Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 774: Phiêu lưu ký (01)





Ngô Thanh Vũ thả xuống cây bút bút ngòi kim loại trong tay, hắn vừa hoàn thành ghi chép ngày hôm nay.

Bút máy, một sản phẩm nhỏ nhưng tuyệt vời của các kỹ sư Đại Việt. Ngô Thanh Vũ rất trân trọng cây bút này , đây là do Thần Đế tặng bọn họ trước khi lên đường.

Sản phẩm mới nhất của Đại Việt, không còn phải chấm mực nữa. Không cần phải sợ mực dây dưa có thể viết bất cứ nơi đâu.

Kỹ thuật cao không phải những thứ to lớn như tàu, pháo, vũ khí mới là quan trọng. Cả ngày nghĩ mấy thứ chăm chăm đi đồ sát tộc người khác trong khi dân thường lấy que vạch lá chuối học chữ sao?

Dân trí không có, phát triển thì được một nhúm người không hiểu sao nhân tài lắm thế, vẽ ra nhân tài à?

Lại nói Đại Việt đã qua rồi cái giai đoạn người dân phải dùng ống sậy nhỏ vót nhọn đầu làm bút. Bút sắt lá tre chấm mực xuất hiện từ rất sớm sau khi Thánh Thiên Đế nhập chủ Thăng Long, rồi dần dần công nghệ hoàn hảo, đến nay đã có hàng trăm công ty chế tạo bút tư nhân được cấp quyền cấp công nghệ.

Bút trở nên rẻ hơn nhiều, người dân kinh tế lại tăng cao, bút , giấy mực hạ giá đến mức ai cũng mua nổi, nhưng vì số lượng nhu cầu cực đông nên các công ty tư nhân vẫn lãi lớn.

Bút lá tre lưỡi kim loại như đồng kẽm bền hơn nhiều so với những cây bút sậy vót hay bút lông vũ. Theo ước tính tỉ lệ biết viết, viết đẹp tăng 55% trong vòng 3 năm vì có bút này...

Nhưng đó là bút mực chấm lá tre, trên tay Ngô Thanh Vũ là cây “ bút máy” do các kỹ sư chế tạo dựa trên mô tả của Ngô Khảo Ký. Các thành phần lưỡi gà dẫn mực, ngòi, bụng chứa mực đều khá hoàn chỉnh, dĩ nhiên bút phần nhiều làm từ kim loại nên khá nặng, quan trọng là rất mong manh, rơi là hỏng, nhưng sự tiện dụng và sang chảnh trong việc sử dụng là khó ông nào bì kịp.

Ví như ngòi hợp kim thép chống rỉ mạ vàng. Thâm bút sừng ngà tinh xảo. Loại bút này chỉ mới đưa vào sản xuất thí điểm và một vài nhân vật quan trọng sử dụng thôi.

Thật ra bút không phải khó chế, khó chế nhất là mực… Ký chỉ mơ hồ nhớ nhớ Glycerin giúp mực trơn trượt không vón tắc như mực tàu thôi. Còn các thành phần khác thì Ký chịu… Glycerin thì dễ tìm rồi, sản xuất xà phòng sản phẩm phụ là thứ này, nhiều bao la.

Nhưng đám kỹ sư cứ mày mò lại học hỏi kỹ thuật chế mực pha màu khắp nơi, họ học kỹ thuật của Chola, lại so sánh kỹ thuật của Tống . Cộng thêm các kiến thức hoá học của Ngô Khảo Ký đưa cho mà tạo nên sản phẩm mực của Đại Việt. Phẩm màu lấy từ thiên nhiên, Keo Arab , Glycerin, acid các loai thử nghiệm sau nhiều năm đã cho ra loại mực chất lượng đủ tiêu chuẩn cho “ bút máy” , bút chấm lá tre không quá yêu cao về mực viết đâu.

Ngô Thanh Vũ ngắm nhìn xa xa sương mù che khuất lối không thể nhìn quá trăm mét mà lắc đầu ngán ngẩm…

Ban đầu hải trình họ đi rất nhanh, nhưng càng về phía bắc thì thời gian có sương mù trong ngày lại càng kéo dài khiến cả hạm đội không dám mạo hiểm di chuyển.

“ …. Kẻ thù lớn nhất với chúng tôi là sương mù… nơi này không sợ gió bão biển yên sóng lặng … chỉ có khí lạnh và sương mù là ngăn cản bước đi của chúng tôi… “

Ngô Thanh Vũ hí hoáy viết nhật ký…

“…Hải đôi số hai, thuyền VT05 gần như đã đâm trúng đá ngầm trong sương mù.. Nếu không phải Ngô Trí Tề nhanh tay chuyển bánh lái thì có lẽ chúng tôi đã mất đi một hải hạm….”

“ ... Không thể đi cách xa bờ biển, chúng tôi cần những hòn đảo, nhữu mũi đất dẫn đường, nhưng quanh bờ biển chưa khám phá đy dẫy những bãi đá ngầm nguy hiểm, Sương mù dày đặc càng khiến chúng tôi khó khăn hơn....”

“ ...Mỗi ngày chỉ còn lại 9-10 tiếng đồng hồ để di chuyển, chúng tôi không thể đi quá nhanh... đây là vùng biển lạ không có hải đồ chính xác...”

Nhật ký riêng của Ngô Thanh Vũ, nó không phải là nhật trình chính thức của con tàu nhưng lại ghi chép những gì thật nhất của chuyến đi.

Khó khăn?

Dĩ nhiên có, có nhiều là khác, nhưng trong cuốn nhật ký này thường là những dòng cảm than về những chuẩn bị chu đáo của triều đình cũng như nhị Đế cho bọn họ.

Đầu tiên nói về nước sạch, đây là thiết yếu nhất cho sự sinh tồn trên biển, trong nhật ký có viết...

“....Chúng tôi không dùng những can nước thép kẽm chứa mước sạch đã qua sử lý Clo, chúng tôi không chắc bản thân mình sẽ lênh đênh bao lâu trên biển... cho nên những vật tư thiết yếu sẽ không đụng vào.... nước chúng tôi từ thuyền nhỏ lấy lên từ các con sông bất kể lúc nào có thể.... bột trắng clo ( Calcium hypochlorite Ca(OCl)2) sẽ giúp chúng tôi thanh tẩy mọi mầm bệnh trong nước sông... thật an toàn.... cảm ơn Nhị Đế và triều đình đã nghĩ ra thứ này... không cần cảng biển không cần những nguồn nước đảm bảo chúng tôi vẫn có thể sinh tồn...”

Đây là lời nói thật... nước không khó kiếm căn bản là nước có dùng được hay không... trên một chuyến hải trình không khó để con thuyền có thể tìm được một cửa sông để tiến vào lấy nước ngọt bằng thuyền nhỏ. Nhưng đa phần lạ thủy thổ, những loại vi khuẩn, virus lạ, mầm bệnh lạ trong nước ở khu vực khác sẽ giết chết thủy thủ đoàn. Cho nên trong những chuyến đi biển xa cần có cảng biển bổ sung nước sạch và nước thường lấy lên từ giếng đào rất sâu.

Thời này không có khả năng bảo quản nước quá lâu, bởi chưa có một hệ thống lọc các chất hữu cơ cùng vi sinh vật trong nước một cách hiệu quả. Cho dù những cách như thê rượu, thê giấm để thay đổi nồng hộ PH của nước ức chế hoạt động của vi khuẩn cũng chỉ là giảm được một phần mà thôi. Tóm lại không thể chứa nước quá một tháng.

Nhưng Đại Việt khác, hệ thống hóa học phát triển, có thể điện phân muối màng ngăn để thu được Clo. Dùng Clo khí sục để thanh lọc nước quả thật rất triệt để giết vi sinh vật. Nước sai đó được lọc loại bỏ xác vi sinh vật cùng các váng hữu cơ nổi trên bề mặt. Lại được chứa trong các thùng thép kẽm đã qua hấp sấy hơi nước áp suất cao. Nước này để 6 tháng hơn vẫn không biến chất. Khi dùng chỉ cần đun nhẹ là có thể loại bỏ Clo dư trong nước.

Cho dù vậy đám thủy thủ vẫn tiết kiệm thành quen, họ có thói quen đi vào các vùng cửa sông, lấy nước ngọt sau đó tụ lọc bàng bột Ca(OCl)2 mang theo rất nhiều. Kể từ đó nước sạnh luôn luôn không phải là vấn đề của đám này.

“... Người dân trên đảo Kokkaido thật dã man và hung bạo, họ không cần biết thù hay bạn, chỉ cần có người đi vào lãnh thổ của bọn họ theo bất kể lý do gì đều bị tấn công... Chúng tôi đội thuyền nhỏ 40 người đi lấy nước đã bị tấn công trên sông bởi gần 100 chiến binh thổ dân... Thần Đế nói bọn hắn là người Ainu ... những kẻ này có thể nói là chưa được văn minh cho lắm, bọn hắn không hiểu đến ngoại giao cùng giao dịch, chỉ có thù địch và thù địch vô tận....”

“ ...Chúng tôi buộc phải nổ súng tự vệ... cảm ơn các kỹ sư đã đưa đến LK1087, một vũ khí tuyệt vời... Chúng tôi đã đánh lùi chiến binh Ainu chỉ trong một đợt phản công duy nhất... bọn họ phải thoát đi lên bờ với 23 xác chểt cùng khá nhiều người bị thương mà chúng tôi bắt làm tù binh cùng chữa trị..”

“ … Phía Đông Bắc đảo lơn Hokkaido này là một con sông rất thuận tiện xây dựng bến cảng… ba hải thuyền dừng nơi này với mục đích xây dựng bến cảng tìm hiểu , nghiên cứu động thực vật cùng văn hoá tập tục cũng như thổ dân Ainu nơi đây…”

“… Chúng tôi… bao gồm Ngô Tấn, Ngô Trí Bàng và tôi nhận nhiệm vụ này...”

“ … ngày 12 tháng ba, chúng tôi buộc phải chiến đấu và giết chóc, người dân nơi này không đối thoại… bọn họ hiếu chiến ngoài sức tưởng tượng của chúng tôi… mọi nỗ lực giao tiếp chỉ có thể đổi lại bằng cung tên tẩm độc… đã có hai thuỷ thủ vì không chú ý mặc giáp an toàn đã trúng tên tử vong… Ngô Bàng Trí đã mất kiên nhẫn , anh ta nhận định dân tộc này không thể hoà bình chung sống…”

“ 13-3. Thật quá lắm rồi, lợi dụng sáng sớm sương mù, đám thổ dân này dám chèo thuyền nhỏ ra khơi tập kích chúng tôi… Ngô Bàng Trí cùng Ngô Tấn đã bỏ phiếu tấn công ngôi làng của thổ dân…”

“… tôi vẫn không hiểu từ đâu vì lý do gì người dân nơi này lại hung giữ đến như vậy. Bọn họ chỉ là một bộ lạc nho nhỏ ven sông với vẻn vẹn không tới hai trăm chiến sĩ, tức là không bằng nổi số chiến binh trên một tàu của chúng tôi… tại sao bọn họ lại thiếu hiểu biết đến mức gây chiến cho dù chúng tôi đã hết sức thành ý. Ném tặng thứa ăn đồ vật? Bọn họ coi như thuốc độc, vật bẩn thỉu mà dùng chân đạp xuống đất hoặc vứt đi… đáp trả chúng tôi lại là tràng dài những mũi tên tẩm độc..”

“…. Đánh giá… những người Ainu văn minh còn nguyên thuỷ thị tộc, hung dữ hiếu chiến. Không có khả năng hoà bình xây dựng pháo đài , hải cảng nơi đây. Chúng tôi bắt buộc phải tấn công…”

Sau vụ việc 2 thuỷ thủ bị chết do tên độc thì ba chỉ huy không thể bàng quan, họ đã mất đi kiên nhẫn của mình và quyết định mở một cuộc tấn công vào ngôi làng bên dòng sông lớn có thể xây dựng cảng tiếp tế.

Chín thuyền nhỏ máy lượt vào ra đưa tầm 200 tay súng bất ngờ đổ bộ lên biển tổ chức một cuộc tấn công chớp nhoáng.