Không thể trách Huy, nàng thật là dân kỹ thuật trong đầu đầy cấu tạo máy móc hay có nhiều phương án cải tiến cơ khí, nhưng nàng lại là nữ giới cho nên ít đam mê về vũ khí này nọ.
Vì thế Huy hiểu về vũ khí toàn là do Ký thi thoảng giải thích cho. Chính lý do này khiến Huy phá team cho tăng lượng thuốc súng để tăng động năng viên đạn nhẹ, từ đó cải thiện một phần khả năng xuyên giáp của súng.
Cải tiến được một phần là Huy sướng rồi huy động mấy trăm xưởng cơ khí vừa nhỏ khắp nơi sản xuất các loại súng.
Vẫn biết là Đại Việt công nghiệp cơ khí thực sự phát thiển rất cường, khắp nơi các nhà máy công xưởng mọc như nấm. Nhất là các công xưởng thuộc chính phủ là rất nhiều.
Giờ đây các công xưởng tư nhân cũng không ít, họ cũng được thừa hưởng các loại động cơ sức nước, sức gia súc cỡ nhỏ, vừa mà chính phủ thải ra. Tất nhiên các loại máy móc này nếu có bán cho tư nhân cũng bị quản lý rất chặt, tranh trường hợp tuồn ra quốc gia khác.
Nói thật tuy được gọi là rác nhưng những động cơ sức nước, sức gia súc này cực kỳ tinh tế và là xương sống công nghiệp trong một thời gian dài của triều đình. Nó không hề rác trong mắt các quốc gia khu vực. Cho nên những nhà máy tư nhân được cấp quyền sử dụng máy móc này được lựa chọn rất rất kỹ để cấp phép. Thay vào đó là quá trình kểm tra định kì khiến các tổ chức này không thể bán đi máy móc với bất kể lý do gì. Việc xuất khẩu máy móc dạng này là tuyệt đối nghiêm cấm ở Đại Việt. Đụng vào chỉ có nước chu di tam tộc.
Đừng nghĩ bán xong chạy là được, bởi lẽ cả Đông Á- Nam Á này có chỗ nào là an toàn khi Đế Quốc để mắt, thế giới này không có nhiều Kiều Thạc cùng Tống Kiệt như vậy. Vả lại cũng chẳng có quốc gia nào điên loạn đi ngược lại lệnh cấm của Đại Việt mà mua bán mấy thứ trên, trừ khi họ muốn toàn diện khai chiến cùng người Việt.
Cho nên bí mật công nghệ ấy mà, đôi lúc lại cần quân sự hùng mạnh làm bảo hiểm. À quên mất chưa nhắc đến, giờ đây Đại Việt đã có luật sở hữu trí tuệ rồi. Mặc dù trong bóng tối Đại Việt chuyên gia đi đánh cắp các công nghệ tiểu thủ công nghiệp của Tống , Nhật, Hàn hay các quốc gia xung quanh nhưng chính họ ngoài sáng lại ban hành và thực hiện cái đạo luật trên một cách rất “ nghiêm túc” . Có đạo luật này làm cơ sở thì Đế Chế có đủ cơ sở cùng lý lẽ để trừng phạt bất kể quốc gia nào dám đánh cắp khoa học công nghệ của Đại Việt.
Lại nói đến lúc này các xưởng của Đại Việt đã chuyển đổi 80-90% động cơ thành động cơ điện. Tuy không có hệ thông lưới điện quốc gia. Mỗi máy phát điện đa phần đều là cỡ chung từ Mỗi máy phát điện đa phần đều là cỡ chung từ vài trăn đến vài ngàn sức ngựa, nối thông cục bộ với vài máy đông cơ điện, thế nhưng như vậy cũng đủ để ngành công nghiệp chính phủ cùng tư nhân ôm nhau phát triển nhảy vọt.
Công nghệ quốc phòng, quân sự, hay các công nghệ đâu nguồn, cốt lõi không thể chia sẻ. Nhưng những công nghệ cũ công nghệ phổ thông nên chia sẻ toàn dân mới có thể phát huy sức mạnh toàn dân cùng phát triển. Đây chính là chủ trương của Ngô Khảo Ký và Lý Từ Huy.
Lại nói về tại sao phải dài dòng lý giải về ngành công nghiệp quân-dân ( quân chủ- dân chủ) cùng sẻ chia này. Bởi lẽ sự kết hợp của nó là sức mạnh, sức mạnh to lớn lắm. Chính phủ lúc này toàn toàn có thể cung cấp vật liệu – thép gang chất lượng để các xưởng tư nhân gia công các linh kiện không quan trọng cho chính phủ, từ đó tạo nên một sức lao động khổng lồ năng suất.
Chính phủ công xưởng sẽ có nhiều thời gian hơn để tập trung vào phát triển hay chế tạo những sản phẩm công nghệ cao hơn, và cao hơn nữa.
Như đã nói, Lý Từ Huy ý thức được, Súng Hỏa Mai không thể ức chế phát triển ở các quốc gia lân bang, Đại Tống đã có Culverin xuất khẩu Nhật Bản thì sau đó thứ này sẽ tràn ngập khắp nơi thôi. Tránh để Đại Tống có lợi thì Lý Từ Huy đã ra lệnh cho chế tạo Súng Hỏa Mai Đại Việt số lượng lớn để bán cho các quốc gia đồng minh, tránh để bọn họ thiếu hiểu biết mà mua nhầm hàng lởm Culverin với giá thành cao.
Tất nhiên Súng Hỏa Mai các linh kiện sẽ do các nhà máy tư nhân tin tưởng được cấp quyền sản xuất. Sau đó các linh kiện sẽ được lắp giáp tại một xưởng quân khí của chính phủ. Chỉ 3 tháng kể từ khi Súng Hỏa Mai cấu tạo thiết kế từ Busan gửi về thì Đại Việt đã sản xuất đến con số vạn mà tính.
Chỉ một cái xưởng be bé di động ở Busan mà Đại Việt xây dựng lên còn chế tạo đến 4 ngàn khẩu hỏa mai trong ba tháng thì nên biến nội địa trung tâm Đại Việt có thể chế tạo bao nhiêu với rất nhiều hệ thống xưởng tư nhân như vậy? Đây là do Chính Phủ không cấp phép bừa bãi tràn lan cho các công ty Tư Nhân cho nên số lượng mới hạn chê như vậy thôi, nếu cấp phép cho tất cả công ty tư nhân thì không hiểu số lượng Súng Hỏa Mai sẽ nhiều ra sao.
Xui cho Lavo là Đại Việt chưa công bố số hàng này cũng như chưa chính thức buôn bán thì họ đã bị đánh cho liểng xiểng. Tin chắc nếu Pagan tấn công chập mấy tháng thì chưa chắc có thể dễ như vậy vượt qua yếu tắc Sancock như vậy.
Lý Từ Huy vội vàng phá team, thông qua các mẫu súng LKR1087/9,25mm ( Long Kammerlader rifle cỡ nòng 9,25mm), SK1087/13mm (Short Kammerlader rifle cỡ nòng 13mm) và SKr130 ( Sniper Kammerlader rifle chiều dài nòng 130cm) đó cũng là vì Đại Tống đã phát triển Culverin hàng loạt. Đại Việt lại chuẩn bị xuất khẩu hàng loạt Súng Hỏa Mai cho đồng minh. Cho nên bản thân Đại Việt cũng phải được nhanh chóng trang bị một loại súng ưu việt hơn phần còn lại của thế giới.
Chính sức ép trên mới khiến Lý Từ Huy không để ý đến “thâm ý” của Ngô Khảo Ký mà cho phát triển súng ở Đại Việt – Thăng Long – Bố Chính khiến các loại súng này rẽ qua một hướng phát triển khá dị.
Vậy rôt cuộc các loại súng chính thức của Đại Việt có gì khiến nó lại bị đánh giá là dị?
Sự dễ dãi của lãnh đạo luôn dẫn theo sự dễ dãi của nhân viên. Lý Từ Huy dễ dãi chấp nhận mẫu súng đạn viên cầu với hàm lượng thuốc súng tăng lên khả năng xuyên giáp ở mức độ chấp nhận được. Lý Từ Huy không hiểu Ngô Khảo Ký chờ đợi cái gì và vì sao ép buộc khẩu độ nòng súng phải bé hơn 10mm. Nhưng nàng không quan tâm, Đại Việt lúc này cần có một mẫu súng làm đối trọng, không cần siêu cấp bá đạo như súng hiện đại, chỉ cần có các tính năng đủ tốt là được. Từ đây có thể thấy được, mọi chuyện không phải không có nguyên nhân của nó, quyết định phá team của Lý Từ Huy có thể hiểu được phần nào đó.
Lại nói đến các mẫu súng phát triển ở Thăng Long dị như thế nào, đi lệch hướng như thế nào?
Đầu tiên phải nói đến đó chính là LKR1087/9,2mm, SK1087/13mm, SKr130/9,2mm đều là súng nòng khoan, tức là kích thước nòng chính xác vô cùng. Chính vì thế đạn cầu cũng có cơ hội được chế tạo một cách chính xác kích thước nhất.
Do không có cơ chế nạp đạn đầu nòng (Muzzleloader) cho nên không cần chế tạo đạn bé hơn nòng, từ đó không có tình trạng viên đạn bi đập vào thành nòng tạo nên quỹ đạo bay zíc zắc lắc lư. Đường đạn ổn định vô cùng. Thứ đến nòng súng Đại Việt có chất lượng thép tốt, không ngại ma sát cùng các loại đạn vỏ mềm nư chì, đồng hợp kim v.v.... Đây là yếu tố khiến cho các loại súng LKR1087/9,2mm, SK1087/13mm, SKr130/9,2mm có đường đạn siêu cấp ổn định nếu so sánh với mọi loại đạn súng trước khi nòng khương tuyến ra đời.
Để giảm thiểu khả năng kẹt đạn gây nguy hiểm thậm chí... đám kỹ sư Đại Việt ở Thăng Long và Bố Chính đã cho ra mẫu nòng súng có rãnh....
Khốn nạn là không phải rãnh xoáy, không phải rãnh khương tuyến mà là hệ thống rãnh thẳng trực tuyến. Dùng lưỡi cắt molybden bào các rãnh thẳng từ đầu nòng đến cuối nòng. Cấu trúc này đúng là giúp giải quyết vấn đề ma sát quá lớn sợ kẹt đạn gây nổ thang súng và cũng giải quyết triệt để vấn đễ đường đạn zíc zắc.
Nhưng khi Lý Từ Huy nhìn thấy được đề án cấu trúc nòng này thì kép phát điên. Bọn chúng bây đã nghĩ đến bào rãnh cho nòng súng, tại sao không làm thẳng khương tuyến đi... Tại Sao ... Tại Sao phải làm rãnh trực tuyến????
Tất nhiên Lý Từ Huy không thể yêu cầu bọn này làm rãnh xoắn khương tuyến rồi... hài.. tiếc quá, gần chạm đến đích rồi.
Nhưng cái gần chạm này rất nguy hiểm, vì nếu cứ phát triển theo hướng này thì chẳng ai nghĩ đến khương tuyến cả...
Bất quá trong tình huống hiện tại thì Lý Từ Huy không có bất kỳ lý do gì để từ chối loại vũ khí cá nhân “tối tân”, hiệu quả này. Cho nên cứ thế sản xuất thôi.
Tất nhiên vì là nòng khoan cho nên dù Đại Việt rất mạnh công nghệ cơ khí, nhất là quân sự cơ khí nhưng vẫn phải từ từ mà chế tạo mới được.
Thép nòng súng phải cực kỳ chính xác về tỉ lệ các thành phần. Molybden không vượt quá 0,5% tránh cho nòng quá cứng khó khoan. Tuy đã có động cơ điện, công nghệ khoan, cắt hay tiện đều đã vượt trội phát triển, lại có mũi khoan molybden khá chất lượng nhưng không thể so sánh như mũi khoan có Vonfram do đó việc chế tạo nòng súng của Đại Việt vẫn rất thong thả. Hiện tại chỉ có tầm hơn bốn ngàn khẩu LKR1087/9,2mm , hơn sáu ngàn khẩu súng SK1087/13mm, Riêng súng bắn tỉa SKr130/9,2mm chỉ có tầm hơn tram khẩu đạt yêu cầu.
Việc khoan một nòng súng LKR1087/9,2mm dài 60cm , SK1087/13mm nòng dài 30cm khác hẳn với việc khoan một cái nòng dài đến hơn mét của SKr130/9,2mm.
Cho nên súng bắn tỉa ở Đại Việt là vẫn rất quý hiếm, rất rất quý hiếm.
Pang....
Lê Thức nén hơi một lần nữa xiết cò, viên đạn cầu lăn lôn trong nòng súng rãnh trực tuyến vọt khỏi nòng... sức giật khá lớn khiến vai hắn tê đi.
Viên đạn vẽ một quỹ đạo cong ổn định bay đi, hướng gió đã tính toán, điểm rơi cũng dùng thước ngắm trong kính ngắm quang học chỉnh lại đầy đủ.
Bang....
Chưa đầy một giây sau, tấm bia sắt đặt cách đó 300m lại đổ xuống.... 300m đã là cực hạn của Skr súng bắn tỉa rồi, ngoài khoảng cách đó chỉ có thể dựa vào may rủi.
Lê Thức thở phào, hắn chính là tay bắn tỉa mạnh nhất trong Biệt Kích Đội, lần này Biệt Kích quyết định không cho con mồi xổng thoát thêm một lần nào nữa.
Skr không lắp nòng phụ mặc dù vẫn tên là Kammerlader.
Cơ chế của Kammerlader là hai nòng chính phụ ghép nối, đạn nằm ở nòng phụ sau khi khai hoả thì lao vào nòng chính mà bắn tới, cấu trúc này vẫn có sự sai lệch đường đạn nhất định. Cho nên súng bắn tỉa sẽ không dùng cách trên mà là dùng phương pháp nạp đạn một nòng duy nhất và có khoá nòng như pháo của Đại Việt.
Đạn sẽ được nạp từ hậu nòng thông qua buồng thuốc súng đường kính hơi lớn hơn nòng. Cho nên khi đạn cầu vào nòng sẽ kẹt ở gốc.
Tiếp theo nạp thốc nổ bằng cách nhét cả túi giấy hình trụ chứa thuốc súng đã chuẩn bị sẵn vào khoang thuốc súng rồi khoá kín nòng phía sau.
Dùng que mồi chứa thuốc súng và cấu trúc túi giấy mồi chọc qua lỗ cảm ứng.
Súng bắn tỉa lên đạn chậm, nhưng mỗi phát bắn đều có đường đạn rất ổn định. Tầm bắn rất xa so sánh ở thời điểm này thì đây là vũ khí cá nhân có tầm bắn xa nhất đạt được. 300m hiệu quả … thực là một con số đáng ngưỡng mộ không thôi.
Không thể so sánh cùng đám vũ khí bắn tỉa hiện đại được. Để chế tạp được hơn trăm khẩu SKr thì các kỹ sư quân khí Đại Việt đã cố gắng lắm rồi.
Thông Báo: metruyenchu.com sẽ chuyển qua sử dụng tên miền mới