Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 653: Đại cải tiến pháo lần ba (02)



Như đã nói Các khẩu súng- pháo xoay khóa nòng Breech-loading Swivel Gun có một nhược điểm: chúng bị rò rỉ và mất năng lượng nổ bởi khoang – nòng chính- nòng thứ cấp luôn có khe hở rất khó khắc phục với thiết kế này do đó tầm xa và sơ tốc đầu nòng thường kém hơn so với pháp nạp đầu nòng, nhưng điều này được bù đắp bằng tốc độ bắn cao. Nhưng tầm xa khém cùng lực xuyên phá thấp đôi khi ngay cả tốc độ bắn cũng không thể bù đắp được.

Chính vì lẽ này cho nên Breech-loading Sưivel không hề thay thế hoàn toàn được pháo nạp đầu nòng trong hệ thống quân sự Đại Việt.

Vậy cải tiến mới là gì có gì ghê gớm?

Lý Thuấn thì có cái gì ý tưởng ra hồn, hắn là nhân tài Ngô Khảo Ký cũng tán dương, có đều bị Tống Kiệt hại chết rồi.

Nhưng dù là nhân tài cũng có hạn chế, thời ấy ở Thăng Long chỉ có vài ba công nghê về búa máy cỡ nhỏ, một số kiến thức ổ trục cơ khí vụn vặt từ búa máy. Hảo pháo cũng là kiến thức nửa vời từ mấy thằng tiến sĩ văn học nói chuyện công nghệ như Tống Kiệt. Cho nên tiếp cận với một nền công nghệ cơ bản thấp kém như vậy thì Lý Thời Thuấn không có khả năng thiết kế được cái gì siêu cấp ứng dụng.

Chỉ là thiên tài luôn có những ý nghĩ đột phá mà thôi. Đã có ý nghĩ đột phá thì rất nhiều kỹ sư khác có thể theo đó mà hoàn thiện.

Do tình hình lúc ấy Bố Chính có tốc độ bắn pháo quá nhanh, mà triều đình mật thám không thể thâm nhập tìm hiểu về Breech-loading Swivel cấu tạo cho nên Lý Thời Thuần chỉ có thể tự mình suy nghĩ và sáng tạo thôi.

Thực tế không phải Lý Thời Thuấn đặt viên gạch đâu tiên cho sáng tạo pháo nạp hậu ở Thăng Long, người đầu tiên là Tống Kiệt. Thế nhưng thất bại, thứ nhất lúc ấy Bố Chính công nghệ chưa đủ để tiếp cận và chế tạo Breech-loading Swivel , thứ hai Tống Kiệt chưa thực sự hiểu phương pháp vận hành cũng như kết cấu của loại pháo này. Hắn chỉ mường tượng trong đầu về Tử Mẫu Pháo chung chung mà lịch sử nhắc đến.

Đây là bệnh chung của mấy ông xã hội đọc về lịch sử. Nhìn như rất am hiểu công nghệ cổ nhưng thật tế là nửa vời, luôn có ý nghĩ chung chung là ném quặng vào lò cao sẽ cho ra sắt thép tốt, rồi luôn chung chung trang bị tốt quân đội là chiến đấu nhưng cóc biết trang bị tốt là trang bị cái gì? Địa hình nào thời tiết nào trang bị cái gì. Nghe nghe người Mông cổ kỵ mã tung hoành thế giới thì lấy ngựa lùn Mông Cổ húc nhau trực diện Đại Uyên mã hay Ả Rập Mã, Châu Âu mã.

Lịch sử trong sách là viết vắn tắt lại sự kiện trong mốc lịch sử, nó hoàn toàn không phải là một môn khoa học nghiên cứu công nghệ, cho nên chỉ đọc sử mà có thể hiểu công nghệ thì.. nực cười và hiểu nửa vời thôi.

Lò cao là cao bao nhiêu? Rộng bao nhiêu? Xây thẳng đuồn đuột một cái lò hình ống là lò cao? Phải có cổ thân bụng và cả tổ ong vách ngăn cùng khoang chứa gang nóng chảy đấy, cần lỗ thoát xỉ thoát gang đấy, sản phẩm là gang không phải thép. Cho nên mấy anh nửa vời không nên nhầm. Từ gang qua thép còn phải luyện chán chê mê mỏi tốn rất nhiều công sức.

Lại ví như trang bị tốt, như thế nào là tốt? đắp đầy sắt thép lên người là tốt? Tào lao, phải cân đối giữa sức lực quân đội, thế mạnh quân đội để cho ra những chiến giáp vũ khí tương ứng, còn phải căn cứ cả thời tiết khu vực hay phải chiến đấu để thiết kế mũ giáp, vũ khí. Quan trọng hơn cả là căn cứ đối thủ của mình để thiết kế vũ khí khắc chế. Nói một chữ trang bị tốt… tốt… tố…. chung chung để lấp liếm thiếu hiểu biết sao? Đây là điểm thiếu của Tống Kiệt và khá nhiều những kẻ nửa vời khác.

Cho nên Kiệt chế pháo Breech-loading Swivel Gun thất bại là chuyện bình thường. Nhưng hắn đã chế thì hệ thống sẽ cho phép Ngô Khảo Ký chế tạo. Kể từ đó Đại Việt có cuộc cải cách pháo lần đầu tiên, Từ nạp đạn đầu nòng pháo tiến lên pháo xoay giả khóa nòng - Breech-loading Swivel Gun.

Tất nhiên Tống Kiệt từ bỏ, nhưng Lý Thời Thuần thì không, hắn tiếp tục âm thầm nghiên cứu của mình. Nghiên cứu của Lý Thời Thuần là một ống thép rỗng tạo thành pháo chính một khóa nòng rời nhưng Thuần chưa đủ hiểu biết để kết hợp hai thứ này tạo nên một hệ thống pháo nạp hậu chuẩn chỉnh

Còn về Breech-loading Swivel có tên dịch nôm na là Pháo xoay khoá nòng nhưng thực tế chỉ là “ giả khoá nòng”.

Ống pháo thứ cấp ghép vào lòng pháo chính sau đó nêm chặt cũng được xem là một giả khoá nòng nhưng không phải là cấu trúc khoá nòng hoàn chỉnh.

Nhưng khi thiết kế dở dang của Lý Thời Thuần rơi vào tay bọn Mộc Tư Lãng , kỹ sư cao cấp Thăng Long- Bố Chính thì nó lại gợi mở cho đám này về một con đường mới về một khoá nòng thực thụ.

Tất nhiên khoá nòng của bọn Mộc Tư Lãng thiết kế ra hoàn toàn không giống các khoá nòng pháo hiện đại mà chúng ta thấy.

Các cấu trúc khoá nòng hiện đại hay tiền hiện đại đa số là cửa bẫy mở gập song song nòng pháo, có thể mở ngang để nạp đạn sau đó đậy nắp kháo nòng như đóng cửa sổ vậy. Khoá nòng hiện đại tường có hình trụ, vít xoay kháo kín tuyệt đối được khoang chứa chất nổ.

Những cấu trúc này xa vời đối với suy nghĩ của đám kỹ sư thiết kế pháo của Đại Việt. Thiết kế của bọn kỹ sư Đại Việt đơn giản hơn nhiều, khoá nòng đơn giản chỉ là khối thép hình trụ được tiện với hai đường kính một lớn mội nhỏ.

Đường kính nỏ khối trụ tròn ở mũi có đường kính khít bằng lòng pháo. Khối hình trụ lớn phía sau có đường kính bằng thân pháo tạo thành hình Д. Chính cấu trúc này sẽ khiến khóa nòng ăn khớp vào cửa hậu và bịt kín hậu pháo khi khai hỏa.

Khóa nòng được trượt tịnh tiến lên xuống trong rãnh cố định với thân pháo hết sức thuận tiện.

Một lỗ khoan khít xuyên thân pháo phía bên hông đồng thời cũng xuyên qua khóa nòng đoạn trụ nhỏ. Một nêm sắt trụ sẽ được đẩy vào nơi này để cố định khóa nòng cùng nòng pháo.

Thiết kế đơn giản nhưng lại hiệu quả bất ngờ.

Vậy pháo kháo nòng trượt mới của Đại Việt có gì ưu điểm đáng nhắc tới.

Về tốc đôn bắn có lẽ không quá xê dịch cùng dòng Breech-loading Swivel . Nhưng về sự đóng kín hậu pháo thì đã cải thiện quá nhiều.

Trong khi Breech-loading Swivel chỉ đóng kín được 93-94% hậu nòng thì Pháo Khoá nòng Trượt đời mới có thể đóng kín 98% hậu nòng pháo, tạo nên một lực đẩy lớn hơn, sơ tốc đầu đạn cải thiện rất nhiều.

Ưu điểm thứ hai đó là về phần chế tạo.

Breech-loading Swivel cần có một hệ thống pháo thứ cấp chế tạo tinh mĩ để khớp, khít với nòng chính, tránh dò rỉ lực nổ.

Nhưng điều này dễ sao? Cần phải chế một lượng khổng khổng lồ pháo thứ cấp để phục vụ Breech-loading Swivel . Vấn đề là pháo thứ cấp sau một thời gian sử dụng sẽ hư hại và tạo ra khe hở.

Nhưng điều này đã được loại bỏ hoản toàn với Pháo Khoá Nòng Trượt. Nó chỉ cần một khoá nòng duy nhất , do đó có điều kiện để chế bằng loại thép tốt, tinh mĩ máy tiện máy mài khiến khoá nòng ăn khớp hoàn hảo cùng nòng pháo. Sau một thời gian sử dụng cho dù khoá nòng xuống cấp cũng có thể thay mới dễ dàng.

Điểm thứ hai đó là tiếp tế đạn dược.

Từ đây không phải nặng nề mang theo những thanh pháo thứ cấp to đùng dày cộm, thay vào đó là những gói thuốc nổ đóng trong bao giấy, nhẹ, tiện lợi , gọn gàng.

So sánh ra thì Pháo Khoá Nòng Trượt thật sự tiện dụng hơn rất nhiều. Từ đây hậu cần được giảm tải quá nhiều. Ví như để vận chuyển pháo thứ cấp cho một khẩu Breech-loading Swivel thì không thể số lượng quá nhiều. Nhưng để vận một thùng bảo vệ chứa các gói thuốc nổ được định hình sẵn bằng giấy gói thì có thể nói là muốn bao nhiêu có bấy nhiêu. Hai thứ hoàn toàn mất cân xứng so sánh nếu nói về vấn đề hậu cần.

Lại quay trở về với chiến trường hiện tại bên ngoài quan ải.

Quân Kim Xỉ nào chịu được sự đả kích thần sầu quỷ khóc này, họ nhanh chóng tan rã hơn tất cả những gì mà tướng sĩ Đại Việt tưởng tượng. Đại Việt không hiểu rằng quân Kim Xỉ đã có quá khứ đau thương với hỏa pháo, nỗi sợ hỏa pháo đã ăn sâu vào tiềm thức của họ. Cho nên tan giã trong chớp mắt có thể hiểu.

Quý tộc chạy đầu tiên, thân binh thậm chí chém giết đám hỗn loạn để mở đường cho quý tộc.

Càng hỗn loạn càng khó chạy nhanh được.

Quân Kim Xỉ bắt đầu tràn qua hai bên cánh rừng đào thoát.

Cần phải nói rằng Kim Xỉ ở Vân Nam tuy là tộc Thái nhưng không phải các anh bạn Thái Lọ ngày nay chúng ta thường biết đến với khu kinh doanh thư giãn người lớn . Kim Xỉ là một nhánh của tộc Thái trong cộng đồng các tộc nói tiếng Thái, họ có tên Thái Luân, đây là tộc Thái nhỏ trong cộng đồng Thái đã rơi lại trọng quá trình di cư từ Phiên Ngung qua Vân Nam rồi vào Đông Bắc Thái Lan, Cao nguyên Lào ngày nay.

Khi mà quân đội đã mất hình dạng phòng thủ thì cùng là lúc Lam Long Kỳ Trọng Kỵ xuất hiện.

Bộ Binh tách qua hai bên để kỵ binh len lên tấn công trước. Sau đó là Bộ binh tiến bước thanh tẩy khu vực này một cách triệt để hơn.

Khoảng trống phía trước của Quan Ải chỉ là hai trăm mét ngang và hai ngàn mét dọc, không thể để tất cả kỵ binh xuất kích. Chỉ có một ngàn kỵ tiến lên đột phá mà thôi.

Nhưng một ngàn kỵ trong tình huống này là quá đủ.

Trong ánh sáng rực rỡ của buổi trưa mới vô hè từng kỵ binh thuần một màu xanh lam như một thanh lam sắc sắc trường kiếm xuyên vào đối thủ đã nhốn nháo nhốn nháo.

Đối đầu với kỵ binh xin đừng chạy, chạy chỉ là đón nhận tử vong nhanh hơn mà thôi.

Trường thương chéo chếch, không thể lệch trượt, lúc này không dùng Kopia siêu cấp dài ngoằng trường thương, không thích hợp lắm cho việc truy sát, đám Kỵ binh Đại Việt dùng Demi-lance dạng ngắn 2,2m, đây là loại thương họ gắn trên lưng trong lúc chiến đấu coi như vũ khí phụ sau khi Kopia gãy. Nhưng lục này nó chính là vũ khí chính để tàn sát đối thủ.

Dùng Demi-lance không dễ, nói thẳng là rất khó, nhất là trên lưng ngựa, những kẻ dùng được Demi-lance toàn là những tay cừ khôi.

Xét riêng ở Đại Việt thì dùng Demi-lance giỏi nhất là Thân binh Ngô Khảo Ký tầm 2000 tên đã được rèn luyện nhiều năm ở Bắc Nguyên. Kế đến là đám người chiến binh kỵ sĩ Việt gốc Khương, sau đó đến đám Kỵ binh 5000 gốc Bố Chính như đã từng nói Ngô Thần Vinh dẫn đi chiến đấu ở Hành Dương. Nhưng có một lực lượng đang nổi lên như một thế lực đối trọng với Kỵ binh xuất thân Bố Chính đó là Kỵ binh Hoàng Lam Kỳ xuất thân Thăng Long, đám này trang bị không khác gì Lam Long Kỳ nhưng là dòng chính do Lý Từ Huy xây dựng.

Hẳn vẫn còn nhớ bên Đấu Hồ chọn chiến mã , Lý Từ Huy nhờ những kỵ sĩ đi theo A Đoá huấn luyện cho quân kỵ binh Thăng Long chứ? Chính là nó đó.

Ký xây Lam Long Kỳ Kỵ binh thì Huy cũng phải chơi bời đặt dấu ấn cho mình trong quân sự với việc ra đời của Hoàng Long Kỳ Kỵ Sĩ. Cũng không có ý phân chia gì cả, chỉ là nữ giới ganh đua cùng nam nhân của nàng đôi chút mà thôi.

Dưới ánh nắng rực rỡ, từng tấm bào gấm lụa hoa lệ màu lam lướt đi trong gió, mĩ cảm , xinh đẹp nhưng mang. Đến tử vong kinh người.

Đáng ngạc nhiên thay Demi-lance của Lam Long Kỵ cán thương lại làm từ … thân tầm vông…

Chẳng nhẽ Đại Việt nghèo đến chết vậy sao?

Không hề.

Như đã nói, vũ khí là chết người là sống, chiến trường là biến thiên. Loại vũ khí này đối với cánh quân này là thích hợp nhất , cường đại nhất, nhưng đối với cánh quân kia lại chưa chắc.

Đây là điểm khác biệt mà mấy con zời nửa vời kiến thức chưa bao giờ hiểu được.

Tại sao con nhà giàu đập zai, nhà mặt phố , bố làm tổng thống Lam Long Kỵ lại dùng đồ cùi? Họ không phải con đẻ của Thánh Vương, là niềm tự hào của Thánh Vương sao?

Câu trả lời sẽ có ở chap sau… ke ke ke