Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 556: In tiền không dễ - kỹ sư sáng tạo





Ngô Khảo Ký cẩn thận kiểm tra kho đồng với số lượng cực lớn của Đại Việt lúc này cũng khá bàng hoàng.

Không thể không nói Lý Từ Huy ở phía sau hậu phương đã có bao nhiêu nỗ lực. Thẳng thùng mà nói không có Huy một mình Ký không thể nào trong 7 năm tạo nên cơ đồ này.

Kiến thức hoá sinh học có thể Ngô Khảo Ký vượt trội Huy, nhưng hoá học cùng vật lý cơ sở hắn lại không vững bằng.

Ví như chỉ việc tinh luyện đồng này Ký không bằng và hắn cũng không quá quan tâm, cả ngày chỉ sắt thép đao kiếm tàu pháo chiến tranh.

Chiến tranh nói lại là để bảo vệ lãnh thổ chủ quyền không phải xây dựng quốc gia.

Vốn dĩ Ký nghĩ Đồng của Đại Việt thật tốt. Đồ đồng Đông Sơn văn mịn chẳng hạn lại chẳng quá tốt.

Haizzzz

Có nhiều suy nghĩ mang tính chủ quan của chủ nghĩa hoá dân tộc khiến con người nhầm tưởng chủng tộc của chúng ta cái gì cũng tốt cái gì cũng giỏi.

Vâng có thể thời kỳ đó văn minh trống đồng rực rỡ, người Việt Cổ có khả năng tinh luyện đồng khiến lũ du mục than thở. Nhưng đã qua hai ngàn năm, những công nghệ thời ấy có thể bị người Hán tàn phá chăng? Trong khi người Hán chiếm dụng công nghệ nghiên cứu phát triển thì một bên người Việt dậm chân tại chỗ thậm chí thụt lui.

Thời Văn Minh Đông Sơn các tiền bối đã biết cách thay đổi tỉ lệ Đồng , Chì, Thiếc bên trong hợp kim màu tạo nên những hợp kim lý tưởng lúc ấy. Ví như mũi tên Cổ Loa 95% đồng, 4% chì,1% kẽm độ cứng lớn đảm bảo cho việc xuyên giáp.

Lưỡi giáo Thiệu Dương có thành phần: đồng: 73,3%, thiếc: 13,21%, chì: 5,95% để đảm bảo cho vũ khí vừa dẻo vừa bền.
Rìu xòe cân Thiệu Dương có thành phần: đồng: 82,2%, thiếc: 10,92%, chì: 0,8% khiến rìu cứng mà không ròn… chặt cắt tốt.
Cổ nhân 2000 năm trước đã có trình độ đáng nể như vậy, có thể thay đổi thành phần kỉ lệ hợp kim. Đây không thể là một kiểu vô tình phát hiện mỏ có thành phần tỉ lệ tương ứng đúng không. Vì còn rất nhiều các dụng cụ khác đều có tỉ lệ Đồng chì thiếc khác nhau. Lấy đâu ra lắm mỏ khác biệt và trùng hợp vậy. Cho nên chắc chắn cha ông tổ tiên đã hoàn hảo nắm công nghệ này.

Tiếc thay họ chiến bại, công nghệ rơi tay giặc, chúng tàn phá văn minh, cướp đoạt công nghệ sau đó dương dương tự đắc biến đó làm của mình. Còn phe thua trận sống trong đêm dài tăm tối ngàn năm đô hộ, phát triển sao nổi công nghệ đây. Văn minh cha ông đã bị tàn phá đánh cắp , lại chỉ có thể từng bước từng bước học lóm lại từ kẻ thù. Luôn đi sau chúng một bước nhỏ. Thật bi ai.

Đến nỗi Tiền Lê Lý triều.. tiền đúc đồng xấu không tả nổi. Tiền Đồng mà chì thiếc kẽm sắt tùm lum cả. Cái này phải hết sức thông cảm vì điều kiện ngàn năm bắc thuộc. Đã có thể vươn lên đến tầm này đã là ông cha cố gắng lắm rồi. Đến thời Nguyễn thì mới hoàn thiện công nghệ tiền gồm chỉ Đồng và kẽm.

Tất nhiên có bà Huy ở đây thì mọi chuyện khác rồi, từ khi Huy quản lý Bố Chính thì việc đúc tiền đi vào lịch trình.

Nhưng Đại Việt mỏ đồng thì nhiều vãi ra có điều chất lượng mỏ tạp chất nhiều.

Không làm khó được Huy, lại thêm đội ngũ công tượng mà Ký bắt được từ Hán, quá trình tinh luyện thực không khó.

Ví như quá trình triết tách Chì vẫn là dùng công nghệ Hán, nhưng người Tống là bó tay với Thiếc cùng Sắt.

Cái này Huy xung phong.

Đầu tiên là quá trình thiêu khử lưu huỳnh, hay là thu được SO2, nhưng tiếc là không có V205 nếu không thì Đại Việt sẽ bước qua trang sử mới. Thiêu khử quặng thu được sten Đồng. Lúc này mới chơi nghiền nát thêm trợ dung thạch anh cùng vôi để khiến sắt tạo xỉ tách ra. Cuối cùng lại là thổi luyện đồng lỏng như đã có sẵn ở Bố Chính chất lượng đồng cực cao( so với thời này) mà hiệu năng lại khủng bố.

Từ đó mới có kho đồng chất lượng đỉnh dự trữ ở Bố Chính, giờ ở Thăng Long cũng đang thổi luyện đồng tương tự. Số mỏ đồng ở các khu vực miền Bắc này càng lợi hại hơn cho nên trữ lượng đồng dự trữ ở Thăng Long là đang đuổi theo Bố Chính. Vấn đề là công nghệ đúc tiền không theo kịp.

Đồng thì nhiều, bạc cũng có để giữ giá. Nhưng tốc độ đúc lại quá kém.

Với tốc độ đúc 15 triệu tiền một năm của Bố Chính, cứ cho là Thăng Long đúc gấp đôi đi cũng chỉ thêm 30 triệu tức là tổng 45 triệu một năm, không đủ cho Đại Việt lưu thông hàng hóa chứ đừng nói là buôn bán ngoại thương. Chẳng nhẽ lại tiếp tục dùng Tiền Tống? Nực cười.

Tại sao nói 45 triệu văn đồng một năm không đủ?

Thế trước đây Lý , Tiền Lê, Ngô, không có đủ tiền chết cả à?

Thứ nhất Đại Việt lúc này khác. Kể từ thời Ngô Khảo Ký trẻ trâu dâng lên tam sách Công Thương. Ỷ Lan đã chú ý điều này và có khuyến khích hai mục này.

Kể từ đó sau 5 năm liên tục cố gắng thì miền Bắc đã giao thương khá trội, mà giao thương tốt, nhu cầu trao đổi tăng từ đó dẫn đến cần tiền trao đổi.

Tiền thời Lê đúc được mấy, đúc để khẳng định chủ quyền quốc gia làm chính. 90% tiền lúc này là từ Tống- Đường ( chủ yếu tiền thời Đường).

Đến Lý đúc nhiều hơn chút nhưng tiền xấu giá trị thấp , lúc này kinh tế giao thương khởi sắc, lại không đủ dân dùng. Thương nhân Tống lại nhân cơ hội tuồn tiền giá cao vào , khiến sau ba đời đúc Tiền thì Lý gia im bặt về sau.

Tình trạng sẽ tương tự ở Thăng Long, 3,7 triệu người đang phát triển kinh thương, đường nhựa, cầu, đường thuỷ đến khắp nơi…. Thử tưởng tượng nhu cầu dùng tiền nó khiếp đến mức nào?

Nếu không đủ tiền đồng thì giá tiền đồng lại tăng so với bạc. Đến lúc đó Đại Việt khác gì Tống lúc này. Bản chất đều là không đủ tiền đồng.

Thế nên Ký vẫn ấu trĩ. Ở Mân hắn nghĩ hay lắm đúc tiền này nọ lọ chai… cái máu.. người ta đúc sáu tỉ , ông đúc 45 triệu ai chơi ai? Tất nhiên để Tống khởi động lại và đạt đỉnh 6 tỉ đồng một năm là còn lâu, với cả thằng Béo này còn phải chật vật sản xuất bù mấy năm nay thất thoát tiền đồng… sẽ khó có khả năng Tống chơi Việt. Nhưng nếu Đại Việt không dôi tiền đồng cũng đừng mong chiếm lợi ở đây.

Cuối cùng lại vấn đề vẫn nằm ở chỗ thiếu tiền. Đừng nhìn Địa Việt ăn được mười triệu lượng là to, đến lúc đồng thiếu giá bạc hạ, ngồi đấy mà khóc.

In tiền vấn đề lửa xém lông mày.

Nghe tin tức mỗi ngày máy dập với mười đầu stamp một lần búa dập cũng chỉ được trung bình 30 ngàn một ngày. Một năm 18 triệu tiền thì Ký hoảng.

Cái dây truyền này lắp trên hệ thống máng của sông Tô Lịch, do Kỹ sư tốt nhất Thăng Long, Bố Chính, và Mộc tộc thiết kế. Rất hoàn hảo.

Từ nung đồng đổ khuôn. Đến dây truyền cán đồng mỏng . Lại trượt qua dây truyền cắt dập phôi tiền. Rất là tự động hoá chạy bằng các động cơ sức nước nhanh lắm.

Một ngày liên tục chạy mấy trăm ngàn phôi cũng được, vì mỗi lần dập là ra 100 phôi tiền. Các stamp dập đơn giản chỉ là lưỡi tròn bên ngoài lưỡi vuông bên trong cắt thành hình phôi tiền thôi. Thậm chí có đến 5 cái dập phôi như này lên tấm đồn mỏng dày hơn 1mm. Mỗi lần dập là 500 tiền phôi có mặt.

Nhưng vấn đề chuyển qua máy dập thành phẩm tiền là không được.

Máy này chỉ có 10 đầu dập không thể thiết kế nhiều hơn đầu dập.

Khay sẽ chạy qua “rổ” phôi tiền. Sau đó múc rồi nghiên, phôi tiền sẽ rơi vào mười cái rãnh tròn trên khay rồi đưa đến máy dập.

Mười giây được mười tiền ( 1 lần dập) đấy là nhanh nhất.

Tính ra một giây một tiền hoạt động hết công suất 1 ngày mười tiếng được 36 ngàn tiền.

Không nghỉ không hỏng một năm 12 triệu. Làm tăng ca 18 triệu/năm.


Một trăm máy này mới được 1,8 tỉ một năm.

Mà nhìn cái con quái thú dây truyền mất 4 tháng chế tạo với tất cả công sức, năng lượng của thợ thủ công toàn tăng long? Muốn xây 100 cái? 400 tháng. 3 năm?

Vấn đề là có đủ sông kiểu như Tô Lịch để xây công xưởng không?

Bế tắc.

Đây là vấn đề của công nghệ dựa vào sức nước. Không phải muốn là xây được công xưởng.

Chẳng nhẽ 3 năm nữa không làm gì chủ đi xây xưởng đúc tiền?

Ngô Khảo Ký đang họp bàn cùng dám thợ thủ công, kỹ sư đầu ngành của cả nước Đại Việt. Dự án này không ít đầu ngành từ Bố Chính phải đi đến Thăng Long cùng hợp tác nghiên cứu.

“ Các ngươi hơi đi lệc hướng” Ngô Khảo Ký nhìn dây truyền tinh mĩ rất đậm chất kỹ thuật. Phải nói các kỹ sư Đại Việt đã lợi dụng hoàn hảo dòng nước xiết chảy qua các tua bin để tạo nên một kiệt tác lây truyền khá tự động hóa. Nhưng quá phức tạp, không thể chế tạo số lượng lớn.

Cả đám kỹ sư, công tượng đại biểu tinh hoa Đại Việt ngỡ ngàng. Họ thật tự hào khi giới thiệu sản phẩm này cho Thánh Vương nhưng hình như không được đón tiếp rồi.

“ Không không đừng hiểu nhầm, các ngươi thiết kế dây truyền quá tốt, quá chất lượng… cái này là ta khen ngợi thực sự và mọi người đều có thưởng lớn” Ngô Khảo Ký thấy thái độ khổ sở của đám kỹ sư thì vội giải thích.

“ Dây truyền này hoàn hảo không chỗ chê, nhưng phức tạp và khó chế tạo hàng loạt, thêm vào đó không đủ cơ sở kênh mương đủ lưu lượng lại an toàn để bố trí nếu ta cần số lượng hàng trăm thậm chí mấy trăm cái như vậy” Ngô Khảo Ký bất đắc dĩ nõi.

“ Thánh Vương… mấy trăm cái… Sợ là không được” Một tên kỹ sư thật sự hoảng hồn với số lượng Ngô Khảo Ký đưa ra.

“ Cho nên chúng ta phải nghĩ một hướng khác” Ngô Khảo Ký bần thần một chút suy nghĩ rồi nói.

“ Theo ta thấy thì vậy đi. Dây truyền từ đoạn nung đồng cán đồng cho đến cắt phôi rất tốt, có thể nối thêm nhiều máy cắt phôi phía sau để tạo sản lượng phôi dồi dào, vì những công đoạn này ít trục trặc, lại có thể vận hành liên tục ngày đêm”

“ Còn về máy dập tiền thành phẩm, tại sao các ngươi không nghĩ đến tách nó ra sau đó dùng bình máy hơi nước đang dùng ở Bố Chính để làm lực ép stamp?” Ngô Khảo Ký gợi ý.

Hắn không thiết kế máy hơi nước hoàn chỉnh , cũng không gợi ý bọn này chế tạo đầu máy hơi nước cho nên không phạm quy.

Máy hơi nước ở Bố Chính đã dùng chuyển động tịnh tiến piton để thổi khí trong sử dụng lò Bessemer. Vậy tại sao không dùng tịnh tiến đó để tạo máy dập in tiền?

Nếu đi theo hướng này thì chỗ nào cũng có thể in tiền. Chỉ cần bố trí máy dập và lò hơi, piton. Vận chuyển phôi đến, dập là xong. Kể từ đó con số trăm máy dập đâu khó để hoàn thành. Đâu cần xây dựng rãnh mương, bố trí khổng lồ cơ sở hạ tầng, bố trí tua bin lợi dụng dòng chảy đâu phải dễ?

Đi theo hướng này chắc chắn chi phí bố trí giảm , chi phí than đá sẽ đội, nhưng quan trọng là có thể bố trí số lượng lớn mà không phụ thuộc sông ngòi.

“Hay hay hay… Thánh Vương thật tài, Bề tôi ngay trong đầu đã có một ý tưởng. Rất đơn giản mọi người xem” Mộc Tư Hàn hứng chí la lớn giọng Việt thật trúc trắc lơ lớ.

Mộc Tư Hàn cầm bút chì lên vẽ.

Một bên là máy dập tiền ai cũng biết.

Bên cạnh là một máy hơi nước với piton nằm dựng đứng dọc.

Hắn vẽ theo đòn bẩy , lò xo,.

Người ở đây ai cũng đều là chuyên gia. Nhìn xong là hiểu liền.

“ Tốt tốt tốt… Tư Hàn… nơi này nên cho một đối trọng để Stamp kéo lên sau mỗi lần ép xuống”

Một kỹ sư đầu ngành cơ khí Bố Chính lên tiếng.

“ Đối trọng?” Tư Hàn không hiểu từ này.

“ Là quả tạ… không nặng. Đủ kéo xuống” Kỹ sư Bố Chính vẽ vẽ …

Ngô Khảo Ký nhìn… khá giống máy bơm khai thác dầu mỏ đâu.



















Loạn Vực Khởi Tranh - Vòng Lặp Luân Chuyển - Huyết Lộ Tái Diễn... Mời chư vị ghé qua