Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 246: Mục đích thực sự




Trong thời điểm rối ren thì Triệu Húc đang mặt mày đang ba phần ủ rũ ba phần hoảng hốt còn có bốn phần rối ren ngồi đó nơi Ngự Thư Phòng mà đọc tấu sớ cùng báo cáo khắp nơi gửi về.

Thế cục chuyển biến quá nhanh, Triệu Húc vừa từ một chút đắc ý thành công bị đánh lại cho nguyên hình. Lúc này ông ta cực kỳ giận đám quan viên thụ phụ đứng đầu “nội các” kia. Nói thật lần này quyết định rút củi đáy nồi là các quan viên lên kế hoạch rồi cùng nhau thuyết phục Triệu Húc hắn. Bản thân Triệu Húc không quá quyết đoán, hắn lắc lư khắp nơi cho nên nghe thuyết phục cái bánh rất thơm cũng nghe mà ăn vào, không ngờ bánh thơm nhưng bên trong có độc.

Lúc này ra chuyện thì đám quan viên đổ vấy trách nhiệm cho nhau, tư thế nhảy khỏi vũng bùn kệ cho Triệu Húc dãy dụa, thậm trí mấy tên như Vương An Thạch , Tư Mã Quang còn dâng thư từ quan về dưỡng lão.

Hành động này chỉ là xu cát tị hung mà thôi, nói thẳng là Triệu Húc không thể thiếu bọn này để duy trì sự hoạt động ổn định của triều đình. Cho bọn này hôi hương thì bảo toàn danh dự của các” nho gia” thối này, sau một thời gian chuyện yên ắng tất nhiên Triệu Húc hắn lại phải mời đám này ra làm quan mà thôi.

Nói trắng ra là Triệu Húc sau khi gánh nồi chán chê lại phải hợp tác cùng đám quan viên này tiếp.

Thử hỏi ai trong trường hợp này mà không tưc giận, mà không bàng hoàng.

Nhiều cuộc họp của Xu Mật Viện liên tục được tiến hành, kết quả chỉ có một đó là dự chi khuynh quốc mà chiến cũng chưa chắc ngăn cản được Ngô Khảo Tước nam phạt. Lại thêm cả chục vạn quân Đại Liêu tấn công vào Thái Nguyên thì Đại Tống đỡ không được.

Vấn đề đó là mười vạn tinh binh đại Tống còn ở phương Nam tiếp chiến cùng Vương Thị. Vương thị Vẫn còn đó Phúc Kiến- Trường Sa và là mối họa lớn vô cùng.

Ở phương Bắc Đại Tống còn tổng cộng hơn năm mươi vạn đại quân trong đó mười lăm vạn thủ Biện Kinh không thể di chuyển. Ba mươi lăm vạn còn lại nghe thì nhiều nhưng thực tế trải dọc phòng thủ ba mặt Tây Hạ, Đại Liêu, Liêu Đông cho nên mỗi mặt có là bao đâu.

Mà Quách Quỳ, Triệu Tiết cũng báo cáo khá thực tế, mang tiếng ba mươi lăm vạn quân ở biên giới, nhưng thực tế tinh nhuệ có thể chiến đấu sòng phẳng với thảo nguyên chỉ có hai mươi vạn. Trong đó mười vạn đã mang đi về phương nam. Cho nên tổng kết lại hàng tuyến phương Bắc không thể nào ăn nổi quân thảo nguyên trừ khi chiếm được Trường Thành và ngăn quân thảo nguyên ngoài quan ngoại.

Nhưng vấn đề là trường thành khắp nơi đều thủng lỗ trỗ do quân thảo nguyên chiếm đóng. Cả một dãy phía đông Trường Thành tiếp giáp Liêu Đông là quân Liêu Đông chiếm toàn bộ. Dãy phí Tây thì một nửa Đại Tống đang kiểu soát, một nửa trường thành là do Gia Luật Hồng Cơ kiểm soát. Từ những chỗ này kỵ binh thảo nguyên tự do nhập quan tàn phá. Ba lăm vạn bộ binh là chính của Đại Tống chỉ có thể phòng thủ trong các công sự thành trì mà thôi.

Tức là quân thảo nguyên có thể thoải mái vào nội địa Đại Tống tàn phá khắp nơi. Có thể Hoàng Hà ngăn cản được một hai bước chân kỵ binh Đại Liêu. Nhưng vấn đề là người Tống phải rút hết quân ở Đại Đồng về phòng thủ bên bờ Nam sông Hoàng Hà, điều này tức là Đại Tống phải từ bỏ năm châu Yên Vân ở Sơn Tây mà họ “vất vả” tái chiếm trong thời gian qua.

Đó chỉ là nói về chiến trường phía Tây, còn chiến trường phía Đông thì vô vọng khi mà Hoàng Hà không thể cản được bước chân Kỵ binh Liêu Đông khi mà còn đó một Đông Hải Vương với lực lượng thủ quân vô địch có thể kiểm soát hoàn toàn Hoàng Hà.

Tưc là nói thẳng Ngô Khảo Tước có thể chọc đến thẳng Biện Kinh uy hiếp thiên tử Đại Tống , điều này không phải nói giật gân, vì các chiến lược gia quân sự đã nhìn rõ điều này.

Đại Tống có pháo lớn, có thể là ghê gớm nhưng pháo này để công thành thủ thành chiến hiệu quả. Điều này đã được thể hiện trong cuộc chiến với Vương thị. Nhưng để tác chiến với những đội kỵ binh tốc độ như gió cuốn thì đại pháo của người Tống bất lực.

Quan trọng nhất là Liêu Đông cũng không thiếu hỏa pháo, mà theo thám báo tin tức thì hỏa pháo Liêu Đông còn mạnh hơn nhiều hỏa pháo Đại Tống.

Chỉ trừ khi Triệu Húc ra lệnh cần vương các lộ đại quân trên khắp cả nước tụ tập lại ở Biện Kinh bên dòng Hoàng Hà cố thủ thì may ra có thể dùng biển người kiều chết chơi dây dưa chiến cùng quân Liêu Đông chờ cho đám này hết lương mà rút về. Nhưng… phía Tây với người Đại Liêu thì tính sao?

Triệu Húc không quá hiểu quân sự, nhưng hắn đủ thông minh để hiểu mình đã chọc phải đại phiền toái và bước chân vào một cuộc chiến phần thắng ít ỏi vô cùng.

Triệu Húc đặt tay vào phê duyệt cho Hàn Giáng, Tăng Công Lượng quay lại trung tâm quyên lực của Đại Tống ở Biện Kinh, lúc này tình thế quá sức nguy ngập, Triệu Húc hắn cần một luông gió mới trên chính trường vì cả hai phe Vương An Thạch và Tư Mã Quang có ý đồ bỏ của chạy lấy người trốn tránh trách nhiệm trong sụ vụ này.

Trừng phạt mấy tên đại thần này thì dễ nhưng lấy ai duy trì cục diện mới là khó, trong lúc này Vua Tống nghĩ đến nhị cựu tướng ( tể tướng) Hàn Giáng, Tăng Công Lượng đồng thời Lã Khanh, Tăng Bố, Lý Định và Sái Kinh đều được triệu vào cung. Từ đây chinh trường của Đại Tống biến thiên chóng mặt.

Cùng lúc này ở dinh thự cảu Tư Mã Quang là một đám quan viên phe cánh Tả đang bí mật nhóm họp, trên mặt ai đấy đều đượm vẻ chán nản cùng sầu lo.

“ Lão phu lần này hại Tử Chiêm hiền đệ rồi….” Tư Mã Quang già nua khuôn mặt càng thêm hằn những vết nhăn sâu hoắm.

Tử Chiêm chính la tên tự của Tô Thức.

Tô Thức nghe vậy cũng lắc đầu chán nản. “ Tư Mã đại nhân nghĩ nhiều rồi, lần này là do học sinh thực sự quá coi thường Ngô Khảo Ký ….”

Nhóm người ở đây ai cũng hiểu tầng ý nghĩa hàm chứa trong cuộc nói chuyện không đầu không đuôi này. Vì bọn họ chính là chủ mưu trong chiến dịch rút củi đáy nồi.

Tô Thức , Tư Mã Quang , Vương An Thạch có ngu không mà tiếc vài đồng tiền mạo hiểm chọc giận Ngô Khảo Tước ? Không nha đừng coi thường mấy con cáo già này. Việc làm của họ có một tầng ý nghĩa sâu xa vô cùng.

Số là người dân đen hay các tay tiểu quý tộc làm sao đủ các thông tin tình báo, nhóm cáo già Đại Tống này mới là những người nắm vững nhất thông tin tình bào về huynh đệ nhà Ngô Khảo Tước và Ngô Khảo Ký.

Theo nhận định thì rõ ràng người “ cầm trịch” là Ngô Khảo Ký và Liêu Đông hay Đông Hải đều thuộc về Ngô Khảo Ký mà thôi. Nhận định của họ không hề sai vì thực tế Ngô Khảo Tước chẳng hề có bất kỳ danh tiếng hay chiến công, cũng như hành động đáng kể nào trước đó.

Với nhận định này thì đám cáo già Đại Tống lại đưa ra được kết luận Ngô Khảo Tước chỉ là một bù nhìn mà Ngô Khảo Ký dựng lên để quản lý Liêu Đông mà thôi. Trên thực tế Liêu Đông và Đông Hải vẫn là Ngô Khảo Ký nắm quyền quyết định.

Theo mấy người này thì Ngô Khảo Ký kiểu như hoàng đế còn Liêu Đông là đất phong mà Ngô Khảo Ký cắt nhượng cho Ngô Khảo Tước nhưng vị Liêu Đông Vương này không được co những hành động vượt biên hay tiếm quyền của Ngô Khảo Ký.

Ý nghĩ này không sai, vì đây vốn dĩ là quan hệ gia tộc phong kiến. Anh em ruột thịt trong nhà đánh nhau giết nhau vì ngôi vị và vì lãnh thổ là chuyện bình thường. Cho nên đám cáo già này với nghĩ ra cách làm đốn mạt đó là chia rẽ Ngô Khảo Tước và Ngô Khảo Ký.

Bọn đầu óc có sỏi này không nghĩ được nếu rút củi đáy nồi sẽ nhận được lửa giận hỏa diệm sơn từ Ngô Khảo Tước sao? Chúng thừa hiểu ra điều đó. Điều chúng muốn là Ngô Khảo Tước bị mất mặt và dấy binh.

Cùng lúc đám này sẽ gặp qua Ngô Khảo Ký dùng tiền bạc để giải quyết vấn đề, tức là dùng đền bù để ngăn lại việc Ngô Khảo Tước nam chinh. Theo nhận định của cả Vương An Thạch, Tô Thức và Tư Mã Quang thì con người của Ngô Khảo Ký cực kỳ hám lợi. Chỉ cần đủ lợi ích thì chuyện gì cũng có thể bàn bạc. Quan trọng nhất đó là xét theo quan hệ trên dưới thì Ngô Khảo Ký trong mắt đám người Đại Tống sẽ duy trì quyền lực tuyệt đối của bản thân Đông Hải Vương ở Liêu Đông. Tức là Ngô Khảo Ký sẽ áp chế Ngô Khảo Tước ở mức độ tên này không thể tự lập.

Đây là quyền mưu bình thường trong hoàng tộc, vương tộc mà thôi. Bất kỳ cổ đại nào đứng vào vị trí của Ngô Khảo Ký sẽ có quyết định y như mấy tên cáo già Đại Tống phán đoán. Để liên tục củng cố và áp đặt quyền lực của mình lên Liêu Đông, Đông Hải thì Ngô Khảo Ký chắc chắn sẽ ngăn cản Ngô Khảo Tước và tiến hành chế áp quyền lực của hắn. Đám người Tô Thức luôn cho rằng như vậy.

Tất nhiên Ngô Khảo Ký nhận được lợi ích từ Đại Tống lại tiến hành chế áp quyền lực của Ngô Khảo Tước được thì tội gì không làm phải không? Nhưng nếu Ngô Khảo Ký chế áp Ngô Khảo Tước thì sẽ làm uy tín của Ngô Khảo Tước giảm mạnh ở Liêu Đông kể từ đó vị Liêu Đông Vương sẽ sinh ra bất mãn với Đông Hải Vương .

Đó chính là mục tiêu thâm độc và là mục đích chính yếu nhất của hành động rút củi đáy nồi của Đại Tống. Con cong vẹo vẹo nhằm chia rẽ hai thế lực Liêu Đông cùng Đông Hải, chỉ cần hai bên có rạn nứt thì Đại Tống mới có thể từ từ thẩm thấu mà vào. Bời vì lúc này đám lãnh đạo Đại Tống đã nhìn thấy mối ngu cơ hiện hữu. Liêu Đông cộng thêm Đông Hải là mối nguy gấp trăm lần mối nguy Đại Liêu và Tây Hạ.

Nhưng mưu kế này của người Tống như đổ sông đổ biển khi người họ đối phó là Ngô Khảo Ký. Ngô Khảo Ký không hề có ý định trưởng khống em trai cũng không hề có tư tưởng hoàng quyền bá đạo. Hắn giao toàn bộ Liêu Đông cho Ngô Khảo Tước mà không mảy may nháy mắt, không tiếc nuối, không can dự bất kỳ sự vụ nào của Liêu Đông.

Đây là kiểu hành động mà người cổ đại phong kiến thời này không thể hiểu và không bao giờ hiểu nổi. Bởi vì tư tưởng hai bên quá khác nhau cho nên đã dẫn dến phán đoán sai lầm của người Đại Tống .

Ngô Khảo Ký không những không muốn áp chế Liêu Đông Vương mà vị đệ đệ này muốn càn quấy ra sao hắn cũng hủng hộ. Thập trí Ngô Khảo Ký còn tìm mọi cách để nâng uy tín của Ngô Khảo Tước lên mức độ tuyệt đối ở Liêu Đông và âm thầm hành quân lặng lẽ rút về Jeju coi như không quan tâm Liêu Đông nữa.

Có vị đại ca nào ở thời này trong tay nắm hết quyền lực , binh sĩ, tài nguyên sau khi đánh xuống một giang sơn rộng lớn mặc kệ không quản lui lại cố thủ ở một hòn đảo bé như hạt lạc. Còn lại lãnh thổ rộng lớn ngàn vạn dặm , quân đội kỵ binh lợi hại thì lại cho không biếu không đệ đệ mình? Chỉ có thánh nhân may ra mới làm được, mà người Tống dĩ nhiên không tin Ngô Khảo Ký là thánh nhân rồi.

Ngô Khảo Ký không phải là thánh nhân nhưng hắn là người xuyên không, trí hắn không ở việc chiếm đất xưng hoàng mà chỉ muốn xây dựng tịnh thổ cho Tộc Việt. Do vậy chiếm Liêu Đông hay chiếm Đông Hải chỉ là công cụ mà thôi. Mà đã là công cụ thì hắn cho hết huynh đệ có sao đâu.

Chính vướng mắc khác biệt tư tưởng này đã khiến khiến Đại Tống ăn quả đắng lúc này.

( Tác bị cảm … nghỉ 1 hai hôm nha , đầu đau quá viết không nổi)


Truyện về sủng thú hay nhất từ trước đến giờ!! Mọi người ghé đọc