Đương nhiên Ngô Khảo Ký sẽ không thể nào biết được cong cong quấn quấn trong quan trường cũng như triều đình quân cơ Đại Tống . Hắn chỉ phát mộng khi nhân được tin tức của Ngô Khảo Tích , quân Tống vậy mà phát binh một vạn tiến đánh Ngô Châu.
Trong thư là Ngô Khảo Tích hỏi qua ý kiến của Ngô Khảo Ký nên làm gì và trình bày ý kiến của Ngô Khảo Tích là nên đánh Liễu Châu chặn đường lui của quân Trương Thủ Tiết.
Nói đến Ngô Khảo Tước và Ngô Khảo Tích tuy cùng là đóng quân ở Ải Côn Lôn nhưng thuộc hai hệ thống và không chịu quyền quản lý của nhau, có sự độc lập nhất định. Nói cách khác cả hai ngươi ngang cấp và cùng chịu điều phối chung của Lý Thường Kiệt . Cho nên mọi quyết định cả hai người sẽ thương lượng và bàn bạc ý kiến chứ không có quyền ra lệnh cho đối phương.
Nghe thì có vẻ rất loạn nhưng thực tế tính linh động cực cao.
Nói như thế nào đây, hệ thống quân sự của Đại Việt lúc này và Đại Tống rất rất khác biệt. Ví như cùng một sự việc trên chiến trường thì Võ tướng nước Tống cực kỳ bị động, đánh hay lui, đánh ra sao đánh như thế nào đều phải cấp báo về cấp cao hơn, cấp cao hơn lại báo về Binh Bộ, Binh Bộ lại tham khảo Nội Các cùng ý kiến của Tống Hoàng đế, sau đó Từ hoàng đế lại ban lệnh chỉ đạo tướng ngoài tiền phương đánh trận. Nói thật cách đánh này sẽ làm bỏ lỡ nhiều chiến cơ, không tiện cho tiến công dã chiến vì tiến công thường chiến trường sẽ cực kỳ biến đổi nhiều và không thể chờ đợi điều lệnh từ triều đình.
Nhưng cách điều hành quân sự của người Tống không phải không có lý do. Triệu Khuông Dận là xuất thân binh nghiệp trong lúc cầm quân nơi tiền tuyến quay ngược giáo chiếm tấn công kinh sư mà lên ngôi. Chính vì vậy hơn ai hết Triệu Khuông Dận hiểu được mối nguy hại của võ tướng khi nắm quá vững binh quyền, rất dễ làm phản và… sẽ làm phản thành công.
Chính vì điều này mà Triệu Khuông Dận cũng như các đời vua Tống luôn luôn dè chừng các Võ tướng, dùng quan văn ức quan Võ, mọi sự chỉ đạo chiến trận buồn cười thay toàn là quan văn không biết gì nhúng tay. Ở nước tống người nắm quyền binh mã không phải Võ Tướng mà là cách Giáo Úy mỗi vị nắm tầm 1 ngàn quân không thể lật nên bọt nước gì.
Tướng quân nhà Tống thì nằm ở Kinh thành, nhà cửa vợ con đều nằm dưới sự kiểm soát của triều đình, lúc nào đất nước cần thì Võ Tướng được chỉ định sẽ xuất binh. Tất nhiên ở Tống cũng có một vài ngoại lệ điển hình là Dương gia đời đời thủ Thái Nguyên chống quân phương Bắc, tuy vậy, gia đình này luôn bị triều đình nhà Tống nghi kỵ, gây khó khăn và thường bị các gian thần trong triều hãm hại. Cái chết của Dương Kế Nghiệp cùng 5 người con trai không phải không có bàn tay triều đình trung ương của Tống triều. Cái gì mà Dương gia quân hay Nhạc gia quân của Nhạc Phi đó chỉ là dân gian truyền tụng trong tiểu thuyết, với một triều đình trung ương phong kiến tập quyền ở mức cao độ như Tống triều nếu có tư binh nhiều như vậy thì bị buộc tội phản quốc lâu rồi.
Nói chung sau khi Dương Kế Nghiệp đi đời nhà ma thì hệ thống đời đời trấn thủ biên ải của các tướng gia nhà Tống cáo phó lâm chung, đến đời thứ ba nhà họ Dương chính là Dương Văn Quảng thì Dương gia cũng chỉ là hữu danh vô thực ở Thái Nguyên mà thôi. Thậm chí đến đời thứ 5 của nhà Họ Dương là Dương Tái Hưng thậm chí còn theo Tào Thành làm phản, nếu không có Nhạc Phi chiêu hàng được thì đúng là Dương gia thanh danh cũng đi đời nha ma.
Nhưng cách điều quân kiểu này của nhà Tống có một cái lợi nho nhỏ đó là ở chữ ổn, tuy đánh kiểu này sẽ bỏ lỡ chiến cơ khó mà dã chiến tiến công nhưng nếu để phòng thủ phản công lại là rất thỏa. Chính vì hệ thống tường không hiểu quân, quân không biết tướng như trên cho nên nếu muốn để một vị tướng quân đem quân chinh phạt là khó khăn. Nhưng muốn phòng thủ thành trì xem ra vẫn rất ổn. Mà đã phòng thủ thành trì là việc đánh giài hơi và tiêu hao chiến. Về tiêu hao chiến nước Tống chưa suwowk bất kì nước nào vì họ luôn tự phụ là mình giàu có.
Cho nên có thể hiểu một điều hệ thống quân sự của người Tống không phải là tồi tệ hết mức, mà cách tư duy chiến thuật của họ kỳ khôi mà thôi. Họ cũng tự biết lỗ hổng quân sự của mình và cố tình thay đổi sách lược để khỏa lấp lỗ hổng đó. Người Tống không hề ngu dốt, họ hiểu được sự tồi tệ của việc quan Văn chọc tay vào việc của quan Võ, họ hiểu được việc bất cập của quân tướng không hiểu nhau. Nhưng vì cái gọi là “tổ huấn” của đời đời nhà họ Triệu thì các Vua Tống sẽ không triệt để thay đổi tận gốc vấn đề yếu kém quân sự. Thay vào đó họ sẽ tìm cách làm sao lươn lẹo để khỏa lấp lỗ hổng quân sự trên.
Hệ thống quân sự Đại Việt thì có chút đặc biệt, trong khi nhà Tống là dùng Văn ức võ, Văn nhân can thiệp và chỉ đạo Võ Tướng thì ở Đại Việt ngược lại, Văn làm việc vủa quan Văn, Võ làm việc của quan Võ. Nhưng Đại Việt không phải không có yếu điểm trong hệ thống quân sự của mình.
Chính quyền nhà Lý đang là thời kỳ quá độ lên Trung Ương Tập Quyền Phong Kiến từ chế độ Cát Cứ Phân Quyền. Và cái bóng của cát cứ phân quyền với các địa phương quân phiệt thế gia vẫn rất rất lớn. Cho nên hệ thống quân sự của Đại Việt có vẻ hơi rời rạc.
Mặc dù Đại Việt có hệ thống quân thường trực Thiên tử quân lên đến 3,6 vạn người, nhưng có một nửa lại dùng để đề phòng hay chấn áp các thế lực quân phiệt ngo nghoe. Không có hệ thống Biên quân chính quy mà chỉ cùng thổ binh để phòng ngự biên giới. Cho nên biên giơi Đại Việt thời Lý có vững chắc hay không lại dựa cả vào sự trung thành hay không của các thổ binh kê động thủ lĩnh. Điều này rất rất bất cập khi một đất nước không có quân chính quy thường trực ở Biên Ải.
Thành thử ra từ thời Lý đến thời Trần, hễ có chiên tranh với phương Bắc à chỉ trong vài ngày chiến trường lại sát hẳn Thăng Long thành. Việc có vài trận đánh phòng thủ nơi biên giới là có. Nhưng đều là vua quan Lý -Trần dẫn quân từ Thăng Long mà đi tới Biên Ải nghênh địch.
Lý – Trần thời kỳ, đặc biệt là thời Lý, tướng ngoài chiến trường có rất nhiều quyền lực, công thủ hay đánh với chiến thuật nào thường là rất tự chủ. “Bề trên” ở Long thành chỉ can thiệp đại loại như đánh hay hòa, còn việc đánh ra sao hay đánh như thế nào tuyệt nhiên không can dự.
Nói vậy để hiểu cánh quân của Ngô Khảo Ký và Ngô Khảo Tích khá linh động và tự do, cũng như cánh quân của Thân Cảnh Phúc vậy. Đánh ra sao là chuyện của các tướng chỉ là cần tuân thủ mục tiêu chung là được. Cách làm này có lợi cũng có hại, có lợi đó chính là nếu tướng quân giỏi, có bản lĩnh, hiểu thời cơ sẽ luôn chủ động bắt được thời cơ. Nhưng nếu chỉ huy là người kém cỏi thì rất dễ mắc sai lầm chiến thuật. Tất nhiên hệ thống nào cũng có lợi và hại đan xen chẳng một hệ thống nào là hoàn chỉnh nhiều mặt. Nhưng xem ra hệ thống của Đại Việt có phần dễ thở hơn cho các vị Tướng cầm quân. Chỉ cần tổng chỉ huy như Lý Thường Kiệt biết dùng người đúng và phân bố các vị tướng quân đúng sở trường thì bọn họ hoàn toàn có thể tự phát huy sở trường và chớp thời cơ dành chiến thằng.
Ví nhủ Ngô Khảo Tích và Ngô Khảo Ký cả hai có nhiệm vụ khác nhau. Ngô Khảo Ký thiệt công thủ thành trì cho nên Ải Côn Lôn thủ bị hay tấn công Liễu Châu phải là Ngô Khảo Ký chỉ huy. Ngô Khảo Tích giỏi dã chiến hành quân tập kích thì việc dã chiến phải nghe Ngô Khảo Tích. Đó là cái hay của cách dùng người ở Đại Việt .
Lúc này thủ ở Côn Lôn Ải là 5 ngàn tinh binh mã tráng của Ngô Khảo Ký với đầy đủ khí giới thủ thành tân tiến nhất đã mang đến từ lâu. Nhưng một vạn quân của Ngô Khảo Tích lại ra ngoài cổng Côn Lôn đóng quân ở Bình nguyên dưới chân núi Kiều Vân cách Côn Lôn 10 dặm về phía Tây. Cả hai tạo thành thế ỉ dốc nhìn chằm chằm về Liễu Châu.
Liễu Châu muốn đem quân đánh Ngô Khảo Tích sẽ bị quân của Ngô Khảo Ký tập kích bên cánh, mà nếu Trương Thủ Tiết cả gan tấn công Ải Côn Lôn thì đảm bảo hắn có đi không có về.
Nhưng vấn đề là cả Ngô Khảo Ký và Ngô Khảo Tích với cả gần 2 vạn quân đang nhìn chằm chằm Liễu Châu mà tên Trương Thủ Tiết dám mang quân đi đánh Ngô Châu thì đây là một điều không thể nào tin nổi. Đến ngay cả mù quân sự như Ngô Khảo Ký cũng không thể nào tin đây là sự thực.
“ Trịnh huynh, tin cấp báo về bè lũ Trương Thủ Tiết vậy mà bỏ thành Liễu Châu mang đi tám chín ngàn chủ lực tấn công Ngô Châu. Ta dự chù chuyện này có trá.. ngươi có thể nhanh nhất thám thính tình hình Liễu Châu, Quế Châu hay không?” Ngô Khảo Ký quay lại hỏi Trịnh Cao.
Không thể nói Ngô Khảo Ký quá cẩn thận trong chuyện này, nhưng đánh trận không phải là chuyện đùa, nếu đây là kế nghi binh dụ cho cả Ngô Khảo Ký và Ngô Khảo Tích tấn công Liễu Châu sau đó nhất cử tiêu diệt họ thì không phải là chuyện không thể xảy ra.
“ Đại nhân, quân của Trương Thủ Tiết chỉ có một vạn, bọn họ nói vống lên là 10 vạn nhưng theo như tiểu nhân nguồn tin thì chính xác chỉ có một vạn, Liễu Châu thành nhỏ chỉ có 500 quân phòng thủ. Cho nên nếu quân chủ lực Đại Tống không bổ xung thì nơi này chỉ còn lại không tới hai ngàn người. … Cái chính là tiểu nhân sợ quân triều đình Đại Tống lại có bổ xung. Nếu không có thì bọn Trương Thủ Tiết nào dám nghênh ngang tiến đánh Ngô Châu” Trịnh Cao không phải là không biết tí nào quân sự, hắn thời gian này theo hầu Thân Cảnh Phúc nên cũng có võ vẽ mà học qua.
“ Đây chính là điểm mà ta e ngại nhất… chỉ sợ Liễu Châu đã có viện binh. Cái chính là ta khôn đủ thông tin cho nên cần ngươi khẩn cấp tìm hiểu, trong 2 ngày có được chăng?” Ngô Khảo Ký lấy làm khó khăn dò hỏi Trịnh Cao.
“ Tiểu nhân sẽ cố gắng hết sức, thực tế trong Liễu Châu cũng cũng có cơ sở của tiều nhân, tuy không nhiều nhưng cũng có chút sức lực, việc này cam đoan hai ngày sẽ cho đại nhân câu trả lời” Trịnh Cao nghiêm túc thưa.
“ Được, nếu Trinh huynh hoàn thành việc này, lại là một mẻ công lớn. Ta lại thiếu Trịnh huynh thêm một ân tình, nói thật hai nhà đã kết thân thì ta cũng không nói nhiều. Bố Chính nhập rất nhiều hàng độc quyền của người Châu Âu rất có giá trị. Lúc này không cần khách khí, Ngô Khảo Ký tôi có miếng ăn không để Trịnh gia Quảng Đông đói kém…” Ngô Khảo Ký trịnh trọng đưa ra hứa hẹn. Hắn rất khôn khéo tách Trịnh Cao khỏi Trịnh thị Huynh Dương mà nói chuyện.
Mà Trịnh Cao cố gắng nỗ lực bấy lâu cũng chỉ là vì thứ này mà thôi.
“ Cẩn tuân đại nhân chỉ dạy, tiểu biết được lời nói của đại nhân trọng lượng không rời , việc này cứ bao ở cha chon Trịnh gia chúng tôi” Trịnh Cao mở cờ trong bụng, theo như cách nói của Ngô Khảo Ký thì chắc chắn con hàng này lại thủ đồ tốt để buôn bán. Tuy giờ chiến tranh gây ách tắc giao thương nhưng tương lai đâu? Chỉ cần đủ lợi nhuận thì Trịnh Cao hắn sẵn sàng liều mạng già.
Lúc này Trương Thủ Tiết đúng là đang lung lay trên xe ngựa mà tiến quân Ngô Châu hắn thực sự tức đến hộc máu mà ngã bệnh. Nhưng kêt cả như vậy hắn vẫn phải tiến quân Ngô Châu, lúc này Trương Thủ Tiết nếu cáo bệnh sẽ bị nghi ngờ là giả bệnh trốn chiến. Trong tình hình này không ai tin hắn đột nhiên đang khỏe mạnh mà lâm bệnh cả.
Nhưng Trương Thủ Tiết lão tướng trận mạc cũng không phải tay mớ, hắn bày nghi binh trận điều toàn quân chủ lực rất tự tin đánh Ngô Châu. Điều này sẽ khiến cho quân Đại Việt hoang mang không hiểu tại sao Trương Thủ Tiết có lá gan này.
Tiếp theo đó Trương Thủ Tiết cũng yêu cầu Lưu Di ở Quế Lâm tập hợp 5 ngàn tân binh cùng 5 ngàn nông dân phô chương thanh thế tiến về Liễu Châu đánh lừa quân Đại Việt rằng Liễu Châu có viện binh của triều đình. Như vậy chỉ cần quân Đại Việt ở Ải Côn Lôn không kịp thời tấn công Liễu Châu để thời gian cho Trương Thủ Tiết hắn đánh hạ Ngô Châu thì mọi chuyện đại công cáo thành.
Đây là binh đi nước hiểm nhưng Trương Thủ Tiết hắn không thể không đi.