Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 506: Tiến binh Tương Đàm




Tháng ba trời phương Nam đã ấm lên nhiều lắm, nơi này mùa đông trung bình một hai đợi tuyến mão ngỗng, năm nào có ba đợt được coi là thiên tai rồi.

Đại Việt “tiến công” Tương Đàm thành khí thế hung hung.

Không có che dấu gì mà thực sự tiến tới.

Dẫn đầu sáu bảy ngàn kỵ nói phao vạn kỵ, rời non lấp biển khí thế tiến lên, các trại nhỏ ven đường người Tống điên cuống chạy trốn. Có điên mới lấy mấy trăm đi đấu cả vạn kỵ binh.

Xa xa bộ binh Đại Việt tiến quân bụi bay mịt mù bốc cao mấy trượng, trong gió phấp phới đại kỳ vàng đỏ hai màu trấn kinh tứ phương.

Trống trận nhịp quân, tù và thổi hướng.

Thám báo Đại Tống “ may mắn” thoát chết với Kỵ binh Đại Việt cũng muốn té đái khi nhìn đại quân trùng điệp phía xa… quân dung chỉn tế , trang bị “ tinh mĩ” , qua trọng là hoả pháo lấp ló bên trong quân đang chuyển như bay trên đường dù ở rất xa có thể nhìn ra.

Ước tính quân phải là 6-7 vạn đổ lên, thậm chí chục vạn quân.


Đây là nhánh thám báo phía Đông của quân Đại Tống. Mới tạm té đái vì sợ hãi, thì nhánh thám báo phía tây nơi tả ngạn Hưng Giang sông đã ngất tại chỗ.

Chiến hạm nhiều không đếm nổi đổ về Tương Đàm, chiến hạm na ná kiểu người Tống nhưng nhìn kĩ không gống lắm, vì nó có một cái mai rùa phía trên thay vì lâu thuyền. Thêm vào đó là thứ này chiến hạm vậy mà bọc thứ gì đen đen xung quanh nhìn như vảy cá lại khôn giống vảy cá.

Dưới mai rùa là các mũi hỏa pháo chi chít chĩa ra đen ngòm như muốn đe dọa mọi sinh vật đừng đến gần nó.

Đây thực sự là tổng tiến công về Tương Đàm rồi. Mà nghĩ về tình hình Tương Đàm thì thám báo đúng là lấy hết sức bình sinh can đảm để không ngất. Thậm chí hắn nghĩ đến có nên tự bổ một đao vào thân để thành thương binh sau đó lui về hậu phương có khi còn giữ được cái mạng này.

Nói về chiến Hạm Ngô Khảo Ký đầu cũng mảnh một hồi, thợ mộc đóng thuyền Thăng Long quả thật tay nghề quá cường , sáu năm phát triển của Bố Chính thì thợ mộc đóng thuyền nơi đó với bao nhiêu công cụ tốt hỗ trợ mới có thể vượt qua thợ Thăng Long.

Giờ đây Thợ Mộc Thăng Long có công cụ, phe công tượng mộc của Bố Chính phải lui về sau một hồi.

Không so được, một bên là mấy triệu chọn ra một nhóm, cha truyền con nối một đời mà phát triển. Một bên là chắp nối thợ mộc Hán, Medang sau đó Người Việt tại Bố Chính học trong 6 năm.. Không phải cái gì Bố Chính cũng nhất được.

Với bàn tay tài hoa của thợ mộc Thăng Long thì trong số tổng 73 chiến hạm thu được ở Quế Lâm- Vĩnh Châu- Hành Dương đã cải tạo 40 cái .

Bốn mươi cái này đều gỡ hết lâu thuyền và các kết cấu thừa thãi phía trên boong thay vào đó là cột chống và mái che hình vòm nhìn như mai rùa thiệt.

Thuyền Tống đã to bề ngang, tức là Tống Béo, giờ lại úp lên cái vung nồi nhìn đúng con rùa không sai.

Vì gỡ kết cấu tào lao trên bong nên giờ khoang chỉ huy chỉ bé tí hi có ống đồng cải tạo toả đi các nơi. Mai rùa thấp chỗ cao nhất ở trung tâm thuyền tầm gần 3m dọc qua mũi và hai bên sườn thì cong xuống còn tầm 1,5m.

Cho nên chiến hạm tự nhiên lùn tịt một mảng so với trước khi cải tạo.

Thật ra đóng cái mai này không khó gần giống như lợp mái nhà thôi với đòn dọc và đòn ngang, mỗi tội đòn nó cong cong, phải hơ lửa mới được, cũng may nơi này nhiều gỗ lắm, lại có máy cưa gỗ trâu ngựa kéo nên nhanh lợp thành. Nếu không Thăng Long thợ cũng chịu chết.

Mái một bộ phận cũng được lợp giáp cho nên muốn bắn thủng, chìm cái tàu này ngay cả pháo Đại Việt cùng cần cố gắng đấy.

Tại sao phải làm mai rùa?

Vì thuyền tống không có khoan pháo, chỉ có khoang chèo, cho nên pháo bố trí trên sàn thuyền.

Mà trên sàn thuyền người Tống thiết kế ba lăng nhăng hai tầng lâu kiểu kim tự tháp càng lên càng nhỏ để bố trí cung thủ…

Thiết kế này khiến không đặt pháo nổi vì sàn thuyền bị chia nhỏ ba lăng nhăng cả..

Vì thế Ngô Khảo Ký cho san phẳng luôn lâu thuyền gỡ sạch đi làm củi đun.

Nhưng nếu để trống trải như vậy pháo binh tác chiến sẽ rất nguy hiểm cho nên lắp mai rùa chứ sao. hai bên mạn thuyền các tấm che kéo lên tận mai rùa, có cửa sổ đẩy pháo ra vào…. Nói chung loại chiến hạm này là quay kín mít.

Tất nhiên có cầu thang đi lên mai rùa để quan sát, hoặc bắn tỉa bằng pháo 35 ly. Mai rùa thì gắn đầy đinh nhỏ cao 4cm nhọn hoắt bằng thép. Nói chung muốn nhảy lên mai rùa mà tấn công từ trên xuống cần suy nghĩ kĩ.

ở giữa chính mai rùa phía trên có hành lang nhỏ với vách cao hơn m để bảo vệ nếu quả thật có bọn đột nhập thì binh sĩ phải lên đây chiến đấu.

Ngô Khảo Ký cảm thấy con này cũng được, không quá tồi.

Kết quả là sau khi cải tạo, lắp thêm giáp đủ khiểu thuyền cũng không quá nặng, bởi vì đã tháo đi mấy tầng lâu giảm trọng lượng. Cho nên rùa thuyền là đi chậm thật nhưng không quá chậm.

Tay chèo là người Tráng, binh sĩ của Lý Kế Nguyên chỉ lo chiến đấu cùng điều khiển Chiến hạm thôi.

Số ba mấy chiến hạm còn lại chưa cải tạo vì thiếu thời gian. Có lẽ sau này thành rùa chiến hạm hết và đưa cho cha con nhà Thẩm Tông Cồ bảo vệ vùng đất này.

Pháo trê thuyền toàn là sơn pháo Thăng Long cũ cưa nòng cải tạo. Tầm bắn 900-1km thôi, nhưng đó là cực đại, đạn bay tầm ấy là không còn uy lực. Trong 500m sát thương lớn nhất.

Vì sao rùa giáp đen mà không phải bọc thép?

Vì thép sơn cả rồi còn đâu.

Lại nói về sơn.

Đây là loại sơn tổng công nghiệp đời đầu của thế giới quá.

Số là Ngô Khảo Ký biết thiết giáp đi biển các lá thép chịu không nổi, vài tháng thay một lượt có Bố Chính đẻ ra thép cũng chịu không thấu.

Cho nên hắn từ lâu đã gửi thư về Thăng Long bảo Huy Nghĩ kế.

Dĩ nhiên cái gì khó hắn nghĩ ngay đến vợ của mình.

Thật là hảo chồng.

Lý Từ Huy cuối cùng vẫn là dân kỹ sư, có nhiều thứ nàng biết mà Ký thì chịu.

Là kỹ sư hàng hải dĩ nhiên Lý Từ Huy biết về sơn chứ, không có sơn phủ thì sao tàu biển chịu được.

Nhưng biết là một chuyện có thể chế tạo hay không là chuyện khác.

Sơn alkyd là thứ Huy nhắm đến nhưng không phải lúc này, còn cần phải thí nghiệm cùng tìm tòi rất lâu mới chế tạo được. Thành phần Alkyd sơn thì ai chẳng biết nếu trong lãnh vực này, Dầu béo, acid đa chức, cùng rượu đa chức.

Dầu béo đơn giản, dầu lanh, dầu đậu nành, dầu trẫu , dầu thầu dầu Đại Việt không thiếu.

Rượu đa chức glycerol sản phẩm phụ của sản xuất xà phòng, Bố Chính lại càng không thiếu.

Chỉ có Acid đa chức rất đau đầu, cần nghiên cứu dài hơi mới tìm được đáp án, nhưng trong đầu Lý Từ Huy đã có kế hoạc và vạch ra cho nhóm nghiên cứu công nghệ của Bố Chính tiến hành thí nghiệm.

Vậy là không có sơn rồi.

Các vật cụng của Bố Chính vẫn phải dùng dầu lau liên tục để có bề mặt kháng oxyd hóa. Công việc này càng ngày càng mệt mỏi và tốn công sức.

Sơn ta đâu sao không sử dụng?

Xin lỗi, thứ ấy dùng làm thủ công mĩ nghệ thôi. Không thể làm sơn công nghiệp được.

300 cây sơn, 3 ngày lấy một lần, mỗi lần đều phải lấy lúc 1-2 giời sáng ( lượng mủ nhiều nhất) mỗi cây cho tầm 1 cái vỏ sò mủ. 300 cây được tầm nửa kg mủ .. chế tạo sơn mất tầm 3-4 tháng… nghĩ thôi thấy ngại. Cách này không thông.

Cho nên giải quyết tình huống trạng thái chỉ có sơm nhựa đường, nhiều hạn chế nhưng dễ chế tạo, sẵn, chăm chỉ bảo dưỡng cũng chấp nhận được.

Với cái tình hình công nghệ khốn khó này có sơn dùng là tốt rồi cầu với chả kỳ.

Nhựa đường chưa nấu dùng dầu pha loãng để butimen thẳng thu được qua quá trình chưng cất dầu thô thành butimen cắt bớt, lỏng hơn, để lắng, lọc qua lớp butimen nặng vậy là dùng làm sơn tạm được rồi.

Nhanh , đơn giản, số lượng lớn, chống oxide hoá khá tốt.

Tất nhiên con hàng nầy rất bắt nhiệt vì màu đen cho nên không chơi được cho áo giáp.

Nhưng sơn cho giáp thuyền tạm ổn, sơ cho tháp xa, xe ngựa cũng tốt. Nói chung tránh cho thép bị rỉ là tốt rồi.

Cho nên mới có cảnh chiến hạm phủ miếng đen lùi lũi tiến lên nhìn hầm hố vậy.

Thật ra sơn nhựa đường chống thấm rất tốt , Lý Từ Huy đang cho sơn lớp vỏ ngoài chiến hạm ở Bố Chính, Thăng Long, lúc nào có được sơn mầu thì phủ lên trên sơn nhựa đường vẫn đẹp. Còn không có thì Đại Việt Hạm đội cứ đen lùi lũi một màu cho khoẻ mạnh.


Nói đến đại đội Kỵ Binh do Ngô Khảo Ký dẫn đầu đi một mạch 40km đến huyện Hành Đông bên sông Hưng giang thì dừng lại. Binh Đại Tống trấn nơi này có tầm 100 biết chạy không nổi ra đầu hàng hết.

Ngô Khảo Ký bắt bọn nó bắ đầu chặt cây dựng trại cho quân đội nghỉ ngơi.

Bộ quân đi chậm hơn nhiều, ngày đi được 30km-40km là ghê lắm.

Đi còn phải dưỡng sức, đi cho đến mệt quân địch xuất hiện là tử vong. Cho nên phải đến tầm chiều muộn đại đội bộ binh mới lò dò tới nơi.

Lúc này thám báo Đại Tống đã điên cuồng trở về Tương Đàm báo cáo, nhưng khoảng cách là 120km. Họ có chạy ngựa như bay cũng phải hai ngày mới về được đến nơi.

Ngày hôm sau Đại Việt Kỵ Binh không chờ bộ binh nữa mà tăng tốc độ. Ngày đi 120 dặm đồng thời tung thám báo quét tước sạch thám báo xung quanh. Một vùng chân không. Cuối ngày Ngô Khảo Ký tới Long Mân huyện thì tin tức mới về đến Tương Đàm.

Lúc này Tương Đàm loạn thật sự.

Bọn họ thật là binh lực rất đông 12 vạn cộng cả phía Trường Sa hậu phương lên đến 16 vạn.

Nhưng vấn đề theo thám báo thì quân Đại Việt cũng tới 11 vạn cả kỵ binh, lại thêm thủy lộ tầm 1 vạn, binh lực không hề ít.

Đáng chết hơn có hai vấn đề làm Vương Chính chủ soái nơi này muốn vứt ấn soái mà chạy.

Thứ nhất vấn đề là Bắc Mân tầm 5-7 vạn sau Lê Lăng khả năng cao sẽ đánh ra cùng phối hợp với Đại Việt. Lúc đó binh lực gần ngang nhau. Bê địch rõ ràng pháo binh xa hơn tốt hơn. Vương Chính sợ hãi.

Nhưng để hắn muốn vứt ấn soái là vấn đề thứ hai.

Tương Đàm – Trường Sa không còn mấy thuỷ binh.

Không biết lão sư Lý Hiến nghe thằng khốn nào xúi bẩy sau đó điều gần hết thuỷ binh đi Cửu Giang hỗ trợ chết tiệt Thái gia nào đó. Đánh lên chân hoả mắc kẹt trong Hồ Bà Dương.

Không có thuỷ binh hắn lấy máu ra mà thủ Tương Đàm. Nếu thuỷ binh Đại Việt cắt đường lui hay đường tiếp viện từ Trường Sa thì…

Vương Chính muốn từ quan.. hắn đã đang mài mực.

Đúng lúc này vệ binh hấp tấp lao vào lều báo tin:

“ Bẩm Đại Soái , Hữu Doanh Xa Kỵ tướng Địch Viễn dẫn 1 vạn 2 ngàn kỵ Tây Lương tự ý tiến lên đánh chặn quân Đại Việt, hắn nghênh ngang đi chỉ để lại phong thư nhờ thám báo đưa về đây”

Vệ binh tuy cấp thấp cũng dám lên mặt với Địch Viễn gọi bằng hắn, đủ thấy Địch Viễn nơi đây tình hình không quá ra gì.























Ta chỉ cần là chính ta, mặc kệ những lời thị phi của người đời, mệnh ta do ta quyết định, không cần người đời dò xét. .