Mua một lãnh địa có khó không? Nói khó cũng khó nói dễ cũng dễ nó tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố.
Thứ nhất là lãnh địa dự định mua ấy có giá trị quân sự địa lý, giá trị kinh tế bao nhiêu đối với người sở hữu. Quan hệ chính trị giữa người muốn mua và người bán. Và một yếu tố quan trọng nữa đó là tình hình chính trị ở quốc gia chủ sở hữu lãnh địa.
Lấy ví dụ như lãnh địa đó có vị trí quân sự cực kỳ quan trọng có thể ảnh hưởng đến quốc gia an nguy thì có giá nào cũng không mua nổi.
Cho nên các vùng đất chuyển nhượng được thường là các vùng địa lý không có ý nghĩa nhiều về mặt quân sự. Mà thời này Hải Quân chưa mấy hùng mạnh cho nên thường những hòn đảo xa đất liền sẽ thoả mãn điều kiện này.
Thứ đến đó là giá trị kinh tế của lãnh địa dự định bán bao nhiêu lớn. Dĩ nhiên không ai đi bán một lãnh địa đàn đẻ ra tiền cả rồi.
Yếu tố chính trị rất quan trọng, vì nó liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, cho nên nếu làm không khéo sẽ kéo đến tinh thần dân tộc phản đối của dân trong nước.
Cuối cùng đó là quan hệ giữa kẻ mua người bán, không ai đi bán lãnh địa cho kẻ thù, trừ khi bị ép bán, bị quân sự - chính trị ép buộc, ví dụ tốt nhất về điều này là Hongkong, MaCao ở Trung Quốc.
Nếu xét theo các yếu tố trên thì Sado đảo hoàn toàn phù hợp điều kiện để… bán.
Thứ nhất hòn đảo này chỉ là một huyện biệt lập với tỉnh Echigo . Đảo này vào thời điểm hiện tại chính là một nhà tù khổng lồ lưu đày tù nhân chính trị cungc như trộm cướp từ nội địa Nhật Bản. Ví dụ Hoàng đế Juntoku, Nichiren và những người khác đã bị đày đến Sado.
Giá trị kinh tế từ Sedo quá thấp mãi cho đến thế kỷ 17 khi phát hiện mỏ vàng bạc thì nơi này mới trở nên quan trọng.
Điểm quan trọng đó chính là tình hình ở Nhật Bản rõ là cát cứ phân quyền rất nặng. Đảo Sado lại thuộc về một tiểu gia tộc Honma và Hamachi. Cả hai đều là thuộc hạ của Fujiwara và trên thực tế Sado đảo thuộc về sở hữu của Fujiwara. Mà thằng này chính là đồng minh thân cận của Ngô Khảo Ký. Sự việc Ngô Khảo Ký tận diệt hải quân các gia tộc quân sự mới nổi ở Nagoya năm nào đã làm thay đổi cán cân quyền lực của Fujiwara gia tộc, đáng lẽ Fujiwara đã bị đẩy khỏi quân sự hệ thống và chỉ lo về dân chính cùng tài chính lúc này thừa dịp lại ngóc đầu dậy về quân sự. Và gia tộc Fujiwara được sự hậu thuẫn ngầm khá mạnh từ Ngô Khảo Ký. Cho nên lần này đàm phán về đảo Sado không có gì khó khan.
Điều này ở Đại Tống hay Đại Việt là không thể. Thế gia dám bán đất lãnh địa thì triều đình sẽ tận diệt ngay lập tức. Nhưng ở Nhật Bản thì hoàn toàn có thể, thậm chí Fujiwara no Shoka vẫn có thể can thiệp vào để Thiên Hoàng Bạch Hà chính thức ký vào hiệp ước bán đất này cho Đại Việt .
Chuyện này phải nói từ đầu mới thấu hiểu được tình hình của Nhật Bản rắc rối lúc này. Gia tộc Fujiwara đã kiểm soát ngai vàng cho đến triều đại của Thiên hoàng Go-Sanjō (1068-73), Thiên hoàng Go-Sanjō là hoàng đế đầu tiên không được sinh ra từ một người mẹ thuộc gia tộc Fujiwara kể từ thế kỷ thứ 9. Thiên hoàng Go-Sanjō, đã quyết tâm khôi phục quyền kiểm soát của hoàng gia thông qua luật lệ cá nhân mạnh mẽ, thực hiện các cải cách để kiềm chế ảnh hưởng của Fujiwara. Thiên hoàng Go-Sanjō cũng thành lập một bộ chuyên biên soạn và xác nhận hồ sơ lãnh địa với mục đích tái khẳng định quyền kiểm soát từ trung ương. Thiên hoàng Go-Sanjō cũng thành lập In no chō ( do Hoàng tộc đảm nhiệm) Chuyên quản lý hậu cung và cũng đảm đương Viện Chính sự. In no chō đã lấp vào khoảng trống còn lại do sự suy thoái quyền lực của gia tộc Fujiwara. Trong thời gian, nhiều người trong số các thành viên gia tộc Fujiwara đã được thay thế, chủ yếu là bởi các thành viên của gia đình Minamoto đang gia tăng. Trong khi gia tộc Fujiwara rơi vào tranh chấp nội tộc và hình thành các phe phái phía Bắc và phía Nam, hệ thống insei cho phép dòng họ của gia đình hoàng tộc có được ảnh hưởng lên ngai vàng. Giai đoạn từ năm 1086 đến năm 1156 là thời đại tối cao của In no chō và sự gia tăng của tầng lớp quân sự thế gia trên toàn quốc. Nhưng Ngô Khảo Ký xuất hiện ở Hoa Bắc đã vô tình thay đổi tất cả, hắn một trận đập tan thế gia quân sự cánh tay phải đắc lực của Thiên Hoàng Bạch Hà, sau đó lại âm thầm buôn bán làm việc cùng Fujiwara no Shoka khiến thằng này mạnh cả về quân sự, kinh tế từ đó ảnh hưởng chính trị, không những chiến thắng nội tộc Fujiwara Nam- Bắc tranh đấu, thống nhất lại chia tộc Fujiwara mà còn quay trở lại địa vị cao cấp trong chính phủ Nhật Bản.
Vì vậy việc Fujiwara no Shoka ép Thiên Hoàng Bạch Hà ký kế hợp đồng bán đất cho Ngô Khảo Ký là bình thường dễ dàng. Nhưng 10 triệu lượng bạc thằng này Fujiwara no Shoka không có lấy tiền, thay vào đó là đổi pháo lớn cùng trang bị võ khí.
Ngô Khảo Ký đồng ý. Pháo là pháo chế thức Thăng Long đời cổ, sản phẩm thép cũng không cần Mangan hay Molybden, thậm chí lười khử cả lưu huỳnh.
Nung quặng gang đúc thổi lò đúc vội mà thành. Nói là làm ăn tắc trách?
Không hề, sản phẩm xuất khẩu của Đại Việt về pháo chỉ có vậy xưa nay chưa từng đổi. Tống thèm gần chết mà còn không có đấy.
Nên nhớ dù Đại Việt chế ẩu thì chất lượng so với pháo Thăng Long đời Ỷ Lan vẫn cao hơn nhiều.
Lại thêm Ký đi khắp nơi thu hồi đồ phế thải giáp lưới, tấm che ngực vai, vũ khí đao kiếm cũ sau đó đóng gói hai vạn bộ mang đi Nhật Bản trả tiền.
Nói thật lúc này mớ áo giáp lưới phiến giáp bụng, vai kiểu Thăng Long chế sắp hết hàng rồi. Ngay cả quân địa phương các lộ lúc này đều là Lorica Segmentata Bố chính đời đầu. Thời gian tới sẽ có 4 vạn giáp Cấm vệ quân và 3 vạn chiến giáp Bố Chính quân sẽ đổi. Đó toàn là giáp kiểu năm 1084-1086 với thiết kế tinh mĩ Lorica Segmentata cải tiến cùng Chest plate armor ( Giáp phiến che ngực). Loại này không có khả năng bán ra ngoài. Thật không biết phải xử lý rác ra sao nữa.
Lại nói về Ngô Khảo Ký thư từ ngoại giao cùng Fujiwara no Shoka đã thoả, hai bên chỉ cần giao tiền sẽ giao hàng. Người Fujiwara sẽ tút đi để lại ba cái tiểu pháo đài : Sawata, Hamochi và Kamo trên đảo cùng 3 vạn dân trên đó. Ngô Khảo Tĩnh là bước đầu tiêng trạm đến tiếp nhận, còn sau khi đăng vị Đại Đế thì Ký cũng sẽ lên kế hoạch đi Sado để xây dựng công xưởng khai thác vàng bạc đồng ở đây. “ Kế hoạch là vậy, qua năm mới anh đi Sado một thời gian” Ngô Khảo Ký chẹp chẹp miệng, việc này vẫn phải đến tay hắn thiết kế mới thoả được.
“ Lại đi?... giao việc người khác không được à. “ Lý Từ Huy thấy nhắc đến chữ đi là không vui roài.
“ Còn phải bố trí quân đội canh phong các mặt thật sự mỏ vàng ở đó quá lớn, muốn yên ổn đào phải ngăn nó hoàn toàn biệt lập ra. Anh không muốn Nhật Bản sớm biết tin, hối hận lại đem quân qua quấy Sado.” Ngô Khảo Ký an ủi, an ủi Lý Từ Huy một chút…
Thật ra là Zhui Tokushi đã sớm tới Sado rồi, Ký chuẩn bị cho Zhui Tokushi thành lập thế lực ở đây. Không nghĩ bậy bạ nhiều nhé… Zhui Tokushi bụng ễnh to rồi, không làm ăn gì được nữa đâu nè.
“ Việc sắt thép thì em khỏi phải lo lắng, Châu Âu chưa có lò Besemer còn xây đường sắt ầm ầm huống hồ chúng ta có lò Bessemer chất lượng cao, không những có lò Besemer mà còn có một loại lò đặc biệt khác, em không thấy lạ à… dạo này Thăng Long ít khói bụi hơn?” Ngô Khảo Ký cười cười…
Thời gian này Lý Từ Huy hoàn toàn tậm trung vào vấn đề nô lệ cùng cải cách ruộng đất, vấn đề công nghệ luyện kim cùng điện năng vẫn là Ngô Khảo Ký tiến hành cho nên nhiều chuyện là Lý Từ Huy không có bắt kịp.
“ Em biết lò cảm ứng điện từ chứ?” Ngô Khảo Ký vui vẻ khoe khoang.
Đúng là có điện làm cái gì cũng thấy thoải mái hẳn cả lên, các máy phát điện xoay chiều công suất sẽ lớn hơn, vì roto quay là nam châm, không cần chổi than quẹt cổ góp dễ gây cháy nổ. Quân dây cảm ứng từ thì được lắp cố định ở stato tạo nên dòng điện xoay chiều, thứ này dĩ nhiên không thể cho đi làm điện phân vì lấy đâu ra công nghệ nắn dòng, nhưng lại dư sức để chế tạo Lò nung kim loại theo cơ chế cảm ứng điện từ.
Các quận giây đồng sẽ được quấn quanh thân lò , sau đó đấu vào nguồn điện xoay chiều tạo nên một từ thông biến thiên, Kim loại trong lò nằm trong vùng từ thông biến thiên sẽ phát sinh dòng điện chạy bên trong, chính dòng điện này sẽ nung nóng và làm chảy kim loại.
Tất nhiên nói thì dễ làm mới khó, vì tất cả các thiết bị hỗ trợ cho điện năng lúc này Đại Việt nào có ngoài biến áp với mấy cái điện trở ghẻ được làm từ carbon than đá. Chỉnh tang, kích tầng không có, tụ điện bù không có, cho nên tất cả chỉ là thử sai và làm lại cực kỳ mệt mỏi.
Mỗi một lò nung đi riêng cùng một kích cỡ máy phát điện khác nhau. Tất nhiên công nghệ thiếu sẽ dẫn đến khó khăn, thế nhưng không phải không thể làm được.
Ví như các máy phát điện cỡ nhỏ trên sông Tô Lịch vẫn có thể sử dụng tốt, miễn là kích thước lò nung phù hợp với công suất của dòng điện thôi. Thử vài lần là cho ra được sản phẩm tương ứng giữa máy phát điện cùng lò nung.
Tầng số điện cũng không phải vấn đề 50-100 Hz hoàn toàn có thể thực hiện thủ công ( tốc tộ vòng quay của máy phát điện 50-100 vòng/s). Các bánh răng kích cỡ khác nhau sẽ khiến cho tốc độ của roto có thể dễ dàng đạt vận tốc trên.
Ở Thăng Long chơi là máy phát điện cỡ nhỏ, công suất nhỏ, nung gang thép hay đồng cỡ 400kg trở xuống cho nên hệ thống này không quá khó chế tạo và không cồng kềnh.
Nhưng muốn chế tạo hệ thống lò cảm ứng thực sự lớn tầm 5-10 tấn thì máy phát điện phải khổng lồ lắm. Và tuabin cung cấp dòng nước chảy động lực xoay phải cự mạnh. Thứ này vẫn đang trong nghiên cứu chế tạo ở Đập Thác Chuối trong dự án X mà Đỗ Thái Thành đã từng báo cáo cho Ngô Khảo Ký.
Nhưng với lò cảm ứng nhỏ, có thiết kế đồng bộ cùng máy phát điện cỡ nhỏ thì công việc lại đơn giản hơn nhiều.
Thăng Long ít khói bụi vì lúc này nấu đồng, nấu gang chuyển thành lò điện cả , lấy đâu ra khói.
Gang thỏi hay đồng tạp chất được nung tại lò cao ngay ở gần mỏ quặng sau đó mới chuyển phôi về Thăng Long tinh luyện bằng lò điện cảm ứng.
Còn những đại linh kiện cỡ lớn như thép đường ray, bánh răng ổ trục trên 400kg thì được đúc bằng Lò Besemer ngay tại lò cao công xưởng xa Thăng Long.
Do đó lấy đâu ra ô nhiễm cho Thăng Long giờ này nữa?
Truyện mới của đại thần phản phái: xuyên việt thành Huyền Huyễn thế giới quý công tử, thức tỉnh rồi phản phái hệ thống, thậm chí còn có dành riêng thiên phú cây, căn cốt tăng lên, Thần Thông uy năng tăng lên, chịu đến trí mạng phản dame... bắt đầu từ dụ dỗ tiền triều công chúa sa đọa bắt đầu, mời đọc