Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 777: Vượt qua eo biển Kammon





Quay trở lại tình hình đảo Hokkaido. Tình hình thằng Ngô Tấn ở đây không ổn, hắn liên tục bị các cô gái Ainu làm phiền nhưng đó không phải là hạnh phúc gì mà là thảm hoạ.

Biết thẩm mĩ của người Ainu là gì không?

Càng giống gấu càng đẹp… khủng khiếp đàn ông đến 18 tuổi sẽ không cạo râu cắt tóc. Còn đàn phụ nữ sạch sẽ hơn một chút, cắt tóc ngắn ngang vai rẽ qua hai bên mái không buộc để lùm xùm như gấu. Cái đó không đáng sợ, sửa được.

Ví như con gái Nhật cạo lông mày làm hai cái chấm, trang điểm môi be bé như quả nho. Cái này sửa được, lông mày nuôi dăm bữa nửa tháng, trang điểm nhẹ theo kiểu Đại Việt thì mĩ nhân vẫn là mĩ nhân.

Nhưng con gái Ainu thì khác , họ xăm mình…. Săm chỗ nào không xăm… xăm đen quanh miệng để tạo thành một cái miệng rộng như gấu kéo lên đến mang tai… thật quá kinh hãi loại thẩm mỹ này.

Khổ thân Ngô Tấn bị “vẻ đẹp” của Ainu hành hạ quấy rầy đến ngất. Thậm chí hắn trốn trong pháo đài đang xây dở chịu bụi bặm mà không dám ra ngoài.

Nhưng nói gì thì nói nếu không có ý định chiếm đóng hay nô dịch thổ dân thì việc xây dựng một bến cảng sẽ không quá khó.

Khó ở chỗ có ức chế, có kiểm soát được lòng tham hay không mà thôi. Tham thì ai cũng có, thấy dễ dàng chiếm đoạn lại sẽ lấn tới lấn tới lấn tới nhiều hơn. Cứ thế chiến tranh sẽ đến mà quên đi mục đích ban đầu chỉ là một cái cảng biển tiếp liệu.

Tất nhiên chuyện ngu ngốc sai lầm này sẽ rất khó xuất hiện với Ngô Khảo Ký. Người lãnh đạo giữ vững lập trường thì binh sĩ cũng theo đó mà hành sự thôi.

Đừng nhìn Kulu-Kulu bộ lạc chỉ có mấy trăm mạng, nhưng có họ đảm bảo cùng có thiện cảm của họ thì Đại Việt cảng nơi này vững như bàn thạch.

Các bộ lạc Ainu xung quanh cũng chỉ mạnh bằng hoặc hơn Kulu-Kulu một chút, không thể mạnh hơn quá nhiều. Bọn họ muốn quấy rối Đại Việt thì phải vượt qua Kulu-Kulu. Chỉ cần Đại Việt hỗ trợ thì Kulu-Kulu luôn bất bại, và cuộc chiến chỉ là nội bộ Ainu với nhau, khó có chuyện các bộ lạc liên hợp lại mà tấn công vùng này. Cho nên thực tế chỉ cần vài trăm lính đồn trú nơi này là đủ rồi.

Lập một bãi chăn ngựa, khai thác gỗ chuẩn bị cho việc sửa chữa tàu bất kể khi nào, quan trọng nhất đó là xây dựng chỗ cho quân đội có thể nghỉ ngơi trên đường thám hiểm Châu Mỹ.


Lại nói về Ngô Thanh Vũ một đường chạy từ nơi bộ lạc Kulu dọc theo quần đảo Kouriles để tới được bán đảo Kamchatka.

Lộ trình này không khó vì có các đảo nhỏ rải rác trên đường đi làm dấu. Nói thật đi qua Châu Mĩ theo vịnh Bering lần theo các dãy quần đảo tuy xa nhưng là con đường dễ nhất để tới đích, đảm bảo không lạc, đảm bảo có nơi ghé vào để tiếp tế.

Rất hay là hải đội đi trước đã bắt đâu xây dựng một cảng tiếp tế ở nơi này được mấy ngày rồi. Số là thời tiết càng về bắc càng khắc nghiệt, đâm ra nhiều vùng bờ biển thưa thớt người lại thuận lợi xây cảng cho nên chẳng cần chiến tranh hay gì cả vẫn thuận tiện có một cảng nơi này..

Lúc này chỉ còn 3 hải thuyền đi trước đến quần đảo Aleut dò đường. Năm hải hạm tạp thời dừng lại Bán đảo Kamchatka để xây công sự. Nơi này không có thổ dân tránh phiền phức nhưng lại cũng bất lợi vì không có nguồn lao động giúp đỡ.

Đại hội nhân dân ở Thăng Long đang diễn ra cũng là lúc mà quân Zhai no làm chủ cả vùng phía bắc xứ Fukuoka, pháo đài Kokura cùng rất nhiều pháo đài nhỏ rã rơi vào tay Zhui no gia tộc. Quý tộc , võ sĩ vùng Kitakyūshū đi theo Suo no Kadamasa gần như bị bắt cả đám ít ai chạy được cho nên các pháo đài nhỏ còn lại của vùng này dễ dàng bị đánh hạ.

Hải quân Đại Việt trùng điệp thông qua em biển Kammon tiến vào phía bên kia của đảo Nhật Bản. Như đã nói đảo Nhật Bản phía Tây nhìn về Cao Ly, phía Đông là Thái Bình Dương. Mà cả đám Tokyo, Nagoya, Kyoto hay Osaka đều nằm ở mé Đông. Có nghĩa hải quân Đại Việt muốn tấn công các vị trí quan trọng của Nhật Bản thì phải đi một đường vòng dài trên ngàn km.

Nhưng nếu đi xuyên qua thân của Nhật Bản, tức là eo biển Kammon thì con đường này sẽ ngắn hơn nhiều.

Cũng chẳng hiểu vì sao quân Nhật Hoàng đã khiêu khích Đại Việt, biết Đại Việt chuẩn bị quân muốn chiến tranh nhưng lại không đưa quân phòng ngự eo biển Kammon?

Điều này có nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, Ngô Khảo Ký chưa hiểu được toàn bộ, nhưng theo các thông tin mà thám báo đưa lại thì có vài nguyên nhân có thể ký giải tạm thời.

Trước đây Ngô Khảo Ký từng đem quân từ Jeju một mạch tập kích Nagoya còn xa hơn Osaka- Kyoto do đó người Nhật cảm thấy có phòng ngự hay không phòng ngự Kammon eo biển thì kết quả vẫn không đổi.

Nếu chia quân ra phòng ngự Kammon mà quân Đại Việt xộc thẳng tới Osaka, đến lúc đó Osaka-Kyoto thiếu binh thì sao?

Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc vùng Kammon chỉ có các gia tộc tự mình phòng ngự chiến đấu mà không được tăng cường.

Nguyên nhân thứ hai đó là Pháp Hoàng cùng Minamoto gia tộc không nghĩ đến đây là một cuộc chiến tranh xâm lược, bọn họ không tin người Việt ở quá xa như vậy dám viễn chinh đem quân lên bờ chiến đấu với bộ binh Nhật. Do đó đám này vẫn đánh giá đây là một cuộc chiến về “mặt mũi” danh dự thôi. Đến lúc đó vừa đánh lại vừa đàm, khiến Đại Việt thối lui không có nhúng tay vào nội bộ Nhật Bản- không ủng hộ vô cớ Fujiwara nữa.

Thề có trời chứng giám, Ngô Khảo Ký hắn oan. Phối hợp cùng Fujiwara vì gia tộc này mở cửa ngoại giao cùng thương nghiệp với Đại Việt. Thuần tuý chỉ là lợi ích kinh tế và không hề có động cơ chính trị trong đó.

Nhớ lại thời gian đầu khi tới nơi này vào nhiều năm trước, chỉ duy nhất Fujiwara làm ăn cùng Ngô Khảo Ký, đây là một bạn hàng lâu năm đủ tín nhiệm. Còn việc đánh tan liên quân võ sĩ gia tộc ở Nagoya thuần tuý là vô tình giúp Fujiwara vực dậy vị thế, không hề có tính toán từ đầu.

Thậm chí đánh xong thì Ngô Khảo Ký còn chẳng thèm để ý thế cục của Nhật Bản ra sao sau đó, vì mối quan tâm của hắn chỉ có Liêu Đông- Hà Bắc – Đại Tống mà thôi.

Nhưng hiểu lầm này có thể giải thích sao? Ngô Khảo Ký nói ra có ai tin tưởng nổi không? Không tin tưởng nổi thì chỉ có ngoại giao bằng Chiến Hạm và Đại Bác mà thôi. Lợi ích của Đại Việt ở Nhật Bản vẫn gắn liền với Fujiwara trong thời gian tới khi mà Zhui no chưa phát triển đủ hùng mạnh.

Vì vậy Osaka 300km thẳng tiến.

Lại nhớ ngày hôm đó Minoru đọc tình hình khá chuẩn.

Quân Suō no Kadamasa đúng là chó cùng dứt dậu tổ chức một cuộc tập kích vào vị trí pháo lớn của Zhui no.

Pháo LP 300mm tuy mạnh mẽ nhưng khó điều hướng trong thời gian ngắn, tốc độ bắn, nạp đạn lại rất chậm rãi cho nên chỉ dùng tấn công các công sự, mục tiêu lớn – kém di động.

Nhưng xung quanh LP300mm thì Minoru đã bố trí dày đặc các công sự bảo vệ.

Vẫn là lối đánh sở trường của người Nhật Bản, đào đất đắp thành cái đồi phẳng cao lên 1,5-2m bên trên bố trí pháo, cắm cọc gỗ làm rào…..

Hai bên đồi đất bố trí các trại lính cơ động có thể đánh yểm hộ.

Thật ra cách đánh này tuy tốn thời gian bố trí khó đánh dã chiến nhưng dùng kiên công các công sự thành trì , pháo đài thì rất tốt. Cách đánh này của người Nhật khá tương đồng cùng Ngô Khảo Tích.

Có điều Tích chơi lớn hơn, xây cả thành trì, còn nếu dã chiến thì sẽ bố trí cả một đội khổng lồ phụ binh cùng xe cộ trở theo bao đất, cát để có thể xây dựng các đồi công sự tương tự người Nhật nhưng tốc độ nhanh hơn nhiều.

Trăm sông đổ về biển là ý này, quân sự về bản chất vẫn vậy? Nhiều biến tướng nhiều cách đánh nhưng tổng hợp lại thì cũng chỉ có mấy quy tắc cơ bản như vậy thôi.

Quân Suō no Kadamasa tấn công lên vị trí pháo LP300mm thì trước tiên gặp đả kích nặng nề từ mười khẩu pháo bộ binh nhỏ LP120mm cơ động linh hoạt.

Không có gì ngoại lệ cả quân số của Minoru nơi này có cả vạn còn đông hơn quân thủ thành. Trong đó còn có 6000 tay súng Hoả Mai, trong thời tiết khô vẫn còn chưa mưa này. Hoả Mai Súng rất mạnh.

Với 3000 bộ binh tấn công tập kích thì sao đục nổi cả vạn quân có bố trí, có súng hoả mai, trang bị cùng huấn luyện đều cao hơn?

Đợt tấn công này đơn thuần là vô nghĩa và bị đập tan ngay từ đầu.

Một khi hoả mai binh có công sự cao, có các binh chủng khác bảo vệ thì chúng rất mạnh.

Các tay súng từ đồi cao sau hàng rào gỗ thoải mái xạ kích về đám bộ binh Suō no Kadamasa đang chậm rãi xông lên.

Trả giá không biết bao nhiêu mạng người các võ sĩ Suō no Kadamasa mới tiếp cận được đồi đất cao 1,5m của quân Zhui no.

Chưa kịp leo đồi thì một cánh quân Zhui no đóng bên phải của đồi đất đã đánh thọc sườn họ.

Đây là một đợt tấn công trong vô vọng. Quân Suō no Kadamasa tháo chạy về Lâu Đài Kokura.

Minoru không cho quân đuổi theo mà tiếp tục say mê với công việc đang dở dang.. đó là san phẳng lâu đài Kokura.

Lúc này Tiểu Đoàn Busan lính hoả mai đang cắm trại phía Đông của chiến trường. Tiểu Đoàn Trưởng Ngô Thanh Lâm đang ngàm chán ngó nghiêng chiến trường đang đánh nhau ầm ầm ở cánh trái phía Tây.

Một đoàn bốn năm Kỵ Mã từ xa lao đến, trang phục là quân Zhui no gia tộc.

“ Thưa Tiểu Đoan Trưởng…. Kỵ Binh Zhui no gia tộc có điều cầu kiến muốn nhờ vả quân ta” Một tên binh sĩ đi tới thông báo . Hắn là người gốc Tân La nhưng đã công tác lâu năm tại Thăng Long ở đây với chức năng vừa là phụ tá vừa là thông ngôn cho các sĩ quan cao cấp gốc Việt.

“ Hử.. bọn hắn gặp mai phục?” Ngô Thanh Lâm vội vàng đi tới cửa doanh, dự định tập hợp quân Busan đi hỗ trợ.

“ Không phải thưa chỉ huy. Là hình như có phạm binh người Nhật được đưa đến nhờ chúng ta canh giữ” thằng này cũng không giỏi tiếng Nhật cho nên nhìn tình hình đoán bừa..

Người ta là Reizei no gia tộc đến nhờ nhánh quân này gần nhất bảo vệ con gái của tộc trưởng Reizei no Kazuhiko. Liên quan quái gì đến phạm binh.

“ Ồ .. thì ra là mật thám, còn nữ giả nam, rất nghê nhỉ” Ngô Thanh Lâm đến nơi phát hiện tình hình thì cười cười nói với tên lính Tân La bên cạnh.

“ To gan thật, lát nữa chúng ta có tra tấn một chút không?” Tân La binh cười tà.

“ Ngươi điên, đây là nữ tù binh đấy, chờ Cẩm Y Vệ giải quyết tốt hơn trước nhốt đã” Thanh Lâm trầm ngâm.

Hai bên ngôn ngữ không thông, mấy tên võ sĩ Nhật thì nói nhờ các ngài bảo vệ tiểu thư nhà chúng tôi.

Đám Việt và Busan thì hiểu là: Nhờ các vị đại nhân canh phòng thật kỹ tên mật thám này…

Thời gian gấp gáp, hình như đã phát hiện kỵ binh địch chạy trốn trên đường áp giải Mariko về nơi này cho nên mấy tên võ sĩ Reizei no bàn giao rất vội.

Vì là “ tù binh nữ” cho nên thái độ ban đầu của Ngô Thanh Lâm vẫn là khách khí, làm gì có sơ hở lộ ra.

Cho nên khi võ sĩ Reizei no vừa rời khỏi thì Ngô Thanh Lâm ra lệnh lột bỏ áo giáp của “ Mật Thám” trói lại tránh gây chuyện.

“ Cái đám quỷ Nhật Bản, tù binh mà không trói lại nó quậy tung thì sao?” Thanh Lâm chẹp chẹp lắc đầu khó hiểu quay đi…. Đằng sau lưng hắn là ánh mắt căm hờn uất ức như muối giết người của ai đó.