Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 609: Đại Việt đã rất khác rồi (03)







Đây là sự thật sao?

Nông dân Đại Việt trong vùng Ký Huy quản lý đã giàu đến mức độ ấy rồi sao?

Khụ khụ điêu đấy, sao giàu như vậy được, tất nhiên khá lên thì nhiều, nhưng giàu nứt đố đổ vách thì không phải lắm.

Đây là chiêu trò của Ký. Tìm các hộ thoát nghèo vươn giàu điển hình cung cấp học bổng du học đặc biệt cho con cháu họ, phân tán bọn này đi du học đến các vùng do thế gia chỉ huy. Từ đó trở thành tấm gương tiêu biểu của nông dân, với chiêu này đảm bảo dan trong vùng thế gia chịu không nổi mà tới.

Điểm quan trọng là Thế gia sẽ hành động. Do đó khó có khả năng cả thôn cả Hương cả xã sẽ cùng nhau di cư được về các vùng đất mà Huy quản.

Vậy thì ai sẽ tới?

Dĩ nhiên các lao động khoẻ mạnh những kẻ có thể trốn được sự canh phòng của thế gia mà đến.

Từ đó vùng đấy Huy Ký quản chỉ phải đón tiếp lao động khoẻ mạnh, không phải mắc công an trí người già trẻ nhỏ.

Lực lượng lao động thì mạnh lên, thậm chí quân đội cũng có thừa nhân lực thay thế trong khi đó không có gánh nặng cơ sở hạ tầng là bao.

Đây chính là lão âm nhân kế hoạch, lợi mình hại người điển hình gương mẫu.

Đã nói đến âm nhân thì thằng này nó trùm, vì cả ngày chỉ ăn và nằm nghĩ âm người khác, âm vòng âm dọc âm nhiều lớp, thiết kế ma trận âm người. Thật ai làm thủ hạ của loại quân chủ nầy cực kỳ bi ai.

Lại nói đến chính lệnh chia đất, chưa chia nhưng thông báo cả thiên hạ nửa năm nay , cũng không nói phương án xử lý nếu có dư thừa lao động, trước tiên để bọn học sinh động não suy luận rồi thay hắn tuyên truyền.

Chính lệnh nói, toàn quốc Ruộng công hương xã chia dân , thuế đóng từ 2 mẫu 1 quan xuống còn 2 mẫu 200 tiền đồng, mỗi mẫu 100 tiền một năm. Còn tô thì giảm từ 100 thăng ( 80kg) xuống còn 30kg một năm.

Điều này áp dụng tất cả Công Điền Hương Xã đã phân chia quyền sử dụng đất cho dân. Và là bắt buộc đối với các vùng nêu tên. Phủ Thiên Trường, Long Hưng nay đổi thành Lộ Thái Bình, Khoái Châu, Phủ Ứng Thiên, Phủ Thiên Đức. Phủ Hà Bắc, Lộ Phú Lương, Lộ Tam Giang Phủ Trường Yên ( Hoa Lư), Tân Hưng.

Nhưng chính lệnh này lại không bắt buộc đối với các vùng còn lại.

Công báo đã gửi khắp cả Đại Việt từ sáu tháng trước và để lên men, thi thoảng lại giật bài nhắc lại. Sáu tháng để báo chí len lỏi đến khắp mọi nơi trong Đại Việt.

Cái này thế gia không trách được triều đình nhé, tao cải cách đất của tao, không liên quan đến mày, đấy triều đình ra chính lệnh mày theo thì theo không theo anh cũng không quản.

Thế gia lựa chọn sao?

Theo hay không theo?

Lão âm nhân lại hố một cục chỗ này.

Theo? Phân đất cho dân? Giảm thuế? Vậy người thừa ra không có đất thế gia giải quyết sao? Không có đất đói, lại chưa có thời gian khai thác ruộng mới, thế gia đủ bản lãnh nuôi không đám này trong 3-4 năm mở mang ruộng?

Nếu làm được thì lão âm nhân ở Thăng Long vỗ tay vì đó là hợp ý khai khẩm ruộng đồng cho dân tộc. Quá tốt, như vậy thế gia giúp đỡ triều đình một tay mở rộng đất canh tác, rất hoan nghênh, như vậy lại phải tốn thêm thời gian với mưu rút củi đáy nồi nhân tài để hạ gục thế gia trong hoà bình.

Tốn thời gian thì tốn thơi gian nhưng cả Đại Việt đất canh tác mở rộng đó là thắng lợi của dân tộc. Ký vẫn thắng. Nếu thế gia có tầm nhìn sẽ đi con đường này, tốn tiền của nhưng sống dai, rất dai.

Còn nếu không cung cấp tiền, lương cho người không có ruộng ổn định cuộc sống? Đám này chắc chắn sẽ loạn với số lượng khổng lồ. Đến lúc đó một là triều đình vào dẹp loạn, giúp đỡ dân ổn định cuộc sôngd, thế gia mất hết uy tín với dân đứng không được.

Trường hợp thứ hai là dân không ruộng đến vùng đất của Huy Ký quản lý và bị hấp thu, thế gia mất người một cách trầm trọng lực lượng suy đến tận cùng không bao lâu tan thôi.

Còn thế gia kháng lệnh không tuân , không theo chính sách mới của triều đình, không sao cả . Triều đình cũng không làm gì.

Thuế chênh lệch lộ rõ vì dân người ta biết đọc báo rồi. Nếu thế gia hạ thuế thao triều đình, sau đó nộp không đủ thuế đó về triều đình? Không sao cả vì triều đình không để ý ba vấn đề thuế má.

Nhưng dân chúng ở các vùng đều biết thuế giảm là do triều đình ban cho họ, trong lòng dân cảm ơn ai tự hiểu. Bên cạnh đó thế gia không phải triều đình nguồn thu chính của họ là thuế ruộng, đột ngột giảm đến mức độ đó sẽ đánh cho họ kiệt quệ kinh tế.

Việc không được sở hữu quyền sử dụng đất trong dân sẽ gây mâu thuẫn dân cùng thế gia, chỉ cần một vài bài báo của Nghi Luận tập san, chỉ rõ thế gia có ý ôm đất không cho dân sở hữu là đủ.

Dân nào hiểu phân đất mà không lo cho người thừa ra hậu hoạn sẽ ra sao? Họ chỉ biết hỏi, tại sao đất này do chúng tôi mấy đời khai khẩn nên, nay triều đình ban cho quyền sử dụng đất mà thế gia lại không cho? Vấn đề mâu thuẫn này sẽ khiến thế gia trụ không được.

Tóm cái váy cục này đã định, Ký âm người không chừa lối thoát. Thế gia làm gì cũng sẽ bị đưa vào bẫy sau đó lại bẫy thêm một lần nữa.

Nhưng nói Ngô Khảo Ký chỉ ăn với âm người là không đúng, hắn làm rất nhiều việc để phát triển Đại Việt.

Nhưng nói đến các thành tựu không thể không nhắc đến việc tạo ra phân lân nung chảy của Ký.

Tuy rằng phần lớn các lý thuyết hoá học cơ bản trong việc này là Huy hướng dẫn , vì Huy học hoá rất cừ, nhưng người lăn lộn với cả trăm mẫu vật để tìm ra quặng đá xà vân trợ dung cho apatit lại là Ký.

Không có nguồn serpentin tốt thì bắt buộc nung phân lân phải sử dụng MgO từ sỉ quặng của luyện thép. Mà xỉ quạng từ luyện thép thì có bao nhiêu đâu, làm sao đủ lân cho toàn bộ Đại Việt?

Thật ra Serpentin đâu đâu cũng có chỉ là lượng MgO trong đó nhiều ít ra sao có hiệu quả trợ dung cho lân hay không thôi.

Việc này khiến Ký phải gọi rất nhiều các thợ gốm sứ Đại Việt lại và thăm dò , từ bọn hắn tìm ra các bí quyết làm men từ các khoáng chất.

Các khoáng chất này đảm bảo sẽ có trong đó mẫu giàu MgO .

Vấn đề là làm sao phân biệt được? bằng mắt thường chịu. Serpectin có thể là đen, đỏ, hoặc xanh. Cho nên chịu.

Cũng may trước đó Ký sản xuất ra Acid Sunfuric, cho nên nghiền bột các mẫu nghi ngờ, cho vào acid lọc kết tủa, đun nóng rồi co tác dụng với nước. CaO sẽ tan trong nước còn lại phỏng đoá sẽ là MgO cùng một số tạp chất khác.

Từ đây định lượng sơ bộ sẽ tạm có % mẫu vật. Chọn mẫu vật có nghi ngờ MgO tỉ lệ cao .

Đem nung thử cùng apatit xem khả năng trợ dung đến đâu.

Không có cách nào khác, không có đủ các chất hoá học cơ sở để xác định chính xác mẫu nào là MgO cho nên đành làm vậy.


Cuối cùng hơn trăm mẫu vật khoáng thạch sàng lọc được 20 mẫu có nghi ngờ MgO tỉ lệ cao, dùng chúng thử trợ dung cho apatit trong lò nhỏ phòng thí nghiệm.

Với cả trăm lần thử đi thử lại bao nhiêu công sức cũng tìm được 4 mẫu trợ dung tốt nhất, trong đó chỉ có 2 mẫu là có thể khai thác số lượng cho sản xuất phân lân , một ở Hoa Lưu, một ở Thanh Hoá.

Nhưng Thanh Hoá tạm thời Ngô Khảo Ký không động mà tập trung vào khai thác tại Hoa Lư.

Thật ra nung phân lân nó không khó tương tự như xi măng lò đứng cấu trúc, nung chảy được apatits cùng đá serpectin là xong. Lân nóng chảy cho vào nước lạnh đột ngột cho nó tơi rồi đem nghiền là được.

Mấy cái máy nghiêng đá đập đá đã không cần Ký thiết kế rồi, kỹ sư Thăng Long có thể làm từ A-Z. Vả lại lân nóng chảy làm nguội trong nước đã bở, xay nó không khó.

Khó nhất là trợ dung để apatit nóng chảy ở nhiệt độ thấp thôi. Đã chảy được rồi thì thoải mái cả.

Nói nghe đơn giản nhưng nói thật làm khó khăn lắm.

Phải nói là trăm cay ngàn đắng, thức đêm không ngủ, mệt mỏi vô cùng, hàng chục hàng trăm lần thất bại muốn nản chí.


Nếu Đại Việt không có nền công nghệ cơ bản tốt. Nếu các kỹ sư không có kinh nghiệm tốt, nếu không có hiểu biết vượt thời đại , lấy máu ra ma nung được. Phải hội đủ tất cả yếu tốt này mới được.

Vì chật vật phát triển xi măng trong 10 năm trời nên trình độ xây lò thiết kế lò cao của mấy ông Bố Chính, Thăng Long đã thượng thừa, đây là yếu tốt thuận lợ, lại cũng liên quan xi măng chế tạo nên mấy bố này thiết kế máy dập đá, máy nghiền bột đá vôi 10 năm quen rồi, trình độ đã lên hạng cao thủ.

Tổng hợp lại, đã nung được xi măng tức là có thể nung lân , thế thôi.

Cho nên lân ra đời không có gì đáng ngạc nhên.

Ngay cả khi không tìm được serpectin vẫn nung được lân cơ mà quá tốn năng lượng thôi.

Do đó việc tìm được serpectin ở Hoa Lư và Thanh Hoá rất tốt, giảm nhiều thời gian , công sức, năng lượng nung chảy apatit quặng.

Có phân lân lại có cả phân Kali, Nitor. Cây lúa không tăng mạnh sản lượng mới lạ lùng.

Hoá học Ký bình thường, nhưng sinh học hắn đỉnh. Là dân y khoa thi đầu vào phải có sinh học, ít ra ngu ngu mù màu như Ký cũng hiểu P và K cần cho cây trong giai đoạn nảy mầm, rất quan trọng, còn N thì cần trong cả cuộc đời. Vậy thì cứ lúc gieo mà triển thôi.

Nhưng dùng lượng bao nhiêu % cho tốt lại cần thử. Do đó điên cuồng mấy chục nơi thử một lượt.

Kết quả vượt ngoài mọi sự mong đợi của Ký.

Giữa đủ NPK và không đủ sản lượng quá khác nhau, gần như tăng vọt lên tới sản lượng thời Nguyễn là 2 tấn/ ha.

Ngô Khảo Ký gà thôi.

Mấy trăm năm phong kiến giống cây lúa có thay đổi đâu, canh tác vẫn vậy không khác mấy. Cho nên sản lượng tính trên mẫu các thời Lý Trần Lê Nguyễn ( chưa Pháp thuộc) nào chênh nhiều. Từ 1 tấn-1,2 tấn/ ha là cùng.

Mãi đến khi Pháp thuộc áp dụng công nghệ phân bón mới lên được 2 tấn2. ( vẫn giống lúa cũ muôn đời Việt tộc).

Sau đó ông cha giải phóng dân tộc nghiên cứu lai giống lúa mới từ Ấn độ mới lên được 2,8 tấn / ha. Sau mấy chục năm mới thay hẳn nhiều giống siêu lượng thì lên được 5-7 tấn /ha.

Cho nên lúc này có NPK phân bón đầy đủ, cây lúa tăng vọt sản lượng như vậy thật quá dễ hiểu. Không có gì phải ngạc nhiên.
M