Lại nói Hãm Trận binh quá nhiều đồ chơi mới bọn họ rầm rập tiến lên, trên mình mặc chính là Trọng Bộ Binh giáp Segmentata cải tiến… lần thứ N.
Vì Segmentata này lại quay về với thiết kế gần ban đầu nhất. Thật rất mệt mỏi cho lính Đại Việt, chỉ riêng việc trang bị thôi đã phiền hà vô cùng.
Lorica Segmentata trọng bộ binh dĩ nhiên dày hơn các nhánh như đao thuẫn binh, cung nỗ binh, pháo binh. Nhưng… lại không quá dày và nặng hơn.
Những bộ Trọng Bộ Binh cũ dày đến 4mm phần trước đã bị bỏ đi rồi, đem ra nấu lại sạch sẽ.
Lorica Segmentata bây giờ có lẽ cũng là chung cực thiết kế..
Lorica Segmentata là tập hợp của một loạt tập hợp linh kiệt cấu thành.
Giáp cơ bản vẫn là kết cấu Lorica Segmentata thân gần giống như nguyên bản của La Mã tk thứ 2.
Có điều một chút thay đổi đón là có cổ áo dựng lên tránh việc lưỡi thương, kiếm trượt khi đâm vào giáp lại trượt vào cổ họng.
Thứ hai thay đổi đó là giáp cầu vai không còn là ba bốn lớp xếp xếp mà. Chỉ là mộ cầu vai tròn ôm lấy bả vai duy nhất. Không có giáp váy.. trọng lượn 3 kg với binh thường và 4 kg vơi trọng binh. Nhìn bên ngoài không phân biệt được.
Mũ giáp… khặc khặc… là mũ bảo hiểm đi mô tô phiên bản Đại Việt cuối tk 11.
Nhìn đúng mũ bảo hiểm xe moto thật. Bên ngoài bọc vải để chống hấp thu ánh nắng mặt trời, chống nóng. Có mặt nạ kéo lên xuống cơ chế giống mũ bảo hiểm Moto. Thậm chí có thể tháo rời mặt nạ.
Bên trong có sẵn đệm vải , giảm sóc khi bị vật tù đạm vào , đệm này có thể tháo giặt vệ sinh hoặc thay thế.
Mũ hơi dài vè gáy để che, có cơ cấu đính thêm lá giáp nếu đính vào lá giáp sẽ phủ xuống che hết cổ.
Nói chung trong trường hợp đang ngủ bị tập doanh bất ngờ chỉ cần 2 phú có thể mặc lên giáp thân cùng đội mũ chiến đấu. Đủ cho phản ứng nhanh. Đây là cái lợi của Lorica Segmentata mà Ký không tài nào bỏ được.
Phần thứ hai đó là giáp tay. Giáp tay đều là da bò, da ngựa bao phủ cánh tay khuỷu tay, cẳng tay. Có hai loại một là thuần da nhiều lớp dán giảm trọng lượng dùng cho nỏ thủ. Hoặc bên tay trái cầm khiên của Đao Thuẫn Thủ.
Loại thứ hai là da hai lớp khảm lát thép dùng cho trường thương binh, tay cầm đao, thương ngắn của Đao Thuẫn Thủ.
Đai lưng da lớn .. Với Nỏ binh đương nhiên không khảm Thép nhưng Trọng Bộ cùng Đao Thuẫn binh là có.
Đai lựng chính là nơi đeo váy ngắn và treo cả giáp đùi chịu mọt phần trọn lực giáp đùi.
Giáp đùi hay giáp ống đồng vẫn vậy là tấm da có khảm thép hoặc không khảm thép tuỳ tình huống và loại quân.
Nhưng có một điểm khiến mọi thứ trở nên khác bọt hoàn toàn với Lorica Segmentata nguyên bản.. đó là một tấm giáp tròn giống như plate full armor được lắp rời bên ngoài trước ngực trọng bộ binh che hết ngực bụng với kết cấu mặt cầu lồi khiến sức phòng thủ siêu cường. Thứ này có đai lên vai nhưng thực tế trọng lượng lại dồn vào thắt lưng đai hông.. khiến cho vai không mỏi…
Xuyên qua cái lớp này giáp tấm đã quá khó bên dưới nó còn là giáp thân Lorica Segmentata thật muốn đi con đường này giết chết lính Đại Việt quá khó.
Thật ra ngay cả Đao Thuẫn thủ hay Nỏ binh đều có cơ cấu đeo giáp tấm này. Bởi lẽ cấu tạo giáp của Đại Việt là cấu trúc modun có thể thay đổi cho nhau.
Cho nên trong nhiều trường hợp bọn họ các loại binh chủng đều có thể đeo thêm giáp tấm cầu lồi như một tấm khiên này. Tấm giáp này Đại Việt gọi à hộ tâm giáp tấm, Hộ Tâm Giáp Tấm ( Chest plate armor). Chest plate armor có nhiều độ dày từ 3mm. 5mm, 7mm thậm chí điên cuồng nhất là trọng kỵ binh Chest plate armor trong một số trường hợp là 10mm có trọng lượng lên đến 12 kg.
Đây là kiểu thiết kế giáp mà từ đó giảm thiểu đến tận cùng sự lãng phí khi sửa chữa, thay thế thậm chí là thay đổi nâng cấp, vì có thay đổi cũng là thay đổi từng modun mà thôi vẫn tích hợp các modun cũ được.
Giáp lưới đã bị loại bỏ hoàn toàn khỏi hệ thống quân sự Đại Việt trừ một số tuỳ biến như giáp bảo vệ từ mũ rủ xuống cổ có thể dùng giáp lưới. Còn lại trên nền giáp thân đã rất khó tìm thấy khe hở đáng kể nào của quân Đại Việt.
Nhưng vì tuỳ chỉnh như vậy cho nên thực tế giáp mới không có tăng trọng lượng.
Nhưng độ linh hoạt thì tăng nhiều lần, tuỳ biến cũng tăng nhiều lần.
Đương cử Đao Thuẫn Binh thay hai tay giáp khảm thép. Đeo thêm Chest plate armor thì cũng không kém trọng Bộ binh là bao.
Đó là về giáp.
Lại nói về Hãm tài binh.. nhầm Hãm Trận doanh. Đồ chơi bọn họ lắm hơn nhiều.
Sĩ quan có trang bị ống nhòm, vật kính thị kính mài không có hiện tượng sóng thuỷ tinh gây khúc xạ hỏng hình từ đó vạch kẻ chia độ rõ ràng hoạt động tốt.
Lấy chiều cao người trưởng thành thời này 1m65 làm chuẩn tính tỉ lệ người trên vạch kẻ ước lượng khoảng cách… tuyệt phối…
“ Tiến lên thêm 50 bộ” Ngô Viễn Mân la lớn trong loa điều khiển Hãm Tài Doanh…
Rập Rập Rập rập…
Hãm Tài Doanh bước lên đều tắp kẻ chỉ vào chiến trường….
“ Dừng… dựng thương”
Teo toe toe… toe toe toe…
Tiếng còi ba điệu vang lên… dựng thương nhưng chỉ có ba hàng dựng còn một đám phía sau hí húi làm gì đó. Bắt dế à… đang đánh nhau mà….
Đạp đạp đạp…
Đám binh hàng bốn giao trường thương cho đồng đội sau đó lấy ra mọt ống thép bên hông sau đó đạp..
Xoay xoay.. Lôi ống thép lên vẩy vẩy…
Toe… toe.teo
Nhịp còi một dài hai ngắn vang lên.
Rập rập rập…
Cả đám Hãm Tài Doanh lui lại …
Cắm cắm cắm…
Hàng 4-5 lách người lên qua khe hàng trước chuẩn chỉnh tiến lên tháo đoản thương 1,7m đeo sau lưng cắm xuống..
Chưa đầy 6 phút một rừng cự mã chông đã dựng thành. Từng ngọn giáo chỉ cao hơn mét đã thành hình hai lớp cách nhau 2 m.
Đoản thương tua tủa hướng về phía trước góc 45 độ.
Kinh khủng sợ hãi.
Hãm tài doanh lúc này đã lui lại sau hàng rào mới lập, đặt thương 3,5m xuống đất, tháo ra chiến nõ Goenoa gập lên tên 250 lbs chuẩn bị. Hộp tên đã sẵn sàng mười lần bắn cực nhanh.
Đến lúc này mọi người có thể hiểu từ khí Tích nó nghĩ ra trò này thì Lam Long Kỵ thực sự kiếng bọn Hãm Tài binh.
Tính ra muốn đánh bọn này hiệu quả nhất phải đánh thật nhanh trước khi bọn nó kịp chuẩn bị. Phải đánh trước sáu phú từ khi hai bên nhìn thấy nhau, vì sau đó kể cả đánh cánh bọn này cũng khó , ai biết chúng có cắm tường rào hai bên không.
Đạo Thuẫn binh cũng khó công bọn này đôi chút vì nỏ bọn nó mạnh lắm. Thuẫn giáp không tốt là vỡ mồm. Tốt nhất nếu thuẫn giáp tốt cử lên nhổ bãi cọc. Thế nhưng cũng khá mệt vì bọn khốn Hãm Tài này thương gài 3,5m sẵn sáng đâm xuyên qua ngoài bãi cọc đấy. lại còn có nỏ nữa. Nói chung Tích con rùa đã vắt óc ra nghĩ con rùa thế đánh thì nó quá rùa… quá mệt mỏi. Thôi thì bỏ mẹ đi vòng chỗ khác đánh, dù sao bọn rùa nó chậm.
Nói thật là nhìn đã nản không muốn đánh nữa rồi.
Nếu đánh đất bùn nát, đất sỏi đá, thì may ra đám chết tiệt Hãm Tài này mới không cắm cọc được.
Hồng Lô Nam Trại còn chưa có kịp hiểu là mình đối diện với ai đã ăn nguyên mộ tuyển tập mưa đại bác lên đầu.
Sĩ quan Hãm Tài Doanh ngắm ống nhòm bố trí trậm địa làm gì? Đó là căn chỉnh sao cho vị trí quân của hắn đứng vẫn đủ cho pháo binh với tới trại mà bắn.
Pháo nạp đạn kiểu mới, có khóa nòng một cách chuẩn chỉnh danh phùng kỳ thực. 93% khí thuốc súng bùng nổ có thể khả dụng.
Ví như xưa kia pháo nòng dài 120 ly bắn đạn đặc được 1500m, thì Breech-loading Canon chỉ có thể bắn xa 1100-1200m với đạn đặc và 1400-1450m với đạn nổ nhẹ hơn. Nhưng loại khóa nòng mới đã tận dụng đến 93% năng lượng nổ cho nên có thể bắn đạn đặc 1400m còn bắn đạn nổ trọng lượng nhẹ hơn có thể bay đến 1650-1700m với góc bắn 30°.
Đây là sự cường đại của hoả pháo nạp đạn hậu, có khoá nòng, đạn gì cũng bắn được. Hiệu quả đạn đặc chỉ thua kém nạp đầu nòng đôi chút.
Dĩ nhiên pháo này có chút nhược điểm so với Breech-loading Canon ( Phật Lãng Cơ tử mẫu Pháo) về tốc độ bắn.
Đó là vấn đề muội cùng cặn tạp sau bắn.
Vì thuốc nổ nét vào là vỏ giấy, đôi khi giấy cháy không hết sẽ là cặn.
Cho nên sau 3 -4 lượt bắn sẽ phải thông nòng một lần ở phía hậu. Sau 10-12 lần bắn phải thông nòng toàn bộ từ đầu nòng một que lau đẩy thẳng xuyên qua khoang hậu tống khứ cặn bẩn.
Thật ra Breech-loading Canon ( Phật Lãng Cơ tử mẫu Pháo) cũng phải đại thông nòng từ mũi sau 10-12 lượt bắn vì muội thuốc súng. Nhưng chúng không cần tiểu thông nòng sau 3-4 lần bắn….do đó tốc độ vẫn nhỉnh hơn chút.
Ngồi trên chiến tượng Ngô Khảo Tích nhíu mày..
“ Không ăn thua… trại địch sau 3 ngày xây dựng khá kiêm cố…”
“ Truyền lệnh Hãm Trận Doanh thay đổi đội hình khe, đẩy pháo lên chính diện bắn phá…” Tích nói vọng qua bên phải cho lính truyền tin…
Trên Chiến tượng khác một tên kỳ hiệu binh cầm hai lá cờ xanh đỏ như cảnh sát giao thông múa may quay cuồng, bên cạnh dó tiếng tù và theo điệu đặc biệt vang lên.
Ở phía Hãm Tài binh thì các sĩ quan đã thấy hiệu lệnh từ chiến tượng trên cao nên cũng toe tít toe còi điều khiển binh của mình..
Xẹt lẹt xẹt … cạch cạch…
Rạp rạp rầm rầm.
So le cứ cách một người lại có một Hãm Tài Binh bước xuống một bước sau đó bước qua bên phải một bước chẳng mấy chốc 15 hàng 200 người xếp ngang biến thành 100 hàng dọc mỗi hàng 30 người. 100 hàng dọc lạo tổ hợp thành mười khối 10x30 lộ ra 9 lối đi để pháo đẩy lên trước.
Tinh luyện đến mức li kỳ.
Ký luyện Cấm Vệ Quân chưa được thế này … vì đám Hãm Tài Binh biến trận quá nhanh, quá nguy hiểm…
Cấm Vệ Quân có thể làm nhưng không nhanh được như vậy không đều được như vậy.
Ký nói chung trị binh vẫn chưa nghiêm khắc cùng Khắc khổ như Tích.
So không được Tích là có căn bản là tài tuấn từ nhỏ. Ký là xuyên không ta ngang quân sự, tuy đã trưởng thành, mưu kế cùng bố cục đày dãy nhưng trị binh dựa vào trang bị vượt trội mà đè người ra đánh, lại dựa nhanh trí cùng lươn lẹo trong các tình huống khẩn cấp.
Còn Tích là trị binh, đánh trận quy củ, đối với Tích đánh trận là giải mệnh đề toán học. Có công thức có số má … có nhân chia cộng trừ, không chiêu trò, không màu mè tỏ ra nguy hiểm. Quy củ tinh nhuệ áp chết người.
Oanh kích doanh trại không tác dụng mấy thì dùng đạn đặc bắn trực diện đội ngũ quân địch.
Đó là Tích..
Không rườm rà hoa mĩ.
Nhưng đánh trận với những kiểu người như Tích nếu không thật nhiều đông hơn hắn rất khó thắng được Võ Vương.
Ký có Xa Tháp thì Tích có Chiến Tượng.
Hai anh em mỗi người một vẻ..
Xa tháp của Ký hay hơn hay Chiến Tượng dùng làm Xa Tháp mục đích hay hơn khó nói.
Chỉ thấy nếu nói độ cơ động thì hẳn Chiến Tượng sẽ hơn.
Đại Việt thời này có con dâu là Vua Ê Đê, có em Trai là Vua Khmer Đông, có bạn hàng là Khmer Tây. Thực tế là không bao giờ thiếu voi để công tác lao động, lại càng chưa bao giờ thiếu chiến tượng.
Như đã nói, giáp lưới đã bị loại khỏi nền quân sự Đại Việt.
Giáp Chiến tượng có hai loại, Da Khảm Lá Thép hoặc mây Khảm Lá Thép.
Thường là dùng mây đan khảm thép tránh voi quá nóng.
Giáp chiến tượng bảo vệ đến tận chân cho nên khó có thể đả thương nó. Phiến giáp dày chắc nhất là trán mặt.
Ngay cả vòi cũng được buộc giáp da khảm thép.. hai nhà có đeo dao găm lưỡi tám cạnh nhọn hoắt.
Làm cho vui thôi. Chiến tượng mục đích làm truyền tin, quan sát trận địa là chính. Cùng lắm là 1 pháo thủ 35 ly cùng hai nỏ thủ trên đó bắn từ xa thôi. Trang bị cho voi phòng tên rơi đạn lạc là chính..
Tích có kiểu xây dựng quân theo cách riêng của hắn. Có tham khảo Ký nhưng lại có độc đáo riêng.
"Nỗi nhớ này tung bay trong gió.... ... có một người không thể quên được!
Quãng đời còn lại chỉ có thể ôm nhau trong hồi ức." Bi thương sẽ là những gì chúng ta cảm nhận được ở trong bộ truyện...