Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 217: Ngô Khảo Ký hồn nhiên gây loạn Đông Á




Ngô Khảo Ký đào hố chôn bản thân, chôn luôn cả một khu vực thế lực các phía. Nói thật hành động của Ngô Khảo Ký không chỉ ảnh hưởng mình bản thân hắn mà ảnh hưởng liên đới toàn bộ các thế lực liên quan.

Đối với Tống, Liêu, Tây Hạ, Mân Quốc không phải nói. Hành độn của Ngô Khảo Ký ảnh hưởng trực tiếp đến họ.

Tống – Mân dĩ nhiên không cần bàn, cách làm việc bố láo của công ty Tân Bình Đông Hải đã ảnh hưởng chiến cuộc cả hai bên một cách trực tiếp nhất. Gió đổi chiều liên tục giữa hai thế lực này.

Bốn vạn quân Tống qua bờ bên kia sông Trường Giang và đã chiếm giữ Tô Châu. Uy hiếp trực tiếp Thường Châu Thành. Nhưng quân Vương thị cũng cứng vô cùng, khu vực này toàn ao hồ cho nên kỵ binh phương bắc không có đất dụng võ. Tuy chiếm được Tô Châu thành nhưng quân Tống cũng mắc kẹt ở đây không thể mở rộng lợi thế.

Hàng Châu Thường Châu được nối bằng Thái Hồ với thủy quân của mình ở Thái Hồ thì Vương thị Mân quốc vẫn ung dung hỗ trợ nhau tạo thành thế gọng kìm đối chọi cùng bốn vạn quân của Đại Tống ở Tô Châu. Với ưu thế của thuốc nôt, lựu đạn cùng những khẩu pháo lởm để thủ thành thì quân Tống không thể bước thêm một bước nào.

Tuy rằng chiếm được Tô Châu và đả thông con đường đến bờ sông Trường giang đoạn Hội đảo giữa dòng rồi tạo cầu nổi nối hai bên bờ nam bắc. Nhưng cuối cùng thủy binh của Vương thị vẫn mạnh hơn một bậc cho nên quấy nhiễu liên tục ở khu vực này khiến cho việc qua sông của quân Tống trở ngại vô cùng. Thành thủ ra bốn vạn quân chiếm Tô Châu không có lực lượng hỗ trợ nhiều cho nên chỉ có thể cố thủ và tạo thế uy hiếp.

Vương thị có nổi khổ không nói nên lời. Họ thuê Ngô Khảo Ký bao vây Thái Châu, Ngô Khảo Ký thực hiện đúng hợp đồng thậm chí còn “ chiếm đóng” Thái Châu. Nhưng việc chiếm đóng này chỉ là một màn kịch mà ai cũng nhìn ra. Nhưng Vương Thị vẫn phải trả tiền bình thường. Không trả tiền không được vì Ngô Khảo Ký sẵn sàng công phá hậu phương Vương Thị dọc bờ biển nếu Vương thị dám láo. Mân quốc mới lập đã khổ lắm rồi không chịu nổi Ngô Khảo Ký dày vò cho nên phải cắn răng trả tiền.

Ảnh hưởng của hai bên Tống _ Mân rõ ràng như vậy ai cũng nhìn ra.

Nhưng sự việc phong vương cho Ngô Khảo Ký làm có cả khu vực rộng lớn bị ảnh hưởng. Đầu tiên là Tây Hạ muốn thừa cơ đưa quân Đông tiến vào lãnh thổ Đại Tống kiếm chác. Nhưng lúc này nghe tin Ngô Khảo Ký được Đại Tống phong vương sau đó đem quân đánh Liêu thì Tây Hạ thấy tình hình có biến nên nằm yên một chút xem diễn biến.

Liêu thì là quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất. Liêu nghe tin Đại Tống rút năm vạn quân thiện chiến ở biên giới phía bắc chuyển về phương nam chiến đấu cùng Mân quốc thì nhao nhao muốn động. Nhưng nói thật tình hình của Đại Liêu lúc này bết bát vô cùng đúng thật là một cơ hôi tốt để thôn tính. Nói thật chỉ có Đại Tống quá yếu hèn mới không dám tấn công Đại Liêu lúc này mà thôi.

Thời gian này ở Đại Liêu Đạo Tông Gia Luật Hồng Cơ lên ngôi, đến tháng 7 năm 1063 thì Gia Luật Trọng Nguyên nghe theo lời của con trai mà phát động bạo loạn, tự lập làm hoàng đế, không lâu sau thì bị Liêu Đạo Tông bình định, Gia Luật Trọng Nguyên tự tử. Trong thời gian Liêu Đạo Tông tại vị, chính trị của Liêu hủ bại, quốc thế dần suy lạc. Liêu Đạo Tông không tiến hành cải cách mới, bản thân lại thoái hóa xa xỉ, đương thời địa chủ và quan lại đẩy mạnh chiếm giữ đất đai, bách tính thống khổ không kham nổi, lời oán thán khắp nơi. Liêu Đạo Tông trọng dụng các gian nịnh thần như Gia Luật Ất Tân, bản thân không lo chính sự, đồng thời tin theo sàm ngôn của Gia Luật Ất Tân rằng Tướng Tín hoàng hậu Tiêu Quan Âm và linh quan Triệu Duy Nhất thông gian, ban chết cho Hoàng hậu ( 1075). Gia Luật Ất Tân phòng khi Thái tử đăng cơ sẽ bất lợi đối với bản thân, vì vậy cố gắng hãm hại Hoàng thái tử Gia Luật Tuấn, sau đó lại sát hại. Triều chính rơi vào rối ren vô cùng tận. Các phe phái chia rẽ tranh nhau quyền lực. Đại Liêu rơi vào thời kỳ suy thoái tột độ.

Cho nên lúc này Đại Tống biên giới khá trống trải nhưng Gia Luật Hồng Cơ tốn đến mấy tháng trời mà không có tập hợp được quân đôi ra hồn.

Lúc vừa mới chuẩn bị được quân đội ra dáng một chút tầm 3 vạn kỵ binh thì không biết chui từ đâu ra một thằng khốn có tên Ngô Khảo Ký hiệu là Long Vương Đông Hải ( Lúc này Ngô Khảo Ký vẫn chưa hiểu bản thân mình bị Tống hố) xuất hiện và đánh đập tàn nhẫn.

Đại Tống tình hình nội bộ lục đục , hoàng quyền vương thất đang tranh nhau túi bụi, các phe đảng đang đối chọi gay gắt cho nên ít quan tâm ngoại giới. Thêm vào đó thủy quân của Đại Liêu cực yếu và mỏng cho nên họ cũng không quan tâm mấy tình hình trên biển. Nói chung vùng biển Hoàng Hải chỉ có ba thế lực Tống – Đại Liêu và Cao Câu Ly . Trong khu vực này thì thủy quân của Tống mạnh nhất sau đó đến Liêu cuối cùng là Cao Ly.

Nhưng chẳng đứa nào dám gây sự Đại Liêu cả vì hai thằng Cao Ly hay Đại Tống mà láo nháo trên biển là Đại Liêu nó xua kỵ binh trên bộ đánh đập tàn nhẫn ngay. Chính vì lẽ đó cả cường quốc Đại Liêu chỉ có vạn thủy binh và chẳng có tí nào gọi là tinh nhuệ. Nói chung Đại Liêu không phát triển hàng hải, còn kém xa cả Đại Tống.

Gia Luật Hồng Cơ đang vui vẻ chỉnh đốn ba vạn kỵ binh chia làm hai cánh 1 vạn ở Đại Đồng và hai vạn ở Ung Châu dự định làm một mẻ với Đại Tống . Một là để phô chương thanh thế của bản thân chấn áp dư luận trong nước, hai là để cướp bóc lừa lọc Đại Tống một chút kiếm ít tiền tiêu vặt.

Nhưng Gia Luật Hồng Cơ chẳng vui được bao lâu thì đã nghe tin dữ, không biết từ đâu có một đám chiến hạm xuất hiện nhất cử đánh tan toàn bộ thủy quân Đại Liêu rồi tiến hành càn quét dọc bờ biển cả vùng Hoàng Hải.

Chiến dịch này của Ngô Khảo Ký thuận lợi đánh tàn luôn cả lực lượng thủy quân của Cao Ly.

Ở nơi này đáng thương nhất là Cao Ly, họ là bị đánh nhầm chứ không phải Ngô Khảo Ký cố tình hành hạ dân tộc này.

Ok, ba mươi vạn lượng bạc là con số quá lớn đủ để Ngô Khảo Ký đánh đổi lương tâm, hắn xua mười vạn tinh binh hải quân với tranh bị chiến hạm hùng hậu nhất đánh vào Cảng Đại Liên, nơi này có một vạn thủy quân của Đại Liêu trú đóng.

Một vạn quân của Đại Liêu với gần hai mươi đại hạm cũ kĩ cùng hơn trăm tiểu hạm đủ để Ngô Khảo Ký đánh? Trong tình huống bị đánh bất ngờ và thua thiệt về mọi mặt thì thủy quân Đại Liêu không chịu nổi một kích mà tan tan dã, số chết số chìm nhiều không kể hết. Gia Luật Thác Bác ngay lập tức gửi thư ra lệnh cho Cao Câu Ly cứu viện. Lúc này Cao Câu Ly đang là thuộc quốc của Đại Liêu nên không dám không nghe binh xuất 4 ngàn với gần 50 chiến hạm tấn chạy đến Đại Liêu hỗ trợ.

Kết quả thì ai cũng hiểu, Cao Ly bị đập tan tành và bị đưa vào danh sách đen của công ty Tân Bình Đông Hải . Nhưng vì hợp đồng quấy phá biên giới Đại Liêu trong 4 tháng để nhận 30 vạn lượng bạc cho nên Ngô Khảo Ký tạm thời bỏ qua. Nhưng trừng phạt là không thể không thực hiện. Ngô Khảo Ký cử sứ giả tới Khai Thành thủ đô Cao Ly đòi vua Cao Ly Tuyên Tông “đền bù” phí chiến tranh 20 vạn lạng bạc. Không đền bù thì chờ dọn thủ đô đi.

Không hiểu sao Cao Ly đặt thủ đô ở một thành phố cạnh biển đó chính là Khai Thành ( thành phố Kaesong của CHDCND Triều tiên này nay). Cái thành phố này có lẽ chống đỡ rất tốt kỵ binh phương bắc của Đại Liêu với dãy núi KumChoi áng ngữ phía Bắc, nhưng vấn đề nó nằm ngay cạnh biển Hoàng Hải nơi mà mười vạn đại quân Ngô Khảo Ký đang đi chợ.

Lúc này không những Đại Liêu thất kinh mà cả bán đảo Liêu Đông đều loạn cả rồi.












Võng du , bổ trợ huyền huyễn , lưu ý đây là truyện hậu cung ai dị ứng né luôn hộ mình