Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 646: Hán Việt hay Việt Hán (01)



Đám Di lão tập trung nơi này đến từ Phụng Sơn gần Côn Minh.

Đám này Bộ tên Phượng Lô. Tổng cộng có bảy chi thì năm chi đã có mặt nơi này.

Còn đám Nộ Lô bản thổ Văn Sơn thì góp mặt lèo tèo cho có, tư tưởng chống đối lộ rõ ra mặt.

Ngồi trên ghế cao trong doanh Di lão Phượng Lô. Bộ chủ Phượng Lô Thái Kỳ Minh gương mặt âm trầm ra nước.

Phượng Lô là tên bộ, Thái là tên chi và chi này đứng đầu các chi thuộc Phượng Lô, Kỳ là tên người cha đã quá cố còn Minh mới là tên của hắn ( dối mẹ não).

“ Bộ chủ, như vậy không được, như thế này khác gì chịu chết?” Phượng Lô Thác Mái Lan lên tiếng chất vấn đầu tiên, Thác chi cũng là mộ chi mạnh trong Phượng Lô bộ.

“ Phải rồi Bộ chủ, như này chúng ta bỏ về Phụng Sơn, cần gì phụng bồi Cao gia làm con tốt thí mệnh?” Phượng Lô Hàn Mông Nghị lên tiếng đầy búc xúc.

Khi nãy là Phượng Lô Thái Kỳ Minh nêu ra ý đồ cho Di Lão xuyên rừng đánh lén sau lưng quan ải của Đại Việt, cả một đâm chi chủ thủ lãnh , quý tộc, ầm ầm phản đối.

“ Các ngươi tự nhìn cái giá của Cao gia đưa đi. Ai chấp nhận đi chuyến này thì góp người vào , tài nguyên nhận được từ Cao gia chia theo tỉ lệ số người góp vào.” Phượng Lô Thái Kỳ Minh lúc này mới đưa ra bản danh sách đồ vật trao đổi của Cao gia.

“ Hả, ngựa , dê , bò, vàng bạc muối, sắt, giáp da , vũ khí…. nhiều như vầy? Nhưng mà thưa Bộ Chủ, kể cả chừng này đồ cũng không thể đổi lấy 7000 chiến binh Phượng Lô tính mệnh được. Đi đường rừng vào thẳng trung tâm quân Đại Việt đó là tự sát. Mọi người hẳn nhớ về cuộc chiến thời Đoàn Tố Liêm chứ, quân Đại Việt đã biết bao mạnh mẽ, đã bao nhiêu Di lão chúng ta chết dưới tay quân Đại Việt? mang bảy ngàn đi vào trung tâm Đại Việt quân, đi về nổi ba ngàn không?” Phượng Lô Cù Chính Tương một trong các Chi Chủ lên tiếng phản đối mặc dù hắn tỏ ra rất tham lam thứ này tài nguyên của bọn Cao Thăng Thái.

“ Chính Tương, ngươi nói có lý, nhưng họ Cao đâu có yêu cầu bắt buộc chúng ta Di lão phải thắng trong trận chiến này, cũng không đề cập qua cần chém bao đầu Đại Việt đúng không? Cho nên chuyện xuất quân như thế nào chẳng nhẽ các ngươi không biết nghĩ cách..” Phượng Lô Thái Kỳ Minh thâm tường gương mặt lên tiếng chỉ bảo.

“ Ha hả… ý của Bộ Chủ…. Ha ha… ta đã hiểu… Cù trại chúng ta ra một ngàn…. Chiến binh” Phượng Lô Cù Chính Tương vỗ đùi hét lớn.

“ Vậy thì Thác trại ra một ngàn hai..”

Cả đám Trại Chủ lớn nhỏ các chi lên tiếng báo quân số, thậm chí đã vượt qua bảy ngàn, sau đó lại cãi vã nhau vì tranh gửi quân.

Đúng là chịu không nổi cuộc họp này.

Đây là chuyện của ba tháng trước.

Lúc này quay trở về Kinh Sư Đại Việt, Ngô Khảo Ký đã về tới Thăng Long và đưa bản phác thảo về máy phát điện cho các kỹ sư cùng mộc tột xem xét để đưa ra phương án chế tạo, sản xuất.

Bản thân Ngô Khảo Ký thì đang bận rộn trước một công việc đồ sộ mang ý nghĩ dân tộc nhiều hơn.

Đồng loạt Các sĩ tử, học sinh, ngay cả hủ nho , tân nho đều đệ trình lên Triều Đình hủy bỏ Hán Việt chữ.

Đây là phong trào dung chữ thuần việt của các Tiểu Phấn Hồng hời Ngô Huy Tuấn hiện đại, đòi bỏ đi 70% từ vựng của dân tộc Việt sau đó chỉ dùng 30% còn lại để gánh vác toàn bộ hệ thống ngôn ngữ phong phú của dân tộc? Thiếu não vậy cũng nghĩ ra được thì đúng là khó tin được. Đang từ một quốc gia, một dân tộc có hệ thống ngôn ngữ phong phú có thể thỏa mãn đầy đủ nhu cầu giao tiếp sinh hoạt cũng như học tập nghiên cứu lao động, tự nhiên lại muốn chặt bỏ đi bảy phần sự đa dạng ấy để lên núi ở? Một lũ ngáo đá điển hình.

Lại nói thứ mà chúng nghĩ là “Hán- Việt” từ đó có đa phần là những từ không có tiếng “thuần Việt” thay thế; ví dụ như việt, nam, dân, chủ, văn, minh, độc lập, tự chủ... Cắt đi 60% đén 70% các “ loại từ” này rồi các ông lấy gì nói chuyện cùng nhau? Dùng tiếng Anh thay thế nhé mấy thằng ngáo.

Ngô Khảo Ký đầu nhả rãnh nhớ về thời hiện đại của hắn có một tên Tần Kinh Ngại ( Không viết tên thật của tên này vì vấn đề nhạy cảm) nào đó có bài “Di sản Hán Việt”*. Sau khi nhận định: quãng trên dưới 70-80 % từ vựng tiếng Việt có thành tố Hán-Việt, ông cho rằng “nếu vì một lý do nào đó mà để ngôn ngữ nước mình bị một ngôn ngữ khác lấn át và tình trạng lấn át kéo dài chắc chắn sẽ dẫn đến nguy cơ bị đồng hóa hoặc thoái hóa.” Kết thúc bài viết, ông đề nghị Nhà nước có biện pháp hạn chế việc dùng từ Hán Việt để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Bài này được tiểu phấn hồng mấy thằng ngu tung hô vỗ tay mà chúng không hiểu rằng trên cõi đời này không có cái gì được gọi là từ Hán Việt cả.

Tất nhiên ban đầu Ngô Khảo Ký khi xuyên không cũng bị những nhận định từ thời hiện đại ám thị khiến hắn hiểu lầm và ngộ nhận về cái thứ gọi là Hán Việt kia.

Thậm chí trong sách giáo khoa còn có một bộ môn Hán Việt để dạy học sinh.

Nhưng những người có tâm, có tầm, có tri thức của Đại Việt đã kịp thời sửa sai cho Nhị Thánh.

Đầu tiên là Bình Dương Công Chúa, mẹ của Thân Cảnh Phúc gửi tấu lên triều đình yêu cầu bỏ môn học Hán Việt, kèm theo với đó là bàn nghiên cứu hai mươi mấy năm của bà ta về chữ Khoa Đẩu để chứng minh nhận định của bản thân. ( Ở đây có chút nhầm lẫn bạn đọc thông cảm – Thân cảnh phúc phải gọi Ngô Khảo Ký là chú dượng vì xét theo vai vế thì Ngô Khảo Ký là anh em cột chèo với cha của Thân Cảnh Phúc...)

Nghiên cứu của Bình Dương Công Chúa rất nhanh được giới học thức các phương đem ra mổ xẻ phân tích, cũng như biện luận cùng nhau. Kể cả Tô Triệt cũng lao vào góp vui.

Một công trình đồ sộ vô cùng với những dẫn chứng cùng lập luận -bằng chứng vô cùng chính xác, tỉ mỉ, công phu.

Đến lúc này giới học thức Đại Việt mới hiểu một điều hóa ra hoàn toàn không có từ Hán việt, mà những từ đó vốn là thuần Việt, phát hiện này thật là một phát hiện kinh người.

Đầu tiên Ngô Khảo Ký cũng không tin tưởng, hắn chi coi là Bình Dương Công Chúa quá yêu nước, quá tự hào dân tộc mà ngụy biện. Nhưng sau khi Ngô Khảo Ký vùi đầu tìm hiểu công trình của vị công chúa lỗi lạc họ Lý này thì hắn mới hiểu được, hắn cùng hơn 90% dân Việt thời hiện đại đã sai lầm rồi.

Thế giới này làm gì có Hán Việt. Những từ ngữ này phải để người Hán gọi là những từ Viêt- Hán mơi đúng. Vì những từ Hán _ Việt mà chúng ta nhầm tưởng người Việt mượn của người Hoa Hạ sự thật lại chính là người Hoa Hạ đang mượn của người Việt chúng ta.

Ngô Khảo Ký trầm tram, nghiêm túc ngồi đọc nghiên cứu của Bình Dương Công Chúa. Ngay cả Thần Tuấn cũng bi nhốt lại của cung của A Đóa, ở đó mà ti ti bự đừng quấy Huy là Ký lúc này dễ ăn dép vào mông.

“ Thực sự quá bất ngờ, không thể tưởng tượng nổi Lý gia lại có bậc cân quắc tài hoa như vậy, Có lẽ nên mời Chị vợ về Kinh Sư chủ trì Khoa Ngôn Ngữ học, lập bia công đức, lập Điện thờ… tạc tượng, phong Đại Học Sĩ ngay lập tức” Ngô Khảo Ký thổn thức.

“ Nên làm…” Lý Từ Huy không có nói nhiều chỉ gật đầu đồng ý.

“ Thật ra về vấn đề này em có đọc qua vài nghiên cứu trước đây ở thời đại chúng ta nhưng hơi thiếu bằng chứng do thời gian thất lạc nhiều, nhưng tại thời điểm này hẳn không có khó khăn nghiên cứu cùng chứng minh” Lý Từ Huy nhẹ nhàng nói.

“ Thật sao? Thời đại chúng ta cũng có nghiên cứu theo hướng này, là sai vậy?” Ngô Khảo Ký tò mò mà hỏi.

“ Vấn đề ai là người đầu tiên đưa ra nhận định 70% tiếng Việt là vạy mượn của người Hoa Hạ, anh có biết không?”

“ Là trí sĩ người Việt, hay là người Hoa?” Ngô Khảo Ký hoàn toàn không biết vấn đề này.

“ Là người Pháp….” Lý Từ Huy bất đắc dĩ bắt đầu giải thích, vấn đề này trong lúc rảnh rỗi nàng có đọc qua, vì Huy có thói quen hay dùng từ Hán Việt để viết lách nên bị đám bạn bè “ thuần Việt” bắt bẻ, từ đó nàng mơi tìm hiểu vấn đề này.

Chuyện là nửa sau thế kỷ XIX, ngay khi chưa đặt xong ách đô hộ trên toàn cõi Vệt Nam, những học giả người Pháp đã có mặt để nghiên cứu thiên nhiên, con người, văn hóa, xã hội xứ Annam. Từ kết quả nghiên cứu, năm 1898, nhà nước bảo hộ Pháp cho thành lập Viện Viễn Đông Bác Cổ tại Hà Nội. Đứng đầu lĩnh vực khoa học nhân văn là những nhà Hán học như E. Aymonier, L. Maspéro… Là học giả phương Tây, họ mang quan niệm Âu trung: châu Âu là trung tâm của văn minh nhân loại. Là nhà Hán học, họ theo thuyết Hoa tâm: Trung Hoa là trung tâm của châu Á. Họ cũng chịu ảnh hưởng của tri thức sai lầm đương thời cho rằng, con người từ Tây Tạng xâm nhập Trung Quốc rồi sau đó xuống Việt Nam và Đông Nam Á nên ánh sáng văn minh cũng từ Trung Hoa lan tỏa tới phương Nam. Khi nghiên cứu tiếng nói của người Việt Nam, họ có trong tay những bộ từ điển Trung Hoa đồ sộ như Từ Hải, Tứ khố toàn thư, Khang Hy… Trong khi đó, tiếng Việt chỉ có Từ điển Việt-Bồ-La của Alexander de Rhodes cùng Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của, hai cuốn sách nhỏ, tập hợp từ ngữ Việt chữ Latinh mới có khoảng 300 tuổi. Bằng thao tác đơn giản là thống kê, so sánh những từ được cho là gốc Hán có trong tiếng Việt, họ vội vàng nhận định và la hét: “Tiếng Việt mượn khoảng 75% từ Hán ngữ!”

Điều khủng khiếp nhất là, vào thập niên 1920, các học giả tiên phong người Việt như Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Tố… tiếp nhận tri thức sai lầm đó, dạy cho con dân Việt. Ý tưởng tiếng Việt vay mượn tiếng Hán như cỏ dại lan rộng trên cánh đồng tư tưởng, thấm tới toàn bộ người có học Việt Nam hiện nay! Gần suốt thế kỷ, học giả Việt không một lời cãi lại. Ngay cả Ký – Huy cũng tiếp nhận thông tin ấy như môt cách hiển nhiên vậy.

Nhưng sự thật có như vậy không?

Sự thật nào ẩn dấu sau ngàn năm sai lầm nhận định đó?