Tính lung ta lung tung quân khắp nơi gửi về đã ba vạn quân, Thăng Long còn phải ra quân sao?
Vẫn phải đi một vạn dân cùng 2 vạn dân phu vận lương.
Ngựa Bắc Nguyên quá nhiều, voi từ Đã Nẵng chuyển ra cũng quá khiếp. Thực tế không cần quá nhiều dân phu.
Đường làm dã gần tiếp cận Vị Long cùng Châu Phong. Cho nên tiếp tế không quá đáng lo ngại.
Vấn đề lúc này chỉ có tiền mà thôi, Thăng Long ra đủ tiền đánh kiểu gì cũng được.
Tiền lại không phải là vấn đề. Đại Việt đã thông thương Đại Tống, đường biên đã mở , thương nhân Đại Việt như ruồi bu đến Tống buôn bán.
Lúc này sau thời gian dài chiến cùng Mân, các thuyền buôn của Tống đã bị chưng dụng và hư hỏng trong chiến tranh, Tống lại mất đi vựa đóng tàu Chiết Giang, Phúc Kiến. Gỗ tốt phải vận từ Tứ Xuyên mới có. Năng lực buôn hàng vượt biển của Tống đã giảm đến mức thấp nhất từ trước đến nay.
Ngoài ra thương nhân Tống ra bờ là chịu đủ mọi tầng tầng lớp lớp Hải Tặc thuế cho nên lần này mở cảng chính là một cuộc đua xuất siêu nhập siêu không cân sức.
Đại Việt bấy lâu sản xuất quá nhiều hàng. Nhất là khi kinh tế sản xuất một phần chuyển rời đi Thăng Long. Mấy triệu người tập trung xung quanh Thăng Long đổ về để làm công. Cho nên hàng hoá tích lại quá nhiều, không có thị trường giải tán hàng hoá là toi mạng.
Mà Đại Tống chính là siêu thị trường béo bở.
Hàng có gì?
Sợ hãi thay bán được nhiều nhất và lãi nhất là…. Xà phòng. Thật ra ai cũng biết xà phòng sẽ bán được vì Đại Việt cũng vậy xà phòng tiêu thụ rất ác liệt.
Xà phòng là độc môn sản xuất của Bố Chính ăn hết Đông Nam Á đến Nhật Bản nay Đại Tống Bố Chính để lại cho Thăng Long ăn, mộ mình Đại Tống bằng tất cả các quốc gia khác cộng lại. Không nói sai nhiều hơn nhiều, vì dân Tống là nổi tiếng giàu và độ ăn chơi là cao ngất.
Xà phòng đáp ứng nhu cầu của họ, và đây là mặt hàng tiêu hao phẩm cho nên nhu cầu sẽ không bao giờ dừng lại.
Xà phòng thơm xạ hương các mùi pha tinh dầu của thảo mộc dùng ethanol hoặc cồn gỗ chiết xuất dùng cho người giàu , thậm chí còn có màu sắc tươi đẹp từ thực vật màu.
Thứ này đắt nhưng lại bị người Tống săn đến cạn sạch.
Xà phòng bình thường người Tống không mấy mặn mà.
Chỉ nội điều này đủ hiểu cách ăn chơi của Tống.
Đồ thuỷ tinh cần bao nhiêu có bấy nhiêu.
Thuỷ tinh màu đã ra đời, đẹp đến mẻ ly.
Cần thêm ôxit đồng hay sắt theo tỉ lệ sẽ có cái này màu xanh lá cây hay xanh dương tuyệt phẩm như kiểu kính gothic. Mẫu mã đa dạng chủng loại từ ấm trà, ly nước cho đến các vật mĩ nghệ như rồng lân phượng, tay nghề thổi cắt thuỷ tinh dẻo của các thợ Đại Việt không còn là thời điểm 8 năm trước, Tống thương như lạc vào mê cung.
Nhưng mua nhiều nhất lại kiếng tấm làm cửa sổ hay gương tráng thiếc thuỷ ngân… ây dà dà. Mặt hàng sa xỉ phẩm vẫn là tiêu thụ số lượng ít hơn.
Lụa Đại Việt? Tống vẫn chê không mua.
Men gốm sứ… mua mạnh mẽ vì men của Đại Việt đã vượt qua Men Tống xa lắm…. đơn giản vì Ký có kiến thức của Mộc tộc.
Đám này là chuyên gia sử dụng vật liệu thiên nhiên kết hợp. Rất không làm hại môi trường nhưng có hiệu quả rất cao. Men sứ là một trong số đó.
Đèn dầu và dầu…
Có bao nhiêu không đủ bán. Thậm chí thương nhân Tống xếp hàng đả đảo Đại Việt nói năng không giữ lời. Đã nói không giới hạn giao thương mà.
Khổ bọn tao không đủ dùng đây, thôi các chú để lần sau, anh xây thêm máy chiết dầu đã giờ anh cũng phải dùng chứ?
Tống thương nhân hậm hực đi về , nhưng trước khi đi yêu cầu Đại Việt viết cam kết lần sau cấp đủ hàng.
Viết chứ. Đá phiến chất đống kìa mỗi tội không đủ lò thôi, đang xây ở Hồng Châu ( Chí Linh Hải Dương)
Thuốc nổ Đại Việt dám bán không?
Cút nhé Tống.
Ây dà.
Rượu tiêu hao phẩm, lại một món không thể lợi nhuận hơn , hàng độc quyền mà lại. Vẫn là cùng không đủ cầu xảy nên tranh chấp.
Vải thô mua không?
Tống nói mua. Dù sao tơ lụa là hàng xa sỉ phẩm Tống có nhiều cho nên mua về sợ lỗ. Nhưng vải sợi bông của Đại Việt quá tốt lại rẻ hơn nhiều ở Đại Tống, mua về là lãi chắc chắn.
Mua mua mua….
Đường nua không?
Dĩ nhiên là tranh nhau đến chết.
Vấn đề người Tống có đường mía không?
Dĩ nhiên có. Từ thời nhà Đường thì người Hán đã qua Ấn Độ học trồng mía và công nghệ làm đường sơ khai của Ấn Độ.
Nhưng Đại Tống điều kiện tự nhiên lạnh không phù hợp trồng mía.
Còn Đông Nam Á đã sớm có mía từ lâu trước người Hán, vì người Ấn mang về đây.
Được rồi, trồng Mía làm đường ở Bố Chính từ lâu đã thành công nghiệp hoá.
Máy ép mía tự động lực nước chạy xuyên ngày đêm, nước mía được sục So2 và vôi để loại chất gây mầu, để lắng, cho bốc hơi rồi cô đặc trên chảo. Tất nhiên không thể thiếu ly tâm tách mật. Cho nên đường của Bố Chính hay Thăng Long lúc này đã đạt đến độ gần trắng hẳn. Nó khác hẳn các loại đường hiện tại với công nghệ thô sơ là ép lọc vải, nấu cô đặc rồi gạn đường.
Chính vì điều kiện thiên nhiên đủ phát triển đồn điền mía, lại thêm công nghiệp sản xuất số lượng lớn, chất lượng thì cao không tạp chất không lẫn mật cho nên Đường Đại Việt thuộc loại hút hàng cả trong lẫn ngoài quốc gia.
Vẫn như cũ Bố Chính ăn hết Đông Nam Á để lại Đại Tống cho Thăng Long.
Lúc một lượng siêu lớn bạc đổ vào Thăng Long Kiến Ký cũng sợ hãi toát mồ hôi. Thương nhân Đại Việt qua Tống bao nhiêu hàng là hết bấy nhiêu tranh mua tranh bán. Rất sợ hãi.
Suất Khẩu hàng cho Tống thì thương nhân Đại Việt chủ yếu nhận Bạc cho nên bạc đổ về Đại Việt với con số khủng khiếp. Thậm chí có thương nhân cố tình lấy đồng Đại Việt mua Bạc tính ăn chênh lệch.
Tình hình là vậy, tiền mới Minh Huy Nguyên Bảo của Đại Việt thật sự chất lượng cao hơn tiền Tống . Thời này vẫn lấy tiền Đồng lam thước đo gốc Vàng, Bạc là thương phẩm thay thế tiền khi lượng tiền đồng không đủ, quy đổi theo giá vàng bạc của quốc gia hay địa phương đấy.
Lại nói như Đồng bản thân kim loại ấy là có giá trị cho nên không thể lấy tiền giấy để so. Một đồng Tống cũng 3,5 gram một Đồng Việt cũng chừng ấy cân nặng. Cho nên không có chuyện giống như tiền giấy in ra chênh lệch.
Chênh lệch mệnh giá tiền thời này là so chất lượng tiền cho nên thường chênh rất ít.
Ví như trước đây 1 tiền Tống ăn 1,2 tiền Đường , ăn 1,4 tiền Lý sở dĩ vậy vì tiền Lý đúc mỏng không đủ gram lại xấu nhiều tạp chất.
Còn tiền Đại Việt lúc này cùng Tiền Tống là chất lượng đồng như nhau, tỉ lệ đồng/ thiếc gần như tương đương. Số Gram như nhau. Nhưng Thương Nhân Đại Việt cứ ép giá 1,2 đấy mua thì mua không mua thì biến.
Vì lượng hàng phải nhập quá lớn, không đủ tiền đồng cho nên thương nhân Tống một phần phải lấy bạc trả theo tỉ giá 1 bạc ăn 620 tiền. Giá này quá có lợi nếu mua bán bằng bạc sau đó về Đại Việt đổi tiền Đồng. Cho nên Thương nhân nô nức đòi người Tống thanh toán bằng Bạc.
Đám này khấp khởi về Đại Việt tưởng muốn ăn chênh lệch giá. Cuối cùng đợi bọn chúng là hố to đùng mà Ký cho đám tham thương này một bài học nhớ đời.
Hệ thống Ngân hàng Thăng Long giá bạc mua vào là 630 bán ra là 900.
Thật không phải Ký muốn bắt chẹt thương nhân mà là tình thế bắt buộc phải làm vậy để đảm bảo an toàn kinh tế quốc gia.
Tiền tệ thời này nó quái thai lắm, không như thời hiện đại của Ký. Cho nên mới nói mấy ông học kinh tế xuyên qua đây cứ đập khuôn a b c tiền tệ hiện đại sau đó áp công thức của các ông vào là toang.
Nó cũng là kinh tế nhưng rất lạ.
Ai cũng đồng ý một lượng bạc Tống phải bằng một lượng bạc Đại Việt vì nó đều là bạc.
3,5 gram đồng ( xấp xỉ lượng đồng) của Tống và Việt cũng phải tương đương vì đều là Đồng. Chênh chút ít vì chất lượng.
Như vậy suy ra tỉ giá đồng/bạc của hai nơi phải giống nhau chứ.
Nhưng thực tế lại khác nhau.
Trong khi đo bạc cũng vẫn được coi là một đồng tiền mạnh được dùng làm dự trữ quốc gia.
Đến đây đã rối não vì tiền tệ giấy không thể áp dụng tỉ giá trong trường hợp này.
Đã không áp dụng được thì Ngô Khảo Ký phải tự mình nghĩ cách để bảo đảm an ninh kinh tế, tiền tệ cho Đại Việt.
Nếu lấy bạc làm chuẩn so sánh thì tỉ giá của tiền đồng Đại Tống cao hơn nhiều Đại Việt. Nếu tính kiểu đó thì cùng là 3,5 gram đồng như nhau nhưng Đại Việt lại tiệt tầm 30% so với Tống.
Cho nên nếu không khống chế tình trạng này thì khi thương nhân Tống tràn qua Đại Việt họ có thể dùng giá cao hơn một chút 620 để bán bạc ở Đại Việt kể từ đó sẽ chẳng cần hàng hóa buôn bán gì, chỉ cần bán bạc sau đó đem tiền đồng về Đại Tống ăn chênh lệch là đủ giàu. Đến lúc đó bạc tràn ngập ngoài dân gian Đại Việt dẫn đến giá bạc thụt sâu.
Nhưng Ngô Khảo Ký biết giá bạc của Tống sẽ lên trong thời gian tới vì Đại Tống sẽ đúc tiền đồng số lượng lớn. Đến khi đó người bị thiệt lại là Đại Việt. nói chung Tống nó vẫn quá béo cho nên nó cắt tí mỡ là đè được Đại Việt vẫn còn gầy. ( kinh tế).
Cách giải quyết nhanh nhất hiệu quả nhất đó là nân giá tiền bạc/đồng của Đại Việt lên 1/620 như Tống để hai bên cân bằng rồi tiến hành giao dịch, sau đó căn chỉnh hai bên lên xuống đều nhau. Nhưng có điên mới làm như vậy. Nếu làm thư thế vật giá của Đại Việt bỗng chốc leo lên chóng mặt mỗi thứ đắt đỏ lên 30%.
Do đó Ký áp dụng chính sách áp định giá bạc mua vào bán ra của Ngân Hàng.
Toàn bộ ngân hàng hệ thống Thăng Long kéo từ Vân Đồng, Hồng Châu, Luy Lâu, Thăng Long, Thiên Trường, Ái Châu đều áp giá mua vào Bạc là 630 đồng/lượng bán ra 900 đồng/lượng.
Lần đầu tiên có khái niệm này ở Đại Việt giá mua vào bán ra của một loại tiền tệ, lại chênh gần 30%. Nghe rất vô lý nhưng đó là bắt buộc. Không có cách nào khác để giải quyết tình hình trên cho đến khi giá bạc Đại Tống tăng lên một mức nhất định tương đương giá bạc Đại Việt.
Làm này hơi khó thương nhân Việt chót mua bạc ở Tống, nhưng cũng làm họ không có thua lỗ gì, bán bạc cho Ngân Hàng lấy tiền đồng cũng được 630 đồng lời 10 đồng.
Nhưng đây không phải cách lâu dài. Chỉ là biện pháp đối phó tình huống, tránh đầu cơ tạm thời. Tránh tiền đồng thất thoát với giá quá rẻ.
Bên cạnh đó Ngô Khảo Ký điên cuồng dập tiền đồng và hạn chế giao dịch bạc ở Đại Việt một thời gian.
Năm tháng trời một lượng lớn máy in tiền được sản xuất, gần như tất cả các xưởng cơ khí Thăng Long hay Bố Chính chỉ tập trung sản xuất các linh kiện cho máy in tiền để lắp ráp tại thăng long.
Có bốn đại xưởng cơ khí và một siêu xưởng cơ khí làm điều này không nghỉ trong mấy tháng.
Bốn đại xưởng gồm có Bố Chính Thành Xưởng. Tòng Chất Xưởng, Sông Cồn Xưởng và Thăng Long Xưởng,
Còn Siêu Xưởng là Đập Sông Cẩm sản lượng bằng cả bốn nơi kia cộng lại và có những đại hình máy móc là thứ cả bốn nơi kia không thể mô phỏng.
Kỹ Sư xây dựng ở Bố Chính đã khôn hơn rồi, đào một con mương, sông ăn vòng bên cạnh sông chính nhưng không có thông dòng ngay mà tiến hành kè bờ, xây các tụ tuabin, lắp đặt hoàn chỉnh, vì là xây khô cho nên rất nhanh. Hoản chỉnh mới đào hoàn thiện thông ta dòng sông chính để lấy nước, như vậy tốc độ nhanh hơn nhiều so với trước đây thi công trên những mương có sẵn cần phải xử lý nền, ngăn nước, nạo vét cùng chống thấm v.v…. Với cách này các xưởng mới có thể mọc lên quy mô như vậy. Tất nhiên chỉ có thể áp dụng cho Bố Chính nơi có nhiều sông nhỏ, hẹp và dốc, giả như miền Bắc muốn làm cần tính toán kè đê rất cẩn thận.
Với số lượng xưởng lớn như vậy trong năm tháng đã có 800 máy in tiền được lắp ráp tại Thăng Long và cho vào một khu trong nội thành Thăng Long để in ấn.
Các phôi tiền từ mấy nơi máy cắt điên cuồng ngày đêm trở về đây.
Thực sực không có cách các máy này phải hoạt động 24/24 tức là chia ba ca để hoạt động hết công suất vì tình thế cấp bách. Tính toán năm đến bảy giây mỗi máy có thể dập 1 đồng tiền Đại Việt hay Đại Tống, mỗi ngày nơi này không ngừng nghỉ in lên 12 triệu đồng tuồng vào thị trường bình ổn giá cùng điên cuồng mua cả bạc và quặng đồng của Đại Tống. Cuộc chiến kinh tế với Đại Việt hết sức cam go chứ không bình trường.
Chấn động, chấn động, truyện gì mà hot leo top 1 của tháng thế này??