Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 751: Hải Chiến Vịnh Naniwa - Osaka (04)






“ Anh rể, vậy còn đảo Tsushima và Iki? Nếu quyết định để gia tộc Zhui no định cư Kitakyūshū thì nên đổ bộ hai hòn đảo này chứ… chúng nối liền từ Busan đi Kitakyūshū..” Minuro thắc mắc..

Cong…..

Tiếng gõ như chuông vang lên, đám thủ hạ của Minoru quen rồi… gia chủ ăn gõ là chuyện thường… có ai đời mặc quần áo thường đội mũ sắt bảo vệ để nói chuyện cùng Thần Đế không? Chỉ cần mặc trang bị kiểu ngược đời như vậy là đủ hiểu rồi.

“ Ngu ngốc.. cộng cả quân Đế quốc, quân Busan lẫn quân Zhui no gia tộc có đủ hai vạn không? Chiếm đóng phải chia quân…. Chia một hồi rồi tới Osaka lấy gì đánh… “ Ngô Khảo Ký trợn mắt quát mắng.

“ Dạ dạ…” Minoru rúm người lại.

“ Bỏ ngay tư tưởng chinh phạt đi, ta biết ngươi không phục, đang nghĩ đến chuyện lên đảo sẽ đồ sát một hồi gây kinh sợ, trú đóng lại mấy trăm quân đủ tạm thời bình ổn hai đảo này. Tư tưởng này dùng không được. Zhui no gia tộc nhỏ, nếu đi theo đường lối xâm lược phổ thông này thì tốc độ phát triển sẽ chậm đi … và không ổn định…”

“… thay vì một cuộc chiến xâm lược thì biến nó thành một cuộc chiến giải phóng nô lệ cùng nông nô. Tư tưởng này ngươi phải thấm nhuần nếu không Zhui no gia tộc tất bại… một khi quân đế quốc rút đi thì Zhui no sẽ không tự đứng vững được…”

Ngô Khảo Ký không tiếc công mà tiếp tục quát mắng… răn dạy.

Sở dĩ đi qua đảo Tsushima và đảo Iki liên quân Busan, Zhui no không được phép tấn công đổ bộ vì là vậy. Ngô Khảo Ký muốn sau khi Zhui no đứng vững bước chân sẽ từ từ tiến hành diễn biến hoà bình ở hai nơi này, kích động nô lệ, nông nô khởi nghĩa, lúc đó Zhui no tự mình lãnh quân qua quản lý đảo sẽ thoải mái hơn nhiều.

Tất nhiên để tránh bọn này làm phiền hạm đội khi Liên Quân tác chiến ở Kitakyūshū thì hai hòn đảo này cũng bị dẹp một lần.

Bọn Zhui no trở theo quân Busan lượn một vòng mấy bến cảng,, đánh chìm sạch sẽ thuyền lớn, thuyền chiến, chỉ để lại một số nhỏ thuyền đánh cá loại bé… Triệt để cô lập hai hòn đảo này nhưng lại không tạo quá nhiều sát nghiệp.

Đến đây thì Minoru mới hiểu thâm ý của Anh rể, không phải không muốn chiếm đóng hai hòn đảo này mà là chưa đúng thời điểm hạ thủ. Đã vậy không cần tốn công đổ bộ nơi này, chỉ cần đánh chìm tất cả tàu chiến của bọn họ, loại bỏ hoàn toàn sức chiến đấu của hai hòn đảo này là đủ.


Trong chiến tranh Nguyên Mông và Nhật Bản , người Nguyên cứ luẩn cà luẩn quẩn với hai hòn đảo Tsushima- Iki đó là vì bọn họ không đủ năng lực cấp tốc viện trợ quân đội từ Busan hay Tuyền Châu. Chính vì thế người Nguyên bắt buộc phải chiếm đóng hai hòn đảo này làm căn cứ. Nhưng Đại Việt là hải quốc quân sự hùng mạnh. Đừng nói viện trợ trong tầm 90 km mà trong tầm 1000 km họ cũng rất nhanh có thể viện trợ tốt, chính vì thế có Busan là đủ rồi.

Bờ biển Hakata có khó đổ bộ không?

Nói chung là không khó lắm, ít nhất có năm điểm đổ bộ dễ dàng. Và thực tế quân Nguyên Mông đổ bộ dọc biển Hakata rất thành công. Nhưng bọn này người Nguyên Mông khá đen thôi.

Lần đầu tấn công quân của Hốt Tất Liệt tầm hai vạn hơn, quân phòng thủ của Nhật bản tàm sáu đến hám ngàn người. Số lượng khá khiêm tốn cả hai bên vì Hốt Tất Liệt vừa chiếm Tương Dương cũng không có thời gian tập chung đại quân. Hốt Tất Liệt muốn dùng đánh tập kích nhanh, bất ngờ khiến quân Nhật Bản chưa kịp có chưa có chuẩn bị mà tan vỡ.

Nói chung lần thứ nhất Nguyên Mông và Nhật Bản ba chạm hai bên đều không có chuẩn bị tốt. Lúc đó quân Nguyên Mông thô sơ đổ bộ 3000 quân cũng có thể đánh tàn ba ngàn quân thủ vệ bờ biển Hakata của Nhật Bản.

Nếu đêm đó không có bão nhấn chìm hạm đội Nguyên Mông thì chắc chắn khi hơn hai vạn quân Nguyên Mông đổ bộ vào nội địa Nhật Bản sẽ gây nên hiểm hoạ khôn lường do quân Nhật chưa có chút chuẩn bị nào.

Lần này cũng khá tương tự.

Người Nhật Bản dò xét Busan rất cẩn thận, và người Đại Việt cũng không có dấu diếm gì mấy.. cho nên Nhật Bản biết được tổng quân lực các đạo của Đại Việt chỉ có tầm 2 vạn bộ binh cho nên không quá sợ hãi.

Hai vạn bộ binh mà đối đầu cùng một Nhật Bản có chuẩn bị thì… rất khó tiến đến đâu đây chính là nhận định chung của người Nhật, Đại Việt ở quá xa để khiến họ phải kiêng dè thái quá.

Chính vì thấy quân Đại Việt không đông cho nên đám Nhật Bản các lãnh đạo đã đoán được Đại Việt sẽ đánh một cuôc đổ bộ tập kích mục tiêu chiến lược thay vì dàn trải đánh quét toàn bộ Đảo Nhật Bản.

Phải nói là cả Minamoto và Pháp Hoàng Bạch Hà đều đoán rất chuẩn tình thế dựa trên thông tin tình báo họ có được.

Lực lượng Hải Quân Đại Việt rất mạnh và có thể hành quân rất xa, điều này ai cũng biết, ngay cả Nhật Bản xa xôi cùng biết điều này, họ có thông thương làm ăn cùng Đế Quốc Đại Việt lại có cả mật thám nằm vùng ( vợ Tích) ở Thăng Long cung cấp tin tức, cho nên mặt ngoài của Đại Việt hải quân không là bí mật gì ở cả khu vực.

Do đó ngay từ đầu khi Đại Việt trù bị chiên tranh thì tại Nhật Bản Pháp Hoàng Bạch Hà cũng âm thầm kêu gọi các gia tộc võ sĩ, các lãnh chúa tậm trung về Osaka. Thật ra chẳng ai đoán được Đại Việt sẽ tấn công cứ điểm nào cả, bờ biển Nhật Bản quá rộng ai mà tính được, nhưng Pháp Hoàng cảm thấy cứ nên tự nâng cao bảo vệ bản thân là tốt nhất.

Tại Xứ Chikuzen ( Fukuoka ngày nay) thì gia tộc Dun no là lãnh chúa, phụ thuộc vào Minamoto gia tộc và đại bản doanh ở Dazaifu màu mỡ. Họ cũng nhận được tin tức Đại Việt có thể đánh đến Nhật Bản cho nên gia tộc Dun no đã ráo riết xây dựng một số hàng rào đá cao dọc các khu vực có thể đổ bộ lên Dazaifu thành. Đây là lẽ dĩ nhiên rồi.

Nhưng tất cả đều không thể ngờ được nơi mà Ngô Khảo Ký thực sự nhắm tới đầu tiên lại là vùng Kitakyūshū khô cằn nghèo đói.

“ Ba-rom nhấc cái mông lên... ngươi dí vào mặt ta.....”

“ Ha ha... mông của ta rất thơm mà..”

“ Chan-soul , mày đạp lên táy của bố mày... ai ui...”

Minoru nhìn cảnh nhốn nháo của đám lính Busan đang thay nhau leo thang dây từ thuyền vận binh Barque xuống thuyền đổ bộ mà mặt sạm vào. Đây là thứ mà người Nhật luôn ghét người Tân La, luc nào cũng tấu hài, nhốn nháo được. Ngay cả lúc chiến tranh cũng không bao giờ nghiêm túc mười phần. Người Nhật coi đây là biểu hiện của sự thấp kém.

Đối lập với bên phía quân Busan thì bên quân Nhật khi leo xuống tàu đổ bộ thì cả đám đều ngậm chặt quai mũ ở trong miệng không ai hé một tiếng nào.

Nơi này có 2 ngàn tay súng Busan một ngàn tay súng gia tộc Zhui no, và hai ngàn bộ binh gia tộc Zhui no chuẩn bị đổ bộ.

Trang bị của bọn Súng Hỏa Mai binh chủng có hơi khác biệt. Chiến giáp chính dĩ nhiên là hàng Lorica Segmentata V.01 của Bố Chính đã được tráng kẽm chống rỉ. Hai tay và chân thì chỉ được phủ giáp da mỏng tạo sự linh hoạt cùng giảm trọng lượng. Một bộ giáp như vậy chỉ có 5,8 kg thôi. Đặc biệt bọn Súng Hỏa Mai Binh sẽ không đội mũ sắt thông thường kiểu nồi cơm điện úp đầu đục mấy lỗ khe mắt mũi. Bọn này là đội mũ hình cái nón tròn nhọn... khiến việc quan sát sẽ dễ dàng hơn. Quân Busan áo giáp, trang phục màu xanh lam, còn quân Zhui gia thì sơn giáp đỏ, quân phục vải màu vàng cát.

Cả đám đều đeo cờ nhỏ chữ nhật sau lưng thể hiện từng doanh khác nhau tiện cho điều phối và cũng để hù dọa quân địch.

Tổng cộng 60 thuyền đổ bộ được kéo tới đây. Mỗi thuyền rộng bảy mét dài 15m có thể chứa được tối đa 60 quân đứng chen chúc để đổ bộ. Số thuyền này có 30 chiếc lấy từ hải quân Liêu Đông còn lại 30 chiếc là đóng mới ở Busan trong ba tháng qua.

Nói chung loại thuyền đơn sơ này rất dễ đóng, rất hiệu quả đổ bộ, nhưng muốn vận dụng chúng khó khăn vô cùng.

Đây đơn giản là một cái hộp gỗ vuông lắp thêm hai hàng mái chèo và một cái đuôi lái. Không có khả năng phòng thủ , tấn công nếu có hải thủy chiến vì quân số đứng bên trong chen chúc không có không gian chiến đấu.

Thêm vào đó, thuyền này muốn đi xa phải kéo, không thể tự di chuyển, chỉ có thể đổ bội khoảng cách gần trong 6-7km đổ lại và cần có một lực lượng mạnh các tàu chiến bảo vệ an toàn cho chúng.

Để thực hiện chiến dịch đổ bộ này, Đại Việt đã phải mượn không ít tay chèo của hải quân Liêu Đông cùng điều đến không ít tay chèo của hải quân Jeju.

Nói chung số lượng các tay chèo chất lượng của Đại Việt đã giảm mạnh sau khi trục quay chân vịt ra đời… cái gì cũng có mặt hại của nó, giờ đây đến tàu đổ bộ của Đại Việt cũng là thiết kế ổ xoay chân vịt cho nên không có dùng lối mái chèo truyền thống này.

Tất nhiên nếu kéo thuyền đổ bộ từ Đại Việt tới Busan cũng không phải không thể, nhưng quá mất công cho nên Ký quyết định mẫu thuyền đổ bộ cũ cách đây nhiều năm để sử dụng.

Tuy nói có mới có cũ nhưng thực sự kết cấu thuyền đổ bộ vẫn như vậy, ít có thay đổi nhiều bao nhiêu đâu…

Chỉ là lân này thuyền đổ bộ có hơi khác.. đục nhiều chút lỗ xung quanh thuyền… đó chính là lỗ châu mai. Bọn trên thuyền đổ bộ có thật nhiều tay súng , có lỗ châu mai sẽ tốt sử dụng.

U….u….uu……u…..

Tùng tùng…: tùng tùng…

Hôm nay trời khá lặng gió…. Giữa khung cảnh biển trời khá quạnh quẽ vẫn còn đậm hơi lạnh rơi rớt của mùa đông. Một tràng dài tiếng tù và cùng tiếng trống trận phá vỡ yên bình của nơi này vùng biển…

Ngoài khơi vịnh Hakata đếm không hết chấm đen nhấp nhô chiến hạm nhỏ của Đại Việt đang rẽ nước theo đội hình tiến lên.

Như đã nói, đại Hạm của quân Đế Quốc nếu xuất hiện đơn lẻ thì đó chỉ là doạ dẫm, còn nơi nào xuất hiện số lượng đông chiến hạm loại nhỏ thì nơi đó chắc chắn máu nhuộm thương khung….

Hai bên cánh của các thuyền đổ bộ , mỗi bên 25 thuyền pháo Carrack chỉ dài vẻn vẹn 15m rộng 4,1 m tiến lên. Phía sau hộ tống cho đám thuyền đổ bộ là 30 hộ vệ hạm Carrack 27m trung kiên lực lượng xương sống hải quân Đại Việt.

Ngoài khơi xa vẫn còn 37 hộ vệ hạm Carrack bảo vệ cho hai Khu Trục Soái Hạm, năm tầu Siêu vận Barque 42m , 6 tàu trung vận Barque 29m.

Tuy nói là bảo vệ nhưng thực tế đây là lực lượng dự bị có thể tham chiến bất kể lúc nào. Barque có sức chiến đấu không tầm thường, thực tế chúng cũng có thể tham chiến nếu cần.

So với lực lượng 600 tàu chiến của quân Nguyên Mông đổ bộ vào Nhật Bản thì đúng là lực lượng của Đại Việt nhìn khiêm tốn thật sự. Tổng chung chung gì đó Hải quân Đại Việt mang đến chỉ có hơn trăm tầu chiến cùng còn lại là kéo theo 60 tàu đổ bộ mà thôi. Thật nếu để so sánh bằng số lượng tàu chiến thì Hải quân Đại Việt còi nhỉ.

Còi cái khỉ mốc. 800 tàu mà mới mang được hơn hai vạn quân, chúng tôi hơn trăm tàu cũng mang gần hai vạn quân này... ở đó mà so sánh. Đây mới là cường đại hải quân Đế Quốc nhé, số lượng không cần nhiều mà cần chất lượng.

Riêng bộ Siêu vận 5 chiếc Barque 42m , 6 tàu trung vận Barque 29m đã mang tới 10 ngàn người rồi, còn thêm , hai chếc Khu Trục hạm vì bảo toàn sức chiến đấu không mang quá nhiều người chật chội cũng đã 500 người một thuyền. từ đó có thể hiểu hiểu sức vận tải không phải cứ số lượng là hơn.

600 tàu mà chỉ mang được 25 ngàn người chức tỏ sức tải vận của quân Nguyên Mông rất tồi, cộng thêm phải giữ một lượng lớn quân canh giữ tàu bè cho nên số quân đổ bộ chiến đấu trên canh thực tế rất eo hẹp. Lại còn gặp bão nữa thì khỏi đánh cho xong.

Nhiều người khi đọc số liệu sử sách thường không để ý các vấn đề này mà chỉ lấy con số ra so sánh rồi thổi phồng sức chiến đấu của quân Nhạt võ sĩ. Nói mấy ngàn có thể tiêu diệt mất vạn.

Nói thẳng 25 ngàn quân Nguyên Mông đổ bộ cùng lắm tổng được hơn vạn đã là giỏi lắm. Vì số còn lại 1 vạn thủ 600 cái thuyền suy ra mỗi thuyền chỉ có 16 người thủ... thật không hiểu thủ khiểu gì. Do đó có thể hiểu số lượng quân Nguyên Mông và quân Nhật trên bộ là khá tương đồng trong các cuộc chiến.

Còn về Đại Việt nhà Trần thì, Nguyên Mông nó cưỡi ngựa qua ạ. Nó qua bao nhiêu là đánh bấy nhiêu đó... khục khục... hơi mệt, các vua Trần đi phượt khắp tổ quốc là vì đó mà ra. :D


"Bạn thích thể loại lĩnh chủ. Nhưng chán ngán với main hồ biến ra bá đạo binh chủng, chỉ tay cái là thần cấp kiến trúc....
Hãy đến với
Nơi đây chỉ có làm mới có ăn. Cũng là một quyển chiến tranh nhiệt huyết nơi vạn tộc san sát. Văn minh như sao cùng nhau va chạm cùng nhau tỏa sáng.
Ngoài ra còn sẽ có chút ít sinh tồn, hài nước cùng chút xíu cơm tró. "