Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 641: Đại Tống cầu thân (03)






Tô Triệt mắt thấy tai nghe viết hết những điều mình thấy được vào sổ sách…

“ …. Người Đại Việt có văn tự riêng, rất thông dụng, từ người già đến trẻ nhỏ đâu đâu cũng biết đọc biết viết. Công báo triều đình vài ngày nửa tháng có thể đến những vùng xa xôi hẻo lánh nhất….”

Hắn ngẫm nghĩ bàn tay run run rồi lại chấp bút.

“…. Đại Việt như một nơi tiên cảnh nhân gian, thật chưa từng thấy qua vậy… Đồng lúa xanh mướt bạt ngàn nhìn không thấy giới hạn. Các thành thị buôn bán kẻ chợ tấp nập vào ra. Đêm không ngủ đèn đuốc sáng chưng. Người dân đêm ngủ không cần khóa cửa, của rơi không người tham lam. Nào có như sách vở nói về nơi này man di không giáo hóa?....”

Tô Triệt gương mặt hơi tái đi, hắn run run tiếp tục viết. Viết về phong tục Đại Việt tìm hiểu cuộc sống Đại Việt đó là trách nhiệm của sứ thần. Phải mang thông tin chính xác nhất về xã hội, văn hóa Đại Việt về nước, lúc đó Đại Tống mới có được tư liệu để đối đãi Đại Việt một cách chính xác.

Hắn vì tự hào dân tộc muốn tìm mấy chỗ để hạ thấp Nam Man trong mắt người Hoa Hạ, nhưng tìm mãi không thấy, chỉ thấy dường như hắn mới là Bắc Man vậy.

Thật không dám thừa nhận , không dám nhìn thẳng vào hiện thực mà.

Tô Triệt tếp tục nói về phong tục Đại Việt.

“…. Nơi đây điều lạ, nam nữ gần như bình đẳng, nữ giới có quyền học tập, làm quan, thậm chi có không ít nữ quan có chức vị rất cao…”

“… Sách vở ghi người Việt cởi trần tóc ngắn trai đóng khố nữ mặc váy đụp áo yếm thường hay trân chần đi lại là không đúng…”

“… Đại Việt người giàu có ăn mặc sang trọng vô cùng.. áo lụa áo gấm , đi lại bằng xe ngựa lớn sang trọng lịch sự..”

“… Người Việt cả giàu có hay dân thường đều có thói quen nam giới cắt tóc đội mũ ngắn như sư sãi. Có lẽ đây là phật giáo ảnh hưởng? Cô gái việt để tóc dài quấn quanh nếu chưa chồng.. búi cao nếu có chồng.. trang sức vàng bạc thấy rất nhiều…”

“ …Dân thường Đại Việt có thói quen mặc áo ngắn tay hoặc dài tay, áo cổ viên tròn một hàng cúc. Quần dài hay ngắn tuỳ thuộc lao động hay nghỉ ngơi…. Vải thường dùng là vải bông, lụa, lanh rất giá trị…”

“… người Việt không đi dày vải… họ dùng hài đế gỗ có lót da ở dưới không gây tiếng ồn, nữ ngân gọi là guốc , nam nhân gọi là dép. Có kiểu sỏ ngón như Phù Tang lại có kiểu viên tròn phần mu chân….”

“… Người giàu đi guốc sơn son, sơn màu giá trị, đôi khi còn khảm đồi mồi, dát cả vàng bạc… thật sự rất xa xỉ..”

“… Về nghệ thuật Đại Việt có lối kiến trúc rất đặc biệt, có phần giống Tống nhưng lại có phần khác nhiều, thật khó hình dung…”

“ … Về đời sống văn hoá rất đa dạng.. hát kịch có quá nhiều loại như Chèo một thứ rất giống kinh kịch của chúng ta nhưng làn điệu khác hẳn… ngoài ra có các kiểu mới lạ chưa từng thấy như Hát Đương Đại, Tuồng, Kịch nói, Kịch hát. Các đoàn gọi là nghệ thuật lưu diễn khắp nơi nơi.. đời sống văn hoá.. lễ hội rất nhiều…”

“ … mỗi thành thị đều có nhiều tửu lâu, quán trà cho các phường nghệ thuật công tác…. Nhưng sợ hãi nhất là những thứ gọi là Nhà Hát, Nhà Sân Khấu rộng lớn sang trọng có thể chứa tới mấy ngàn người thành thị nào cũng có…”

“…. Người Đại Việt chuộng văn nhưng cũng chuộng Võ công… những kiến trúc Nhà Thi Đấu, Sân Vận Động càng là kinh khủng không thể tưởng tượng nổi…”

“ .. Người Việt xưng lịch bảy ngày làm một chu, ngày cuối cùng gọi là Thứ Bảy … đây là ngày lễ hội…. như vậy Đại Việt một năm có bao nhiêu lễ hội?...”

“… Ngày thường người Việt làm việc chăm chỉ không nghỉ ngơi… Thứ bảy không ai làm việc cả mà vui chơi hết thảy… đến nhà Hát, đi uống trà… Đi xem kịch. Nhiều nhất là đi đến Nhà Thi Đấu- Sân Vận Động xem các nhóm Võ Sĩ thi đấu các bộ môn .. Đấu kiếm, bắn cung, phi ngựa… đấu kỵ sĩ. Lại còn Đá Bóng… Đá Bóng có lẽ học từ Đá Cầu của Đại Tống nhưng sân bãi quá rộng nhiều người tham gia. Rất cuồng nhiệt”

Thằng này bố láo, các ông đá bóng liên quan gì chúng bây? Mà thi đấu là các vận động viên không phải là Võ sĩ nhé..

“… giao thông Đại Việt thông suốt toàn quốc gia. Đường đi nơi nào cũng lát kỳ thạch ( không biết là bê tông, khổ vậy chứ) . Đường dài mấy chục , mấy trăm dặm đều lát thứ này. Mưa không lày lội nắng không bui bẩn….


“ Lại có đường lát Hắc Nham ( Nhựa đường không biết nên viết láo). Ngày nắng hơi nóng bức, ngày mưa sạch sẽ không bùn bẩn…”

“…. Ngựa xe quy củ đi theo làn, có ‘Cơ giới’ là xe ngựa lớn, ‘thô sơ’ là cưỡi ngựa hay đi xe bò trâu tốc độ chậm… người đi bộ dường dài ít , bọn họ đi trên một làn đường gọi là ‘hè’…..”


“…… Nói ra nhiều lắm… có nhiều việc lạ khó hiểu mà Triệt chưa giải thích nổi nên đành gác lại….. ví như người dân nếu đi xa chỉ tốn một lượng nhỏ tiền cho một loại phương tiện của triều đình gọi là “Bát” . Không hiểu tại sao triều đình Đại Việt lại đặt số tám cho loại phương tiện này. Bát trên sông là thuyền lớn trở nhiều người lắm, giá cả rẻ mạt…. Bát trên bộ là xe ngựa rất dài, chở được nhiều người giá rẻ vô cùng…. Lại nói như nếu có tiền thì đứng ở “hè” những nơi có biển thông báo “ Ta Xỉ” sẽ có xe riêng tới đón, giá tiền cao chỉ dành cho người giàu…. Triệt cũng không hiểu vì sao gọi là Đại Xỉ. … có những thứ khó hiểu vô cùng…”

Tô Triệt ngưng bút, ngày mai hắn tới Thăng Long rồi đến lúc đó hãy tiếp tục tìm hiểu.

Kinh sư dĩ nhiên sẽ có nhiều thứ đáng học hỏi hơn.

Lại nói lúc này ở Đại Tống, Kinh Đô Hứa Xương, đang mưa lớn, ngập lụt hết cả… nơi nơi long bõng nước, chẳng khác gì Biện kinh vậy.

Hoàng Thành Hứa Xương nơi ở của Vua Chúa Đại Tống , Cung Diên Thọ. Một nữ nhân xinh đẹp mặt hơi tròn má phấn mày đêu da trắng nõn, cặp mắt nhỏ nhưng lại phù hợp cùng chiếc mũi xinh, đây là vẻ đẹp đương đại của Đông Á. Nếu xét vậy nàng hẳn là đại mỹ nhân rồi.

Mĩ nữ một thân cung trang đầu cài châm ngọc dát vàng hoa tai tinh mĩ càng tôn lên vẻ sang trọng quý khí.

Không ai khác đây là Đức An công chúa Minh châu của Cao Tuyên Nhân Thái Hoàng Thái Hậu, cô cô của hoàng đế Triệu Hú hiện tại của Đại Tống triều.

“ Hu Hu… Mẫu hậu…. Mẫu hậu… hu hu hu” không hiểu sao vị công chúa Đại Tống này lại vừa đi vừa khóc, mắt sưng cả rồi.

“ Lại đây … lại đây nào… có gì mà khóa đỏ cả mắt rồi?” Cao Tuyên Nhân Thái Hoàng Thái Hậu mắt đeo kính gọng vàng đang xem mấy thứ sách vui thì thấy con gái xin cầu kiến nên cũng bỏ ra rồi mà quay qua, thấy con hái nuôi khóc thành mặt mèo cho nên an an ủi ủi.

“ Mẫu hậu.. hu hu.. ta không muốn cưới người Nam Man, không muốn đi Man Hoang… nơi đó nghe nói toàn rừng với cây.. lại sông ngòi chằng chịt toàn muỗi cùng thú dữ… người không thương nữ nhi sao gả qua đó?” Triệu Linh Phượng là tên thật của nàng Đức An công chúa là phong hào lúc này đang thảm thiết khóc mà ôm đùi Cao Tuyên Nhân nhõng nhẽo làm nũng.

“ Đã là đại cô nương 20 tuổi sắp về nhà chồng rồi vẫn còn như vậy ….” Cao Tuyên Nhân mắng yêu.

“ Mẫu Hậu tha cho nhi thần, hay người để An Nhiên quận chúa đi đi. Nhi thần sợ hãi” Đức An vẻ mặt thật sự sợ hãi sợ hãi…

Cao Tuyên Nhân chợ giật mình, sạm mặt cùng suy nghĩ… chuyện này không hề tầm thường.

Đức An công chúa đúng là bị doạ cho sợ hãi thật sự, không phải bình thường nhõng nhẽo. Quan trọng mấu chốt An Nhiên quận chúa 18 tuổi chính là con gái của Ung Vương Triệu Hạo. Nếu quả thật An Nhiên làm dâu Đại Việt, mà Đại Việt lại cường đại như vậy? Triệu Hào chẳng nhẽ ý định….?

Vấn đề đó là chuyện này chỉ là ngẫu nhiên hay cố ý, nếu ngẫu nhiên thì còn đỡ nếu là cố ý thì rất phức tạp.

Một bên là con trai một bên là cháu trai.

Căn bản Triệu Hạo văn võ đều giỏi cả rất được lòng quan viên danh tiếng hiền vương. Nhưng đứa con này lại nghe theo tân pháp của Vương An Thạch, chơi cùng bè luc Thái Xác, Vương Khuê cho nên Cao Tuyên Nhân mới không vui.

“ Đức An, ai nói bậy bạ về Đại Việt như vậy? Đây là mật tấu từ Tô Triệt gửi về. Con tự mình xem, còn đây là thông tin về trượng phu tương lai của con, con cũng tự mình xem, xem cho kĩ rồi nói cùng Mẫu Hậu , là ai đã nói bậy bạ cho con nghe” Cao Tuyên Nhân vỗ về con gái nhưng ánh mắt của bà lại ẩn chứa sắc lạnh trong đó.

Một lát sau, Đức An gương mặt tròng tròng đáng yêu hai mắt hấp háy, lại gò má ửng đỏ.

“ Mẫu thân, không phải Tô Triệt đại nhân ăn gì đó của người Việt mà viết láo chứ, nơi này… nơi này là tiên cảnh nhân gian, làm gì phải Man Hoang chi địa?” Đức An hấp háy môi xinh mà nói.

“ Tô Triệt hắn nói dối? hắn dám? Đây là Vương Địch cùn Hàn Chẩn báo cáo, con cũng đọc luôn. Hàn Chẩn là người của Vương An Thạch, Tô Triệt, Vương Địch là theo nhóm cựu đảng, bọn chúng không cùng một đường nhưng báo cáo lại không sai biệt. Đặc biệt là Hàn Chẩn cố ý nói xấu Đại Việt nhưng cũng không thể quá bôi nhọ sự thật hiển nhiên. Nơi này phồn hoa phát triển không thua Đại Tống là bao”

Thật là Cao Tuyên Nhân đang tự dát vàng vào mặt Đại Tống thôi.

“Mà Tây An Võ Vương lại là anh hùng đương thời, cong cũng đã đọc những bài văn hắn làm ở Thăng Long từ lúc trẻ tuổi, kẻ này cầm binh chưa một trận bại, Tất nhiên hắn đánh toàn là Đại Tống quân tướng chúng ta, nhưng cũng phải công bằng mà nói hắn rất mạnh, văn võ toàn tài. Lại thêm bề ngoài anh tuấn vô cùng. Cả đời đến lúc này chỉ mới có 2 vợ, một người chết bênh đến nay vẫn chưa nghe nạp thêm. Người như vậy con còn đòi hỏi hơn được nữa?”

Cao Tuyên Nhân thuyết phục….

“ Không … không… nhi thần không có ý kiến Tây An Võ Vương… hắn… hắn… được … nhi thần chỉ sợ Đại Việt là nơi Man Hoang chi địa, nhưng như vầy mà nói , nơi này đâu kém Biện Kinh, Hứa Xương… Đám tiện tì kia dối gạt con gái” Đức An công chúa nhắc đến Ngô Khảo Tích thì xấu hổ đỏ mặt, nhắc đến đám người lừa nàng thì hết sức bất bình tức giận.




























Truyện nội dung cốt truyện ổn , đã end , mọi người có thể nhập hố .