Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 552: Tiền tệ thống nhất – tiền tệ cạnh tranh




Nói đùa cho vui thôi. Tích đòi bao nhiêu là Ngô Khảo Ký phím cho đấy.

Vì sao không đòi nhiều tiền hơn? Vì sao lại để Tống Béo còn tiền.

Thật cứ nghĩ cướp hết tiền hẳn là hay? Cướp hết tiền là đối phương thật sự yếu đi?

Ấu trĩ suy nghĩ.

Người Đúc sau WW1 đã phải đền bao nhiêu? Kiệt quệ ra sao, vì sao vẫn quật khởi đè cả Châu Âu ra quất vào WW2?

Cho nên hãy nghĩ một hướng tương tự tới Đại Tống, vì sao họ giàu họ đông mà họ yếu?

Tiền mất có thể kiếm nhưng tư tưởng đã hủ bại là xong.

Ký rộng miệng cắn một chút nhưng vẫn nằm trong sức chịu đựng của Đại Tống. Không khiến bọn hắn phản kháng.

Tại sao ư?

80 triệu con người mà đồng lòng giai bị thì Đại Việt cần bao nhiêu súng, pháo để chơi. Trong khi Đại Việt dân số Nam Nhân đã chẳng hề nhiều. Oánh nhau với nó mình giết mười nó giết một thì mình cũng hẹo.

Mà chiến tranh vũ khí lạnh nếu sáp lá cà đánh , có thắng cũng rất thảm.

Cho nên Tống Béo tốt nhiên vẫn nên là Tống Béo đừng làm Tống Cơ Bắp, ép hắn quá thằng Béo này đi học võ tập Gym thì rất mệt cho Đại Việt.

Nhắc lại chuyện cũ… Hòa Ước Thiền Uyên. Nhiều người về sau nhận định hòa ước Thiền Uyên là bản hòa ước bất bình đẳng, khi bên thắng trận là Tống phải chịu nộp tiền cho Đại Liêu , tuy nhiên người Tống đương thời không nghĩ nghĩ như vậy. Tể tướng triều Tống là Phú Bật cho rằng, nếu không xuất tiền mỗi năm cho Liêu, thì chi phí dùng cho chiến tranh còn tốn kém gấp hàng chục lần; đó cũng là tư tưởng chung của số đông quan lại Đại Tống khi đó ( Văn quan) : "Thiền Uyên chi minh, không phải là thất sách". Vả lại kinh tế nước Tống khi đó phát triển, số tiền cống nạp thực chất không ảnh hưởng nhiều đến ngân khố đất nước, ví dụ số 20 vạn xúc lụa chưa bằng 1/10 số lụa sản xuất được ở vùng Hàng châu, đó là chưa kể tới việc Tống có rất nhiều trung tâm sản xuất lụa ở khắp cả nước.


Nhưng vấn đề ở chỗ đó là Từ sau hòa ước Thiền Uyên, suốt ba triều Chân Tông, Nhân Tông, Anh Tông, Đại Tống bãi chiến bỏ binh, quân đội ở Hà Bắc và Biện Kinh đều rơi vào cảnh "Võ bị giai phế", chỉ còn có quân ở Thiểm Tây khá hơn một chút do còn chiến đấu với Tây Hạ thường xuyên. Triều Tống ngay từ khi hoàn thành công cuộc thống nhất, và nhất là từ sau bản hòa ước này, binh bị không được chú trọng, thế nước giảm sút.

Gần đây Ngô Khảo Ký thấy Đại Tống có vẻ chú ý binh bị cho nên hắn không điên mà đi vòi tiền quá đà khiến Đại Tống không chịu nổi mà quyết binh bị không chịu nhục.

Vẫn nên cho người Tống giữ tư tưởng cũ vẫn hơn. Không nên ép quá đáng. Còn về tiền ấy mà… Tống Béo là cây ATM lỗi hệ thống, dùng kinh tế hack rút tiền tốt hơn nhiều cầm cục gạch đập cây ATM đúng không nào.

Mới mười mấy triệu lượng bạc rút ra chưa ăn thua…. Tỉ lệ chênh lệch đồng/ bạc của Tống thực chất là không đủ tiền đồng giao thương dẫn đến lấy bạc ra giao thương. Cho nên ít bạc đi cũng không làm tỉ giá thay đổi. Mà Bạc của Tống thì Ngô Khảo Ký nghĩ chí ít cũng tầm trên 70 triệu cho nên mới rút mười mấy triệu không thành vấn đề.

Với dân số khổng lồ như vậy, 6 năm qua lại điên cuồng đúc pháo thì lấy đâu ra tiền đồng để giao thương, vật giá không tăng mới lạ. Cái chính Tống mà một nền kinh tế thương mại vào hạng nhất của Thế giới. Nhu cầu giao thương giữa các nơi ở Tống quá cao, cho nên thiếu tiền đồng là chí mệnh chết dở.

Tất nhiên bồi thường chi là bước đầu khai vị.

Để chuẩn bị hack tiền cây ATM này thì Ký vẫn còn một hai con bài chưa lật ra.

Quân xưởng Thăng Long, thằng Ký đang nghiên cứu chế tạo một thứ không thể chấp nhận được. Tiền xấu.

Không phải tiền giả vì thời này tiền là kim loại quý bản thân nó là có giá trị, không phải giấy. Cho nên đúc tiền chất lượng tồi vẫn cần đồng , cho nên chỉ có thể gọi là tiền giả.

Nhưng Ký đang nghiên cứu đúc tiền xấu số lượng lớn đưa vào Tống.

Tiền giấy? Hiện tại chưa đến lúc, cả công nghệ lẫn thực lực tài chính chưa đủ không có ngu đi liều.

Thời này có ba kiểu tiền giả phổ biến nhất. Một là đúc mỏng thiếu lượng, hai pha thiếc , ba pha trì.

Đúc mỏng khi cân sẽ phát hiện, buôn bán nhỏ vài trăm sâu thì cho trộn lẫn tiền thật tỉ lệ 1 giả 10 thật còn được.

Buôn bán lớn đem ra cân cái là phát hiện ngay.

Tiền Thiếc đồng cảnh ngộ, thể tích thì được nhưng nhẹ hơn tiền thật, để lâu lại xỉn màu.

Tiền chì thì kích thước trọng lượng đều tốt có điều cái màu không giống ai khi pha chì vào đồng chỉ có thể đi lừa người già mắt kém.

Mấy ông xuyên chuyên nghĩ đúc tiền giả phá kinh tế này nọ.

Làm như cả thiên hạ ngu, cầm tiền thiếc tiền chì mà như mù không hay nhảy cầng cẫng lên cảm ơn.

Mẹ toàn não phẳng.

Mẹ kiếp tiền giả thời này giữa hai quốc gia công kích nhau đó là phải dựa quân sự ép bên yếu hơn dùng. Chứ thế giới này làm mẹ có ai ngu mà dùng 3 loại tiền xấu khi với số lượng lớn thâm nhập?

Giả dụ nhé, coi như các ngươi thành công qua mắt người xưa. Làm một tấn tiền thật cần 0.7 tấm đồng còng lại là chì hay thiếc.

Cần xâm nhập chỗ này vào lòng địch ngươi cần 9 tấn đồng ủng hộ.

Vị chi cần 9.7 tấn đồng để tiết kiệm được 300 kg đồng trong đó.

Vậy ta hỏi ngươi 9,7 tấn đồng buôn bán đó ngươi chắc là làm ăn có lãi không. Nếu lỗ hơn 3% tức là ngươi đi tong công sức bấy lâu…..

Công sức bỏ ra để đánh bại một quốc gia kinh tế theo hướng này khó.

Nhớ đến Đại Việt cũng có thời dính chưởng như vậy Thời Kiến Phúc, phụ chính Nguyễn Văn Tường nhận hối lộ của người Hoa, cho thương nhân nhà Thanh mang "tiền sềnh" niên hiệu Tự Đức của họ đúc sang, bắt nhân dân phải tiêu, ai không tiêu thì bắt tội. Tiền này rất xấu, quá mỏng và nhẹ (chỉ trên dưới 1 gram), có thể nổi trên mặt nước. Cho nên mới nói, đúc tiền giả muốn thực sự lãi và đưa được vào quốc gia khác cần có nhiều yếu tố chứ không phải cứ mang đi là được.

Như vậy Ngô Khảo Ký chế tiền giả có lợi kinh tế không?

Nói thằng thắn đối với Ký hắn thà rằng làm ăn chân chính còn kiếm hơn gấp 10 20 lần làm tiền giả nhức đầu tốn công này, nhưng tại sao hắn vẫn phải làm?

Có nguyên nhân cả, lại sẽ nói sau. Vẫn là Ký âm người thì không ai bằng cả.

Nên nhớ thiếc thời này cũng đâu rẻ hơn đồng tỉ lệ 1/1,2 chỉ chênh nhau chút ít thôi, cho nên làm tiền giả thực tế ăn không bao nhiêu.

Ký làm là vì mệnh giá tiền Việt.

Khổ quá cơ nói đi nói lại là di sản từ thời Lý trước đó cho đến lúc Lý Từ Huy cầm quyền để lại.

Trước thời Lý vẫn dùng tiền thời nhà Đường.

Đến Lý mới cho đúc Nguyên Bảo Đại Việt nhưng tiền xấu vô cùng, đã kỹ thuật tồi lại còn nhẹ hơn một chút và có tạp chất.( lý do thiếu đồng trầm trọng)

Cho nên tiền Đại Việt mất giá so với tiền Tống.

Điều này khiến thương nhân Tống được thể ép chệnh lệch. Sự chênh lệch này vượt quá sự chênh lệch giá trị thực về trọng lượng và chất lượng đồng. Từ đó cái giá này nó thành thông lệ giữa hai bên trao đổi buôn bán. Ký là muốn thay đổi tình hình này.

Lúc này tiền ở Đại Việt khá phức tạp. Có ba loại xu chính.

Xu từ nhà Đường , Xu Nguyên Bảo thời Lý , và Nguyên Bảo nhà Tống.

Lúc này ngoài Bố Chính ra có hệ tiền tệ Bố Chính tự đúc tự giao dịch cùng các quốc gia đã tạo thành hệ thống riêng thì khắp cả nước lại tuân theo hệ thống.

1 Nguyên Bảo Tống ăn 1,2 đồng Nguyên Bảo Đường ( tại Tống vẫn còn Nguyên Bảo Đường và ăn theo giá này) ăn 1,4 Nguyên Bảo Đại Việt.

Buồn cười là ngoài Bố Chính ( Ngoại lai không tính). Có đến 60% tiền tích trữ ở Đại Việt là Nguyên Bảo Tống, 25% là Nguyên Bảo Lý triều các đời và 15% Tiền từ thời nhà Đường.

Tiền Bố Chính từ lâu đã tương đương tiền Đại Tống về mệnh giá không sai biệt và trở thành tiền tệ mạnh ở khu vực vì khả năng suất siêu của Bố Chính là tuyệt đối cao hơn các nước khác. Lượng bạc Bố Chính dự trữ cũng lên đến 21 triệu lượng, không phải quốc gia nào cũng so được, có lẽ bây giờ sau khi ăn đền bù thì cộng cả Quốc Khố và Nội Khố Thăng Long sẽ có thể so một hai.

Lúc này Lý Từ Huy lên ngôi đã cho đúc Minh Huy Thông Bảo chất lượng cao và quy định một Minh Huy Thông Nguyên Bảo ăn 1.2 Tống Nguyên Bảo. Nhưng đây là quy định trong nước Đại Việt.

Muốn áp quy cái này lên Tống cần rất nhiều đấu tranh thương mại với người Tống.

Cho nên Ký không thích như vậy tốn thời gian.

Đầu tiên phải là việc thu hồi tiền Xấu thời Lý Đường trong nhân gian sau đó nung hết đi đem dập Minh Huy Thông Nguyên bảo chất lượng tốt.

Sau đó lại đúc một lượng lớn tiền Tống chất lượn cao có pha thiếc.

Tại sao phải làm vậy việc tốn công?

Tiền Tống mà Ký đúc không hề xấu ngược lại đẹp và đủ cân như tiền Tống. Với cách làm này thực tế Ký lỗ vốn vì công đúc, than đá là tiêu hao.

Nhưng xét về lâu về dài vấn đề nó lại khác.

Tiền Tống Ký đúc đủ 3 gram đồng 0,7 gram thiếc đủ chuẩn 3,7 gram. Dĩ nhiên làm vậy chẳng có bao lợi.

Nhưng vấn đề đó là khi đã khui vỏ sau 3-4 tháng tiền này xỉn màu. Nếu Ký trong thời gian ngắn đủ tuồn một lượng đủ lớn tiền “đẹp” này vào Tống thì từ đó Đại Việt thương nhân đủ cớ ép giá 1/1,2 với người Tống. Thậm chí ép hơn nữa.

Vấn đề đó là công nghệ đúc tiền làm sao phải nhanh, rẻ , chính xác.

Thêm vào đó Tiền Huy Minh Thông Nguyên Bảo phải có công nghệ mà méo ai lúc này giả được lúc ấy mới an toàn.

Nếu không Tống nó cũng đúc Tiền Huy Minh Thông Nguyên có thiếc ném vào Đại Việt thì bằng hoà cả làng à.

Vậy là thay vì chơi hệ đúc tiền Ký chơi hệ dập tiền. Nhanh hơn, rẻ hơn, đẹp hơn mà khó thằng nào bắt trước. Vì không có cường đại máy móc với công suất lớn không thể nào sản xuất hàng loạt.

Nhưng để chế khuôn stamp dập tiền đâu đơn giản. Công việc này cần tỉ mẩn và khéo tay đến quá độ mới có thể làm nên.

Rất may mắn trong tay có Mộc tộc. Nói là Mộc nhưng chuyển qua hên thiết vẫn rất siêu, chỉ cần học một thời gian là bọn này đều trở thành thợ cực khéo. Có lẽ trời sinh bọn họ ra thích hợp cho việc chế tạo các cơ quan và những thứ tỉ mỉ vậy.

Đầu tiên là Ký thiết kế đồng tiền bức họa chi tiết phóng to với dòng chữ Minh Huy Nguyên Bảo ở một mặt chạy vòng tròn qua lỗ xuyên ở giữa đồng tiền. Còn bên kia có hai số 1 đối xứng biểu thị một đồng… đây là Ký chuẩn bị cho loại Đồng có mệnh giá. Tuy không thể chơi tiền giấy nhưng hãy để nhân dân quen đi thì có thể chơi đồng có mệnh giá, kể từ đó giao dịch sẽ dễ hơn mà không tốn đồng đúc nhiều tiền. Nhưng điểm quan trọng là đi từng bước và phải tìm công nghệ để không bố con nào làm giả nổi.

Tiếp theo đó chính là một con trồng lý chạy chìm bên dưới hai chữ số 1 làm nền. Thứ này làm ra đố thằng nào đúc giả được. Còn làm khuôn ép… chờ bọn mày có đủ máy móc như Đại Việt rồi tính.

Bên chữ Minh Huy Nguyên Bảo cũng không bình thường bên dưới nền là hoa văn phức tạp thuộc hệ trống đồng đông sơn.

Đầu tiên phải chế một mẫu kim hoàn làm vật tham chiếu nguyên thuỷ.

Sau đó mới dựa vào mẫu này mà khắc ấn trên thép cứng ( kín lúp mắt nhìn thủ công sao chép). Thợ mộc tộc dùng các công cụ như rũa mài đục khoan sắt từng tí từng tí một tạo nên bản khuôn mẫu này…

Công việc 45 ngày mới hoàn thành.

Từ thép cứng con dấu nguyên bản này lại đem làm khuôn ép nguội với sức ép cả chục tấn lên các con Stamps thép mềm đã ram tạo thành số lượng lớn Stamps dùng cho dập tiền đồng.

Các Stamps ram mềm này sau khi được in hình từ Nguyên bản mẫu sẽ đem tôi cứng. Từ đó rất bền để đi dập đồng.

Đồng được ép trên các máy cán đúng 1mm sau đó cho vào máy dập cắt thành đúng kích thước tiền đồng tiêu chuẩn. Sau đó đưa qua máy dập hai mặt với Stamps có hình như đã thiết kế.

Nói chung rất phức tạp nhưng đã thành dây truyền thì sản xuất tiền cứ nói là chóng mặt.

Đặc biệt cứ thay Stamps sẽ dập được các loại tiền khác nhau.

Tiếp theo chính là ở Bố Chính phải xây cái này xưởng sau đó tự sản xuất Minh Huy Nguyên Bảo Tiền thay cho Bố Chính tiền và dần dần ngân hàng phải thu hồi hết tiền Bố Chính về. Toàn quốc thống nhất tiền tệ.

Tiền vàng tiền bạc cũng bắt đầu được lên kế hoạch thiết kế cùng chế tạo. Nhưng đó là công việc về sau.

Lúc này Thông Nguyên Bảo của Tống cũng đang được làm khuôn để dập.

Thông Nguyên Bảo của Tống khá đơn sơ về thiết kế cho nên làm khuôn giả không khó. Thời này giả thật chỉ cần có đủ trọng lượng cùng đồng tốt sẽ thành tiền thật. Cho nên tư đúc tiền đầy, chỉ cần giống nhau 80-90% là được.

Nhưng khuôn của Bố Chính đã mô phỏng tiền Tống đến 99%. Thật nếu không nhìn kĩ sự khác biệt giữa đúc và dập không thể phát hiện ra. Nói thẳng căng, Đại Việt dập tiền Tống còn đẹp hơn chính bọn Tống tự đúc.

Vậy là lúc này cả Đông Á đang dắt nhau trên con đường đúc tiền, để xem thằng nào đúc nhanh hơn.

Tống dĩ nhiên hết chiến tranh sẽ cong đít đúc tiêng dã pháo. Mân cũng đang hùng hục làm. Tống max năng lực đúc được 6 tỉ đồng một năm . Để bổ xung chỗ thiếu hụt do 6 năm không đúc thêm tiền lại còn lấy tiền đi đúc pháo thì Tống cần ít nhất đúc trên 50 tỉ tiền đồng… tính ra cần 9 năm Tống mới thở lại được.

Trong 9 năm này Ký có thể làm được cái gì nhỉ? Rất nhiều ha ha ha















Loạn Vực Khởi Tranh - Vòng Lặp Luân Chuyển - Huyết Lộ Tái Diễn... Mời chư vị ghé qua