Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 181: Lịch sử tư duy




Thật ra việc thành lập thế lực ở Tống lần này Ngô Khảo Ký không quá lo lắng nguy hiểm cho Ngô Khảo Tước . Thứ nhất thành lập thế lực này không liên quan đến hai nước tinh báo ám sát gì đó lẽ dĩ nhiên sẽ không có kẻ nào điên đi để mắt tới Ngô Khảo Tước.

Thứ hai đó chính là các thành viên của tổ chức toàn là người Hán, cho nghiện hết là xong việc Ngô Khảo Ký không có chút gánh nặng nào.

Việc thứ 3 đó chính là bỏ tiền ra mua các cơ sở gần 35 điền trang của nhà họ Vương, nếu bần cùng bất đắc dĩ không thể tìm được mực tiêu chính xác thì cường công cả 35 điểm đồng loạt sau đó cho đốt sạch nổ sạch cũng là phương án giải quyết. Nhưng đó chỉ là bước đường cùng.

Ngoài những chuyện đó ra thì Tiêu cục do Ngô Khảo Tước chỉ huy làm ăn như bình thường và không có bất kỳ nhiệm vụ chính trị nào khác. Kể từ đó cũng chẳng thể nào gây nên những chú ý hay sóng gió gì.

Bản thân Ngô Khảo Tước tội vạ miệng hời gian này đã giảm vả lại học tiếng Hán để nói chuyện thông thường thì dễ chứ đạt được mức độ thối mồm thì khá khó.

Còn chuyện cưới con gái của Trịnh Cao thì Ngô Khảo Ký đồng ý hai tay, việc này trăm lợi chẳng có hại nào. Ít nhất Trịnh Cao có mối yên lòng này sẽ nhiệt tình hơn giúp đỡ. Đàn ông tam thế tứ thiếp thời này không hiếm lạ, Ngô Khảo Tước cưới một cái bình thê ở Trung Hoa sau đó vẫn có thể lập chính thê ở Đại Việt, cùng lắm sau khi Tiêu cục hoàn thành chức năng của nó thì mọi gia sản để lại cho con gái của Trịnh Cao là được, coi như đền bù vậy.

Ngô Khảo Ký nghĩ là nghĩ vậy, nhưng hắn có chết cũng không ngờ được cậu em trai quý tử của hắn sẽ quậy những gì ở đất Tống trong tương lai.

“ Đại nhân, ta còn có một đứa con trai thứ hai năm nay 18 từ nhỏ cũng luyện qua quyền cước , hắn là đệ tử tục gia Thiếu Lâm Bắc phái.. quyền cước không tệ…” Trịnh Cao lại tiếp lời, đã làm làm tới bến, con Trai cả để nhà nối rõi tông đường là đủ, con trai hai có thể xông pha cùng vị thân tài này. Biết đâu lại làm nên một phen cơ nghiệp.

Ngô Khảo Ký liếc nhìn tên họ Trịnh này, khá không tầm thường nha, rất quyết đoán có dã tâm tâm tư lại tinh mĩ. Thực sự là một nhân tài hiếm có Ngô Khảo Ký mặc cảm mình có phần chưa chắc sánh bằng “ Trịnh huynh nói đi đâu, giờ đã là người nhà, để lệnh công tử làm phó thủ của Ngô Khảo Tước được rồi” Ngô Khảo Ký cười khá thân mật.

“ À … lần này về Liêm Châu Trịnh huynh chuyển lời của ta đến Thân Cảnh Phúc nhanh chóng tiến đánh Liêm Châu. Không cắt được đường này thì quân triều đình tại Khâm Châu không thể tiến về Ung châu được. Việc đánh phá các kho hàng của thương buôn có thể rời lại chút ít thời gian, đừng quá xa đà việc này mà lỡ thời cơ trận…” Ngô Khảo Ký thiện tâm nhắc nhở.

Việc Trịnh Cao đưa con gái đến cho Thân Cảnh Phúc thì Ngô Khảo Ký cũng biết và khá đồng ý với cách làm này. Thân Cảnh Phúc cũng nhiệt tình đồng ý rồi cho nên mọi thứ tùy duyên. Thân Cảnh Phúc muốn đứng vững ở Quảng Đông thì việc làm của hắn ắt có đạo lý.

Nhưng thời gian này Thân Cảnh Phúc hơi xa đà vào việc thu thập tài phú từ thông tin tình báo của vị tân cha vợ cho nên tốc độ tiến quân có hơi chậm. Mà Ngô Khảo Ký thì muốn nhanh chóng tới Khâm Châu – Ung châu nên hắn phải nhắc nhở.

Vốn dĩ các kho hàng này ban đầu là Trịnh Cao cung cấp vị trí cho Ngô Khảo Ký hắn cũng tính làm một mẻ ăn cướp, nhưng giờ đây quan hệ của Trịnh Cao và Thân Cảnh Phúc đã như vậy rồi cho nên Ngô Khảo Ký cũng không tiện tham gia vào.

Mặc dù Thân Cảnh Phúc rất khẳng khái muốn chia cho Ngô Khảo Ký phân nửa những thứ cướp được nhưng Ngô Khảo Ký chỉ nhận vải vóc cùng một số thứ như tiêu thạch mà thôi. Những thứ giá trị khác Ngô Khảo Ký thực không quá quan trọng, về kiếm tiền thì không ai hơn được Bố Chính cho nên những thứ này Ngô Khảo Ký để lại cho Thân Cảnh Phúc phần nhiều. Để đứng vững ở Quảng Đông thì Thân Cảnh Phúc cần rất nhiều tài lực.

“ Cảm ơn đại nhân nhắc nhở, tiểu sẽ chuyển lời với tướng quân” Trịnh Cao nghiêm túc chắp tay.

Ngô Khảo Ký hài lòng gật đầu tiễn hắn đi xa.

Ngô Khảo Ký nói không sai, từ Khâm Châu đi Ung Châu phải vòng qua Thập vạn sơn, nếu cứ cắm đầu mà đi thì Bạch Châu quân rất dễ đem quân quấy nhiễu sau lưng. Đó chính là lý do Lý Thường Kiệt đã chiếm Khâm Châu từ lâu nhưng vẫn phải đợi tin hồi báo từ Bạch Châu mới có thể tiến quân cho được.


Không sung sướng như Thân Cảnh Phúc vớ được một nơi béo bở như Cảng Hợp Phố hay Liêm Châu thành một nơi phố chợ đầy hàng hóa và những thương nhân giàu có. Cũng không được triều đình Đại Việt thực sự hỗ trợ hỗ trợ thật nhiều vật tư và lương thảo. Lúc này Lưu Kỷ đang chật vật với 6 vạn đại quân làm sao có thể duy trì lâu dài.

Số lượng quân quá lớn đôi khi là gánh nặng chứ không phải là một ưu thế. Thêm vào đó quân của Lưu Kỷ ngày một nở ra nhiều hơn, đơn giản người Mân đến với hắn lúc này chỉ vì lương thực và được ăn. Nói cho đúng thì đám “binh sĩ”mới này không đáng một xu, khi xung trận có thể lấy thêm khí thế để hù dọa quân địch nhưng khi gặp sự thì là đội hình tan vỡ đầu tiên . Đôi khi những kẻ này nguy hiểm ngang địch nhân, đơn giản sự tan vỡ của họ lại chính là tác nhân gây nên sự hỗn loạn đội hình khiến cho cả quân trận tan vỡ. Cho nên các quân sự gia thời cổ luôn có câu “ binh quý tinh bất quý đa”. Không phải cứ nhiều quân mà thắng quan trọng ở chỗ tinh binh.

Thời đông hán có khởi nghĩa Nông dân đó là giặc Khăn Vàng, giặc khăn vàng có đông không? Vô cùng đông nhưng họ thất bại rất nhanh. Đơn giản ban đầu ý tưởng của nhóm khởi nghĩa này là đánh đổ hôn quân nhà đông Hán đánh đổ triều đình thối nát giải phóng nông dân và muốn tạo ra một chính quyền tốt hơn.

Nhưng quân đội Hoàng Cân nở vô tội vạ và không hề đi theo hướng tinh tin binh, họ đi theo hướng phô chương thanh thế. Cho nên áp lực nuôi quân khiến bọn này từ một ý tưởng tốt đẹp biến thành kẻ cướp bóc phá hoại. Đầu tiên là cướp người giàu chia người nghèo, sau đó là ai cũng cướp vì số lượng quân quá lớ cần nuôi nấng. Cho nên cuối cùng dẫn đến bại vong vì không sản xuất chỉ cướp và phá.

Lưu Kỷ đang đi trên con đường này, hắn liên tục mở rộng quân thu nạp người mới quân số đã lên đến 7 vạn và lương thực ngày càng là gánh nặng không tài nào khỏa lấp được.

Ung Châu bản chất là một tòa thành quân sự hóa được gia cố để làm bàn đạp cho việc chiến tranh với Đại Việt cho nên nơi này chẳng có thứ gì gọi là buôn bán béo bở hay chất béo để Lưu Kỷ hút. Tô Giám thủ thành Ung Châu lại không phải là kẻ tầm thường. Trước khi Lưu Kỷ đến thì hắn đã vơ vét hết một lần lương thực để đưa về Ung Châu cho nên Lưu Kỷ có muốn mò lương thực ở quanh Ung thành cũng chẳng có nhiều.

Chính sách không cướp bóc tạo danh tiếng của Lưu Kỷ là tốt, là chuẩn bài nhưng hắn quên mất điều này chỉ có thể thực hiện dựa trên một tiềm lực kinh tế đủ mạnh với lối tư duy tỉnh táo về quân đội. Lưu Kỷ có cáo già không xin thưa có. Nhưng vẫn chưa đạt tầm vóc của một quân vương, cách nhìn của hắn vẫn có mặt thiếu sót.

Việc tạo danh tiếng là tốt, nhưng việc thu nhặt quân đội vô tội vạ tạo thêm gánh nặng là không đúng. Có thể số lượng quân gây nên hoảng sợ tâm lý cho địch nhân, nhưng trước khi gây hoảng sợ cho địch nhân thì nó đã gây tổn thất cho bản thân trước tiên.

Lưu Kỷ nhìn gương của Nùng Trí cao mà học tập, nhưng hắn chỉ học được cái da lông mà thôi. Lưu Kỷ luôn trong đầu đánh giá rằng vì Đại Việt không hỗ trợ cho nên Nùng Trí Cao thất bại, vì Đại Việt bỏ rơi nên Nùng Trí Cao mới đi vào đường cùng.

Sự thật lúc đó Lưu Kỷ là bộ tướng của Nùng Trí Cao cho nên hắn luôn nghe điệp khúc này của vị chủ tướng, do đó hắn ấn tượng sâu và tạo nên môt phòng tuyến nghi ngờ Đại Việt là đúng. Nhưng sự thật có phải vậy không?

Nuôi cho con lớn, dạy cho con nghề là trách nhiệm cha mẹ, nhưng con cái trưởng thành phải tự kiếm ăn và độc lập. Nùng Trí Cao là vậy Đại Việt nuôi hắn lớn, Đại Việt hỗ trợ hắn chiếm Quảng Tây, Quảng Đông nhưng việc sau đó phải là Nùng Trí Cao tự bơi chứ?

Nhưng Nùng Trí Cao làm là gì, liên tục và liên tục chiên tranh, đánh đến khi rệu rã quân đội và đánh cho đến khi không còn sức lực, đánh đến căn cơ bất ổn mà thất bại. Quân đội luôn mở rộng liên tục, lây cướp phá làm chủ yếu để nuôi quân và tiến hành chiến tranh. Sau đó thiếu lương thực vũ khí thì kêu ca Đại Việt bỏ rơi, đây là cái lý thuyết gì?

Lưu Kỷ thành công đến mức đánh 9 châu như Nùng Trí Cao đã rơi vào tình thế này, điều đó chứng tỏ khoảng cách đẳng cấp của Lưu Kỷ với Nùng Trí Cao còn xa lắm.

Vì cái danh hão hiền vương tương lai, Lưu Kỷ luôn ra tay tiếp nhận những thủ lĩnh mang người đến đầu nhập chẳng cần biết họ có năng lực hay có thực tâm hay không. Phô trương thanh thế không cần phải nhất thiết như vậy.


Ngô Khảo Ký rất non tay, hắn vẫn chưa rõ tình hình nên thúc dục Thân Cảnh Phúc đánh Bạch Châu vì hắn nghĩ đánh rồi Bạch Châu thì theo như “quân sự” cách nhìn sẽ giúp Lý Thường Kiệt ở Khâm Châu có thể gấp tiến về Ung thành.

Thực tế một cái Bạch Châu nho nhỏ có thể cản bước chân của Đại Việt quân tinh nhuệ bậc nhất khu vực không? Chỉ cần chia sẻ ba ngàn đến ba ngàn sương binh cùng 3 ngàn nông phu xây dựng phòng tuyến chặn hậu thì quân Đại Việt thừa sức ung dung đi đến Ung Châu. Cái chính là Lý Thường Kiệt chưa muốn đến Ung Châu.

Trong lịch sử cũng vậy mà hiện hại cũng vậy. Lý Thường Kiệt không cho quân gấp gáp tiến về Ung Châu, lý do ai cũng hiểu. Lịch sử thì sau khi chiếm được cả Khâm Liêm Bạch tam châu chỉ trong vài ngày tiến quân. Nhưng quân triều đình Đại Việt phải mất hơn 1 tháng mới đi được 100km đường đẹp vì con đường này là huyết mạch nối Khâm Ung hai châu cho nên chất lượng tốt. Còn nếu đi đường núi thì thực tế chỉ có 50 km.

Một tháng trời để đi 100km thì đó là chuyện quá vô lý đối với một đạo quân quá tinh nhuệ của Đại Việt Chẳng nhẽ một ngày họ đi 3km sau đó dừng lại cắm trại nghỉ một hồi lại đi tiếp?

Không không, một lão thành quân sự như Lý Thường Kiệt sao lại mắc sai lầm như vậy. Ông ta đã nhìn ra cái khó của Lưu Kỷ và đang ép Lưu Kỷ phải đi theo con đường của Nùng Trí Cao. Lưu Kỷ muốn độc lập hoàn toàn với Đại Việt ? ai cho phép? Dĩ nhiên Lý Thường Kiệt không cho phép. Chỉ cần một nho nhỏ kế sách hoãn binh sẽ khiến cho Lưu Kỷ vì thiếu lương mà làm càn, khi Lưu Kỷ làm càn thì hắn sẽ đứng không vững ở đất Tống và vẫn phải phụ thuộc Đại Việt . Đây là con dao hai lưỡi vì nếu ép quá có thể Lưu Kỷ sẽ đầu phục Tống sau đó. Nhưng những lão thành quân sự, quyền mưu chính trị luôn biết điểm mà dừng. Gây khó khăn cho Lưu Kỷ thì được nhưng không thể đẩy hắn đến bước đường cùng .


Ngô Khảo Ký đã gửi thơ cho Lý Thường Kiệt về việc Tô Giám và người tên Tống Kiệt , việc này Lý Thường Kiệt rất coi trọng nhưng cũng không phải là lý do để ông có thể thay đổi kế hoạch mà đưa đại quân đến Ung Châu. khi quân triều đình Đại Việt đến Ung Châu thì lương thực lúc ấy theo danh nghĩa phải là quân triều đình cấp. Lúc đó kế hoạch hạn chế Lưu Kỷ sẽ ngâm nước hoàn toàn.

Việc Tô Giám và Tống Kiệt rất đơn giản giải quyết, Lưu Kỷ đã bao vây lớp trong lớp ngoài Ung Châu hai kẻ này nếu ở Ung Châu thì chạy không được. Nếu Tống Kiệt không ở Ung Châu thì đại quân triều đình có đến cũng không tác dụng gì.

Lý Thường Kiệt chỉ cử một ngàn kị binh tinh nhuệ chặn co đường đến Ải Công Lôn là đủ đảm bảo không có ai từ Ung Châu có thể chạy về Quế Lâm.

Nhưng Lưu Kỷ có phải là tay mơ? Thưa không. Hắn cũng đang dần ý thức được vấn đề nghiêm trọng mà cố sức bằng cách nhanh nhất đánh thành Ung Châu.

Trong sử sách nào cũng ghi vắn tắt trận đánh Ung Châu trong lịch sử như sau: “Thành Ung Châu kiên cố và có nhiều quân lương, khí giới do đây là nơi tập kết của cải của nước Tống để đánh Đại Việt. Tô Giám lại là một tướng lão luyện của Tống. Y dùng tài sản phân phát cho dân chúng trong thành, dùng lời khích lệ tinh thần khiến cho cả thành đồng lòng cố thủ. Lý Thường Kiệt vây thành ngót hơn một tháng không thể hạ nổi. Quân Đại Việt nghĩ cách đào hầm xuyên qua hào sâu và tường thành để đột nhập vào trong thành. Quân Ung Châu phát hiện được hầm, Tô Giám cho phóng hỏa đốt ngay miệng hầm khiến quân Đại Việt lại bị thương vong. Quân Đại Việt dùng hỏa công, bắn các loại đạn gây cháy từ máy bắn đá và hỏa tiễn vào trong thành gây nhiều thương vong cho dân chúng và binh lính Tống. Thành Ung Châu bị cháy nhiều nơi, không đủ nước dập lửa.

Trong thành lại bị thiếu nước uống, dân chúng phải uống nước dơ bẩn, dịch bệnh do đó mà bùng phát khiến rất nhiều dân chúng bị chết. Dù vậy tường thành vẫn không hạ được. Đạn từ máy bắn đá thời kỳ này tỏ ra không đủ sức đánh thủng tường thành Ung Châu . Cuối cùng, Lý Thường Kiệt dùng kế thổ công. Ông sai quân lấy đất xúc vào bao, làm đến hàng vạn bao đất rồi bắt tù binh người Tống liều mạng vượt qua mưa tên khiên bao đất xếp dưới chân thành để tạo thành bực thềm. Chẳng mấy chốc đã làm được một đường dốc cao tới mặt thành. Quân Đại Việt theo đó tràn vào thành như nước vỡ bờ, thế không ai địch nổi. Tô Giám vẫn liều chết lãnh đạo quân và dân chúng thành Ung Châu chống cự, khi thấy không còn hy vọng bèn quay về nhà giết hết người nhà tổng cộng 36 người, chôn xác xuống hố rồi tự thiêu chết. Tô Giám liều mình như vậy khiến dân chúng thành Ung Châu cảm kích mà không chịu đầu hàng, họ đã chiến đấu đến cùng trong tuyệt vọng. Tai ương đã ập lên tất cả họ, một cuộc thảm sát đã diễn ra.
Lý Thường Kiệt để hoàn thành cuộc chiến tiêu hao đã hạ lệnh giết tất cả người trong thành. Ngày 1.3.1076, thành Ung Châu bị hạ sau 42 ngày cố thủ.”

Và vô tình nó đã trở thành kim chỉ nam cho mọi tác phẩm sau này cứ thế mà viết theo. Nhưng sự thật có phải như vậy chăng.

Ngày 1.3.1076 thành Ung bị hạ sau 42 ngày Lý Thường Kiệt vây hãm đó là sự thật. Tức là ngày 20-1-1076 quân triều đình mới tới Ung Châu. Trong khi đó quân của Lưu Kỷ đã đến đây từ ngày 10-12-1075 và vây hãm Ung Châu hơn một tháng trước khi Lý Thường Kiệt đến nơi.

Liệu có ai từng đặt câu hỏi trong 42 ngày Lý Thường Kiệt đến nơi tại sao ông ta làm được quá nhiều việc như vậy? đào đường hầm, bắn lửa làm cháy trong thành dân, dẫn quân chặn đánh Trương Thủ Tiết ở Ải Côn Lôn, rồi lại đắp cả đường đất lên đầu thành.

Có công việc nào là không tiêu tốn thời gian và công sức, trong 42 ngày này toàn là quân triều đình của Lý Thường Kiệt làm tất cả mọi việc trên? Trước đó hơn một tháng quân của Lưu Kỷ chỉ đóng ở nơi đó mà không làm gì săn chực nằm chờ hơn một tháng trời?

Không không không. Người chủ trì tấn công Ung Châu là Lưu Kỷ. Quân Đại Việt triều đình lúc bấy giờ chỉ có ba vạn một nửa là dân phu. Lý Thường Kiệt còn phải phân rất nhiều quân để canh phòng đường lui cho quân triều đình tại Khâm Liêm hai Châu. lại phải phân quân Canh giữ Bạch Châu tránh cho việc quân Tống từ Quảng Châu đánh úp vào cánh của quân Đại Việt ở Ung Châu.

Lực lượng Lý Thường Kiệt trú đóng tại Bạch Châu trong lịch sử phải rất rất đông vì Quảng Châu là một đại thành ở phương Nam nước Tống với số quân thường trực lớn. Nếu Bạch Châu không giữ thì quân Tống có thể đánh thốc xuống Liêm Châu , Khâm Châu chặt đứt đường lui của quân triều đình. Điều này quá nguy hiểm và bất kì một nhà quân sự nào đều không mong muốn nhìn thấy.

Cả một vùng rộng lớn ba châu Khâm -Liêm -Bạch quân triều đình phải phân ra để thủ vững thì số quân Lý Thường Kiệt có thể mang đến Ung Châu là bao nhiêu. Ắt hẳn không thể vượt quá 1 vạn quân chính quy. Do đó đánh Ung Châu cả trong lịch sử và hiện tại đều là lấy Lưu Kỷ làm chủ đạo, mặc dù trên danh nghĩa tổng chỉ huy chiến dịch là Lý Thường Kiệt .

Và việc công thành dài hơi như leo thành, bắn phá, đào hầm , đắp đất đều là quân thổ ti Đại Việt làm. Lý Thường Kiệt chính là dẫn quân chặn cửa Côn Lôn đánh tan đội quân tinh nhuệ tủa Trương Thủ Tiết.

Và hiện tại Lưu Kỷ cũng đang làm điều hắn làm trong lịch sử, đắp đất lấp sông, đắp đất thành đường để công lên tường thành.









Ta cất giấu bản công pháp ngự thú hot nhất từ trước đến giờ, các ngươi mau ghé check Không Khoa Học Ngự Thú