Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 754: Đổ bộ Biển Hakata (03)






“ Thưa Đề Đốc... Phía Đông Bắc hướng hai giờ ba mươi phút phát hiện tầm mười chiến hạm địch ước chừng cách chúng ta 10km”

Đúng lúc này hoa tiêu phía trên cột buồm hét lớn thông báo trong loa ống đồng..

“ Hử... “ Ngô Khảo Tỳ hơi ngạc nhiên quân Nhật Bản ở cái vùng nho nhỏ Kitakyūshū này lấy đâu mà đông như vậy... có cả ba bốn ngàn quân trên bộ lại có cả hải quân... thật là hơi khinh thường người Nhật nhé.

“ Ra lệnh Hải đội số ba tách đi nghênh địch... “ Ngô Khảo Tỳ lên tiếng ra lệnh, hắn 30 Hộ vệ hạm phía sau chính là nhiệm vụ này, đối phó bất kể tình hình không lường trước nào.

Hải đội số 3 quay đầu rẽ tay trái nghênh địch, buồm không thể căng vì ngược gió nhưng mà hệ thống chân vịt vẫn làm tột nhiệm vụ của mình. Hải đội ba có tổng cộng biên chế 7 tàu hộ vệ 26m dài 7m rộng Carrack cấu tạo phiên bản Đại Việt.

Tại sao lại nói là phiên bản Đại Việt? Vì khung sườn, cấu tạo đều là thuyền Carrak mà Lý Từ Huy biết. Để thiết kế một bộ tàu gỗ khung sườn mới tinh thì quá mất thời gian và phải thử nghiệm đủ kiểu về các loại chống chịu áp lực thân vỏ khung v.v….

Nhưng lấy một mẫu đã có thời gian hoạt động cả mấy trăm năm trong lịch sử có kiểm chứng có báo cáo về chống chịu gió bão, bền chắc v.v… thì sẽ tiết kiệm thời gian nghiên cứu chế tạo hơn nhiều.

Về phầm cơ bản Carrack 15 hay 26m của Đại Việt vẫn nguyên cấu tạo cơ bản không có thay đổi nhiều. Có điều trên mặt sàn boong tàu của Carrak nguyên bản có hai cấu trúc lâu thuyền ở trước và sau tạo thành thuyền như một cữ C nằm ngửa.

Nhưng ở Đại Việt cấu trúc lâu trước sau này bị phạt ngang tạo nên một sàn thuyền phẳng —— trên đó bố trí 2 tháp pháo trước sau và một tháp chỉ huy nhỏ ở 1/3 sau của thân thuyền. ( Tàu Pháo Carrack 15m).

Nhưng đối với Hộ Vệ Hạm thì số lượng tháp pháo tăng lên ba , hai ở mũi và 1 ở đuôi tàu . Mỗi tháp pháo tổng đường kính chỉ là 3m cao 1,5m dạng mai rùa cho nên kho bỏ đi cấu trúc lâu thuyền cồng kềnh nặng nề rất dễ bố trí Tháp Pháo. Thực tế các bệ pháo đều có cơ chế lò so chống giật giảm đi phản lực cho nên áp lực cho sàn thuyền không có lớn lắm dù sao pháo 300mm có mạnh nhưng cũng mạnh hơn 10 khẩu 120mm ở mạn thuyền cùng bắn rồi.

Sàn thuyền thiết kế gỗ loại IIA chuyên chống chịu phản lực của pháo thì không coi sức mạnh của 300mm pháo vào đâu. Dĩ nhiên theo thiết kế mới thì đồng loạt pháo sườn đều giảm thiểu chiều dài để giảm trọng lượng cũng như giảm giật.

Thực tế tập trận chứng minh mấy chục khẩu pháo 120mm ở mạn thuyền cũng chẳng có tác dụng bằng một tháp pháo lớn.

Có đôi lúc vấn đề số lượng không bù lại chất lượng.

Bắn pháo sườn cần phải chuyển hướng, xoay thuyền quá vất vả , còn phải căn chỉnh thuyền địch vào tầm bắn mới có thể xạ kích. Muốn chỉnh hướng pháo là phải điều khiển cả con thuyền chuyển động.

Thêm vào đó pháo 120ly lực xuyên kém tầm bắn thấp ( so với chiến hạm Đại Việt ) cần phải bố trí quá nhiều thủy thủ gây lãng phí nhân lực cùng không gian.

Đồng thời đục quá nhiều cửa sổ cho pháo binh cũng làm mạnh thuyền giảm sức phòng thủ, nhất là hai hay ba tầng pháo nhỏ.

Điểm bực mình nhất của pháo sườn đó chính là không tận dụng được tầm xa vượt trội của pháo Đại Việt. Tức là với các loại thuyền bé từ 25m đổ xuống muốn bố trí pháo sườn trên 200mm là không thể mà có bố trí cũng không nhiều tác dụng. Vì pháo sườn chủ yếu chiến đấu ở tầm 500-600 m đổ lại. Tức là mình tấn công được địch thì địch cũng có thể nã pháo vào thuyền Đại Việt.

Bởi quốc gia nào ở khu vực cũng cón pháo cả.

Để tận dụng ưu thế công nghệ của Đại Việt thì Ngô Khảo Ký lực bạt chúng nghị. Cho bố trí tháp pháo đôi lớn trên sàn thuyền, giảm số lượng pháo sườn ½ số lượng, giảm nốt chiều dài 1,7m pháo còn 1,2m (nòng 120mm).

Lúc đầu ai cũng e ngại vì sợ hãi hai bên sườn thuyền quá yếu… nhưng sự thật chứng minh hoàn toàn ngược lại.

Ba tháp pháo 300mm tổng cộng 6 nòng có sức công phá còn khiếp đảm hơn 20 khẩu pháo 120 ly cộng lại.

Tháp pháo linh hoạt có thể bám đuổi mục tiêu ngắm bắn tròn khi tàu không cần đổi hướng, tỉ lệ bắn trúng đích cao hơn nhiều pháo mạn.

Thêm vào đó khi truy đuổi tàu địch hoặc trực diện xông thì cũng chẳng cần phải chờ song song ngang hàng với thuyền địch đã có thể bắn tới tấp. Cái này quá lợi thế bởi lẽ nếu đi ngang hàng nhau thì pháo địch cũng có thể phản kích… không phải đầu cũng phải tai.

Các ưu thế vượt trội của tháp pháo trong thực tiễn diễm tập khiến tất cả mọi người đều tin tưởng mà sử dụng.

Lắp tháp pháo chẳng những không khiến thuyền tăng tải trọng mà ngược lại. Giảm bớt phầm lớn pháo mạn, lại giảm nhân viên pháo thủ, từ đó trọng lượng chỉ giảm không có tăng.

Lúc này 7 chiếc Hộ vệ hạm có ba tháp pháo hùng dũng đạp sóng tiến về hướng Đông Bắc. Không quan tâm hướng gió, lướt sóng mà đi..

Tháp pháo chính nằm 2/3 mui chiến hạm với hai nòng song song 300mm. Hai tháp pháo còn lại nhỏ hơn chỉ 220mm pháo đôi. Tất cả đã xoay ở vị trí sẵn sàng…

Chỉ huy Hải Đoàn số ba chuẩn Đề Đốc Đinh Văn Minh chăm chú qua ống nhòm quan sát phía trước chiến hạm địch….

Khá to lớn, đều là chiến hạm dạng khối hộp điển hình của nhật bản, hai bên mạnh hơi phình cong tạo nên độ rẽ nước.

Hai bên chỉ cách nhau tầm 5km mà thôi…

“ Bọn khốn này liều mạng muốn chơi đòn Ram” Đinh Văn Minh lầm bầm.

Đối phương lợi dụng xuôi gió căng hết buồm tải tạo thành đội hình mũi tam giác khoan thẳng lao tới…

“ Hạ lệnh hạm đội chia trái phải tạo thế gọng kìm đánh tập mạn” Đinh Văn Minh ra lệnh…

Đùa cái gì vui, Đại Việt không sợ đòn Ram, thậm chí nếu húc nhau Đinh Văn Minh hắn đảm bảo chìm là thuyền địch.

Thế nhưng đánh kiểu đó giết người một ngàn tự tổn tám trăm. Minh đâu có điên rồ mà chiến như vậy.

Vả lại đối phương lợi gió khả năng cao sẽ chơi bài lách nhẹ đâm xuyên mạn, chỉ cần tay lái chuẩn chắc chắn làm được điều này. Không nên mạo hiểm… Có pháo lớn, có tháp pháo tội gì phải chơi như vậy.

Hải Đội Đại Việt nhận lệnh tín hiệu thì ngay lập tức chuyên nghiệp phân 3-4 vẽ hai đường cong rẽ sóng biển tách ra ý đồ vòng mạng đối phương tập kích..

“ Mẹ kiếp lũ khốn này” Đinh Văn Minh chửi bậy ầm lên.

Trong ống nhòm thì đam hải hạm của Nhật Bản cũng tách làm hai, sau đó là cắm đầu xoay buồm hơi xuyên hướng gió đâm thẳng mũi về hai nhóm hải hạm của Đại Việt.

Không ngờ dân Nhật lúc này đã biết chơi cảm tử, thật là điên cuống dân tộc.

Đây là biển sâu cách bờ 20km thời tiết cực lạnh, nước biển rá buốt tận xương óc.

Hai thuyền đâm nhau ở vùng biển như vậy theo lý thuyết cả hai rất dễ chìm, mà đã chìm khả năng thuỷ thủ rất khó sống sót trong điều kiện thời tiết này. Đây rõ ràng là chơi cảm tử muốn tự sát .

“ Daisuke sãn sàng để chết chưa....” Một tên võ sĩ trên thuyền lớn của Nhật Bản đang giơ tay lên miệng làm loa hét về phía thuyền bên cạnh...

“ Hideyoshi thằng khốn, ngươi còn nợ ta tiền.... đó... ngươi phải sống để trả ta...” Bên kia thuyền một tên võ sĩ chân đạp lên mũi chiến hạm tay cầm chiến đao Taichi khua khắng trên không trung hò hét. Dáng vẻ nhìn rất khốc.

“ Giết chó Đại Việt yahhhahhhahha” Thằng võ sĩ này cầm kiếm chỉ lên trời hô lớn...

Một dám linh nhật trên thuyền như được hút chất kích thích điên cuồng giơ đao thương hò reo theo.... phải nỏi tinh thần bọn này quả là đáng nể thật sự. Đánh nhau với một đám điên cuồng rất là mệt mỏi.

Trái ngược với tinh tần điên loạn của quân Nhật, bên phe Đại Việt quan sĩ trầm ngâm lặng yên như pho tượng, đối với họ chiến đấu là công việc, là thường nhật sự tình, quy củ, quy tắc và chỉnh chu.

“ Chèo phụ vào hàng , tăng tốc độ 40%...” Lạnh lùng ra lệnh... Đinh Văn Minh qua ống nhòm đã nhìn thấy biểu hiện của đối phương, Hai bên chỉ còn cách nhau tầm 2km, lúc này có thể nã pháo nhưng mà khả năng thành công không cao, không cần thiết lãng phí.

Mệnh lệnh vừa ra, mỗi hàng xay cán chèo từ hai người bổ xung thành 4 người số lượng tăng gấp đôi, từ 36 người chèo thuyền biến thành 72 người điên cuồng vận lực tăng tốc.

“ Bẻ lái phải 37 độ” Đinh Văn Mỉnh tiếp tục cho Hải đội lách đi.

Hải đội Đại Việt đều tăm tắp theo lệnh kỳ mà chuyển hướng, có điều tốc độ của bọn họ vụt tăng mạnh....

“ Daisuke đại nhân nhìn kìa... bọn chúng lại chuyển hướng....” Một tên binh sĩ có cặp mắt tinh tường la lớn.

Hải Đội Đại Việt rõ ràng không muốn húc Ram đấu thuyền trực diện, một lần nữa chuyển hướng về bên phải tách khoảng cách hai bên...

“ Mẹ nó bẻ lái bám theo....” Reizei no Daisuke túm cổ thằng binh sĩ mà thô lỗ hét vào mặt, nước bọt văng tung tóe.

“ Thưa ... thưa đại nhân, bẻ lái nữa là chạy ngang gió rồi.....”

“ Chó chết...” Reizei no Daisuke nhổ một bãi nước bọt hùng hục chạy xuống khoang thuyền...

“ Chèo mạnh cho ta... khốn kiếp... trống nhịp đánh nhanh lên” Reizei no Daisuke điên cuồng lấy roi da vụt vào đám nô lệ đang chèo thuyền bắt chúng ra sức mạnh hơn....

Hộc Hộc hộc hộc....

Tiến thở gấp gáp mệt nhọc, nhưng chưa là gì, đây chưa phải la cực hạn của chúng tôi... Đại Việt chèo thuyền đó là qiay cán tay cầm trước mặt chỗ họ cầm nắm chính là một ống thép rỗng bên trong có cánh tay đòn nối với trục xoay, không hề gây nên ma sát trượt mài với da thịt. Những thủy thủ chuyên chèo thuyền này đều có chế độ dinh dưỡng cùng tập luyện gắt gao, họ không cần kỹ thuật chèo thuyền, việc họ cần làm đó là thể lực tốt, sức bền tốt nâng cao mà thôi. Chèo thuyền ở Đại Việt không cần kỹ thuật học hỏi.

Với một con thuyền chỉ có 25m dài và 7,4 m rộng chỉ có thể bố trí 10 hàng chèo mỗi bên, cùng lắm mỗi hàng hai người chèo. Nhưng kế cấu động cơ xoay chân vịt của Đại Việt có thể tận dụng hết không gian. Khối động cơ bánh răng dây xích tuyền động lực chỉ có 1m rộng ở trung tâm.

Trái với kết cấu ngựa kéo dây xích khiến bánh răng nằm ngang chuyển động ở thuyền Barque. Các chiến hạm Carrack có hệ thống bánh răng nằm dựng đứng nối với dây xích liên tiếp nhau. Chín bánh răng lớn đường kính 70cm nằm trải dài trên tuyến đường dài 25m. Từ trục của các bánh răng này chính là cấu trúc như bàn đạp xe đạp nhưng nối dài thành các thanh đà.

Đám chèo thuyền chính là dùng sức cơ thể mà xoay các thanh đà này như đạp xe đạp vậy, nhưng thay vì dùng chân, bọn họ dùng toàn bộ sức mạnh của cơ lưng, cơ tay cùng sức nặng của cơ thể để “đạp” xe....

Cấu trúc này khiến cho diện tích của khoang thuyền triệt để tiết kiệm, đôi bên có từa đến 3m chiều rộng đủ để 4 người ngồi cạnh nhau “chèo” thuyền.

Cho nên cùng một kích thước thuyền thì hệ thống này lúc cần có thể tăng gấp 2 lần người chèo thuyền không vấn đề.

Cộng thêm chân vịt cấu tạo không bị lãng phí lực như mái chèo thông thường, cho nên lúc cần thì loại chiến hạm này của Đại Việt có thể dùng 72 người “chèo” hết sức lực và có thể đạt vật tốc cực đại 28-30km/h trong thời gian ngắn.

Đừng khinh thường khoảng tăng tốc ngắn ngủi này vì nó sẽ cực kỳ lợi hại trong một vài tình huống nhất định.


"Bạn thích thể loại lĩnh chủ. Nhưng chán ngán với main hồ biến ra bá đạo binh chủng, chỉ tay cái là thần cấp kiến trúc....
Hãy đến với
Nơi đây chỉ có làm mới có ăn. Cũng là một quyển chiến tranh nhiệt huyết nơi vạn tộc san sát. Văn minh như sao cùng nhau va chạm cùng nhau tỏa sáng.
Ngoài ra còn sẽ có chút ít sinh tồn, hài nước cùng chút xíu cơm tró. "