiếm-lợi. Chúng trương-hoành thanh-thế giặc, để làm náo-động biên-tình. Những kẻ nhẹ dạ hay nghe và thích kiếm chuyện, lại đồng-thanh phụ-họa, gây lo cho phương nam”. Tôi xét thế Giao-chỉ, thấy chúng chưa giám động. Ấy vì có ba lẽ: “1/ Trước đây, Giao-chỉ lấy tụi Lưu Kỷ làm mưu-chủ. Nay tụi ấy đã được ta bổ làm công-chức. Các thuế mỏ vàng mỏ bạc ở Quảng-nguyên, Tư-lang, nay đều về ta. Các khê-động mới theo ta, nay đều tự-chủ và lập đảng riêng-biệt; Giao-chỉ khó lòng mà họp lại được. Huống chi dân miền biên-thùy chống lại chúng, không chịu để chúng hiếp-dỗ. Ta đã lấy được phủ ở phía ngoài đất chúng, như là đã cắt cánh tay phải của chúng. Trong vài năm nữa, thế chúng vẫn còn chết. Càn-đức nhỏ-dại, chính-sự phần lớn ở môn-nhân mà ra. Chúng nó còn phải gầm-ghè nhau để tự-bảo, không rỗi tay để cướp ta. Đó là lẽ thứ nhất, mà chúng chưa giám động. 2/ Từ kinh-thành Giao-chỉ đến biên-trại cũ, đường đi mất hơn mười ngày. Từ trước, giặc tới đó chưa từng có đủ lương ăn. Chúng chỉ nhờ tụi Lưu Kỷ góp-nhặt cấp cho, mà cũng không đủ ăn nửa tháng. Hết rồi thì chúng cướp-đoạt của dân. Cho nên dân rất oán-thù. Trước đây, tụi Kỷ liên-lạc với các khê-động ở đất ta và nhờ dẫn đường, nên chúng giám vào cướp. Nay phên-giậu đều hết sạch. Chúng biết nương-tựa vào đâu mà dám dòm-ngó biên-thùy ?”
Đây chính là lời của Triệu Tiết phó tường Quách Quỳ khi bàn về Đại Việt, có thể thấy Lưu Kỷ không chỉ nổi danh ở Đại Việt mà cả người Tống cũng biết đến hắn.
Lưu Kỷ mấy năm nay thế lực cực mạnh nhưng hắn vẫn ngoan ngoãn với Đại Việt vì hai lẽ. Thứ nhất Đại Việt nâng đỡ hắn lên lãnh chủ Quảng Nguyên thay cho Nùng Trí Cao, phần nhân tình này có hay không có , phai hay không phai thì không biết. Nhưng nếu Lưu Kỷ vô cớ phản lại Đại Việt thì tiếng xấu vô cùng. Bât phục chúng nhân. Điểm thứ hai đó chính là Lưu Kỷ có thù cùng Tông Đán bên Tống ( không phải Tông Đản bên Đại Việt ) . Thực chất Lưu Kỷ đã nhiều bận tự ý tấn công nhà Tống từ năm ngoái ( 1074) đánh vào lãnh địa của Tông Đán khiên tên này không thể không phụ thuộc hoàn toàn vào nhà Tống để kháng cự sức mạnh của Lưu Kỷ. Chính vì mối hận thù này mà thời điểm hiện tại Kỷ khó có lòng phản Đại Việt .
Lúc Này dưới trướng Lưu Kỷ có Hoàng Kim Mã cùng Tôn Đản một người thủ Môn Châu, một người trấn thủ Thượng Nguyên Lộ. Tất nhiên dưới tướng của Lưu Kỳ còn nhiều động-khê chủ lắm nhưng họ là tiểu thế lực quân số vài trăm nên cũng không kể ở đây.
“ Triều đình bổ cấp khí giới cho họ Giáp và họ Vi, mấy vị thủ lĩnh có nghe qua?” Lưu Kỷ ngồi ghé da hổ trên bục cao như quân vương mà nhìn xuống đám Hoàng Kim Mã mà hỏi.
“Lưu thủ lĩnh, chúng tôi có nghe qua, nghe đâu triều đình cũng cấp khí giới cho chúng ta cũng sắp tới rồi” Tông Đản nhẹ nhàng đáp lời.
“ A hả, tin tức của Đản thủ lĩnh có phần linh thông ghê gớm. Ngươi mong chờ ngày ta rời Quảng Nguyên quá đi thôi?” Lưu Kỷ không khỏi châm chọc.
“ Lưu thủ lĩnh nói gì vậy, chúng tôi vẫn lấy ngài làm đầu không có tư tâm… Lần này giao hẹn đã rõ ràng ai vào trước Ung Châu người đó làm vương khác họ và quản vùng Lưỡng Quảng. Cái này chúng tôi chúc mừng Lưu thủ lĩnh còn chưa hết sao” Tông Đản lúc này nghe giọng điệu của Lưu Kỷ cũng không quá để tâm.
Trước đây hắn có thể phải sợ Lưu Kỷ chèn ép, nhưng từ khi Đại Việt triều đình bí mật “quy hoạch” Tôn Đản lên làm chúa vùng Quảng Nguyên thì hắn không mấy sợ hãi Lưu Kỷ thêm nữa. Cùng lắm là vật tay với nhau một trận Tôn Đản hắn cũng có hơn vạn quân chứ không ít. Tất nhiên số đó không bõ bèn với Lưu kỷ 2 vạn hơn. Nhưng có thên triều đình chống lưng, Tôn Đản đứng vững hơn nhiều.
Hoàng Kim Mã bên cạnh ánh mắt tinh anh lóe lên một chút nhưng không cho ý kiến. Hắn lúc này rơi vào tình thế hơi phức tạp. Vốn là bộ hạ của Lưu Kỷ, nhưng chuyện Đại Việt mưu đồ Quảng Đông và một phần Quảng Tây hứa dựng Lưu Lỷ lên làm chúa vùng này như Nùng Trí Cao năm xưa. Nhưng vấn đề là hắn nên ở lại Châu Môn hay đi theo Lưu Kỷ đến Quảng Tây? Đó là vấn đề nan giải.
Nếu ở lại thì Tôn Đản sẽ là trưởng quan tương lai của hắn. Nếu mở mồm lúc này khác gì đắc tội Tôn Đản. Còn nếu hắn lựa chọn đi theo Lưu Kỷ thì lại sợ vết xe đổ của Nùng Trí Cao năm xưa.
Vấn đề đặt ra ở đây đó là đám này chưa đong đếm được Lý triều rốt cục có bao nhiêu thành ý hỗ trợ Lưu Kỷ làm chúa Quảng Tây. Nếu lặp lại sự việc năm xưa thì đi theo Lưu Kỷ chỉ có chết mà thôi. Cho nên Hoàng Kim Mã rất soắn xuýt.
Đúng lúc này thì thân binh Lưu Kỷ chạy vào báo cáo…
“ Bẩm các vị thủ lĩnh, quan Khâm sai của triều đình đã đến, nói là mang theo Ngọc Lộ Tửu khao quân trước khi xung trận, còn mang theo rất nhiều chiến giáp vũ khí toàn là cương thiết đầy mấy xe hàng. Nghe đâu để chia cho các vị thủ lĩnh…”