Nhật Bản nói chung bờ biển cực ít chỗ có thể đổ bộ. Nơi này đường bờ biển nhiều nhưng lại càng nhiều vách đá ăn sâu ra biển, chính cái địa hình này khiến cho việc phòng thủ đổ bộ của người Nhật tương đối dễ. Nó khác hẳn với đường biển của Đại Việt, có quá nhiều chỗ có thể đổ bộ quy mô.
Cho nên đừng có nhìn hạm đội Đại Việt trâu bò mà nghĩ làm gì cũng được, đổ bộ các nơi khác bờ biển đã được người Nhật bố trí chính là một cuộc chiến khốc liệt với hao tổn cực lớn.
Đổ bộ đồng nghĩa không có nhiều trang bị nặng được đưa lên bờ trong khoảng thời gian ngắn. Các pháo hạm từ ngoài khơi chỉ có thể hỗ trợ một phần bộ binh.
Chắc hẳn cuộc đổ bộ ở Hakata mọi người cũng nhìn ra, nếu ở khu vực Reizei no Kazuhiko phòng thủ có cỡ tầm 30-40 khẩu pháo bố trí đều với công sự chắc chắn thì nói thẳng quân Zhui no có thắng cũng thắng rất thảm.
Với tình hình công nghệ hỏa pháo đã tràn ngập Bắc Á, Đông Á như lúc này, không thể nào vọng động hay bất cẩn điều quân được. Chỉ cần một sai lầm nhỏ ngay cả quân Đại Việt với trang bị vượt trội cũng vẫn có thể thất bại như thường.
Sông Yodo không thể đổ bộ, đây là nhận định chung của Ngô Khảo Ký và ban tham mưu sau khi có thông tin chính xác về bố trí của người Nhật.
Lòng sông Yodo có ba đoạn đã đựng cọc ngầm. Loại cọc ngầm này không thô sơ là đóng cọc dựa vào thủy triều như Ngô Quyền đã từng làm.
Cọc trên sông Yodo được người Nhật các công tượng chế tạo thành một bãi cọc nằm ngang trên mặt nước, khi cần sẽ kéo xích để cho mũi cọc bọc sắt ngóc đầu dậy nghiêng một góc 45 độ về phía trước. Kể cả thủy triều lên hay xuống thì bãi cọc này vẫn vận hành hiệu quả.
Có thể nói nó không phải “bãi” cọc, mà được nâng tầm thành một hệ thống tường rào cọc gỗ bọc sắt có điều khiển. Sức sáng tạo và quy chuẩn hóa của người Nhật Vẫn rất mạnh.
Hệ thống phòng thủ của Người Nhật ở vùng Naiwa ( Osaka) này được Ngô Khảo Ký đánh giá cực cao, cao nhất trong các hệ thống phòng thủ trước nay hắn đã từng gặp qua. Hệ thống phòng thủ có chiều sâu, có sự hợp lý về bố chí hỏa lực, các tuyến phòng thủ được giãn cách hợp lý cùng khoa học. Ngô Khảo Ký không thể không bội phục người Nhật ở khoản này.
Có thể nói người Tống đã có hỏa pháo từ lâu, sớm hơn người Nhật nhiều nhưng các bố trí của họ chỉ dừng lại ở việc đặt ở đầu thành hay kéo pháo dã chiến. Còn người Nhật tiếp cận hỏa pháo chậm hơn nhưng họ lại có được một triết lý quân sự khá vững về việc sử dụng loại hỏa khí này.
Ngay cả Culverin vốn là nhập khẩu từ Đại Tống, Nhật Bản cũng chế tạo một phần. Trong khi Đại Tống vẫn còn cãi nhau về cách ứng dựng của Culverin. Chiến tướng Đại Tống có một bộ phận rất đông vẫn cho rằng Culverin rất chậm rất nhiều nhược điểm so với cung nỏ và nghi ngại sử dụng chúng thì người Nhật thích ứng nhanh hơn nhiều. Culverin đã được chế tạo rộng rãi tại quốc đảo này. Tức là tính thích ứng của người Nhật vẫn cao hơn người Hán, cũng không có gì lạ khi trong lịch sử người Nhật đã xém chút bá chủ Châu Á với chủ nghĩa Đế Quốc khi bọn họ đã nhanh chân hơn các quốc gia khác trong khu vực mà hiện đại hóa bản thân.
Lại nói hệ thống phòng thủ bờ biển của người Nhật có gì khiến Ngô Khảo Ký nức lòng khen đến vậy?
Đầu tiên ở vịnh Naiwa ( Osaka) này chỉ có ba mới có thể thực hiện đổ bộ. Tốt đẹp nhất là sông Yodo , thứ đến là bãi biển Sakai và bãi hiển Kobe. Nhưng cả ba đều được người Nhật phong tỏa kĩ càng với chiến lược liều chết dùng thuyền lớn tông thẳng đòn Ram cận chiến nếu phát hiện hạm đội của Đại Việt lảng vảng ở Naiwa ( Osaka) vịnh.
Đây là lớp phòng tuyến đầu tiên, tuy khó có khả năng đánh sập hạm đội Đại Việt nhưng có thể gây nên tổn thất nhất định. Dĩ nhiên tổn thất dự tính đôi bên rất khác nhau. Ví như Nhật Bản dự tính có thể gây tổn thất 30% hạm đội Đại Việt, nhưng theo các chuyên gia quân sự Đại Việt thì cách đánh này chỉ có thể gây tổn thất tối đa 10% cho Hạm Đội Đại Việt hiện tại có mặt tại Bắc Á.
Tám năm qua sau trận thua cay đắng ở Nagoya phải cúi đầu chấp nhận nhiều ưu sách từ Ngô Khảo Ký thì người Nhật đã tái gây dựng một hạm đội không hề nhỏ. Sau năm tập trung sức người sức của họ cũng đã có tới 300 chiến hạm loại trung và lớn, chiến hạm loại nhỏ là rất nhiều.
Nói chung Nhật Bản vẫn là đảo quốc, việc di chuyển, thông thương, chiến tranh của họ liên quan nhiều đến biển cho nên công nghiệp đóng tàu của họ là không kém. Tám năm với sức của các gia tộc tự mình trang bị, gây dựng, thì số lượng thuyền của họ chính là không ít.
Người Nhật rất điên cuồng, họ dám dùng tám năm công sức để đánh đổi 30% ( theo người Nhật tính toán) một nhóm hạm đội của Đại Việt. Đây là lọa ý nghĩ điên cuồng khiến ngay cả Ngô Khảo Ký với hải quân Đại Việt hùng mạnh cũng không dám ngay mặt đối chọi cùng họ. Tất nhiên mấy thằng ngu ảo tưởng sức mạnh nghĩ có mấy khẩu pháo tốt đã hơn người sẽ đâm thẳng vào Naiwa ( Osaka) vịnh mà hống hách bắt nạt người. Đến lúc đó ngu thì chết thôi.
Tuyến phòng thủ thứ hai đó là hàng tuyến lũy đất, đá, gỗ dọc bờ biển cách mép thủy triều tầm 21,5-2km, tại nơi này bố trí không ít các cụm cứ điểm với pháo lớn cùng một số lượng bộ binh không nhỏ tập trung. Thậm chí nơi này có các công sự được đánh giá khá vững. Các pháo đài tạm chính là trung tâm các cụm cứ điểm phòng ngự lớp này.
Các pháo đài này là nền đất cao 2m, phía trên được dựng tường gỗ hai lớp đổ đất đá ở giữa.
Lớp phòng thủ kiểu như trên có 3-4 lớp, tức là nếu quân Nhật bị đẩy lui ở một lớp đầu họ có thể bỏ chạy về lớp thứ 2 -3 -4 để tiếp tục hợp quân nơi đây tiếp tục chiến đấu.
Dọc đường đi từ Cửa sông Yodo tới Kyoto ( hạ lưu sông Yodo là tỉnh Naiwa ( Osaka)- thượng lưu là Kyoto.
Các lớp phòng ngự kể trên lại lấy pháo đài Naiwa trung tâm Osaka làm tổng hành dinh để bố trí khoảng cách rất thích hợp.
Nói chung Ngô Khảo Ký đã tính toán. Nếu đánh théo lối não tàn dàn quân đục khoét thì quân cần ít nhất bốn vạn quân Đại Việt để chiến thắng với sự hi sinh rơi vào tầm 5-7 ngàn để đánh tới Kyoto. Mời vạn quân Đại Việt thì cũng vẫn vậy vì với loại địa hình này số lượng quân tham nhiền mỗi chiến trường trên nhỏ không thể đầu nhập nhiều, có nhiều hơn quân chỉ mang tác dụng bổ xung.
Lấy ví dụ như trận Như Nguyệt của Đại Việt vậy, quân Tống có đông cũng phải phân nhiều cánh vì địa hình vốn dĩ không cho phép một số lượng đông quân đội tác chiến trên một khu vực.
Một triệu quân mà nhết vào tầm 20km2 thì đứng còn không được chứ đừng nói là đánh nhau.
Lý thuyết này tường tự như chiến quan ải. Một quan ải diện tích tiếp chiến chỉ tầm 30-40m bề ngang do đó trăm vạn đại quân thực tế chỉ có tầm vài trăm người đối chiến với nhau đánh tiêu hao đến lúc nào một bên gục hẳn.
Cho nên chỉ mấy thằng ngu mới nghĩ ra cách đổ cả đống quân túm tụm vô một chỗ sau đó phần lớn không thể tham chiến sau đó trơ mắt ngắm nhìn vòng ngoài bị bóc dần bóc dần bởi quân tinh nhuệ đối phương.
Ngay cả trên một bình nguyên thực sự đủ chứa trăm vạn quân thì một chiến trường tổng lực cũng chia ra làm chả chục chiến trường nhỏ. Mấy tên ngáo đá mới nghĩ đến chuyện 100 vạn ầm ầm xông lên… vãi cả quân sự giấy.
Như đã nói, không phải cứ đông quân là mạnh, không phải chiến trường nào cũng có thể nhét cả đống quân vào được.
Cho nên các vị quân sự lãnh đạo công việc là cân đối quân lực của bản thân, của địch nhân, tham quan chiến trường , tính toán từng cánh tấn công bao nhiêu quân lực để phát huy triệt để từng binh sĩ năng lực tránh lãng phí vô dụng. Còn về number trong sách lịch sử chính là mấy ông sử gia viết lại, họ làm gì tham chiến thực sự, con số của họ là dựa vào báo cáo tống kết số thương vong, số đầu nhập, số tù binh sau đó biên chế lại theo văn phong của bản thân. Nếu quân mình thua thì phải nói giảm nói tránh để bớt làm lòng người lo lắng. Nếu quân đội của họ thắng họ phảo hào hùng mô tả và nghĩ ra đủ thứ chiến thuật ba linh tinh nghe có vẻ hợp lý để biện minh cho sự thắng lợi trên giấy của mình. Mà mấy thứ này không ngờ lại được đám đời sau hiểu thành “chiến thuật quân sự”.
Chính sử thì thôi đi, dù sao cũng có chút giá trị tham khảo, buồn cười nhất là mấy thằng lôi dã sử như Tam Quốc Chí và Thủy Hử làm gối đầu giường “ Chiến thuật quân sự” sau đó múa bút… Khặc khặc khặc.
Lại nói về Đại Việt ở đây có tầm 1 vạn là quân Zhui no gia tộc cùng Busan. Số bộ binh kỵ binh chính thức của Đại Việt chỉ có tầm 6 ngàn người, chỗ còn lại la thủy thủ, các nhân viên hải quân không thể bỏ thuyền lên bờ chiến đấu được.
Cho nên nói nhận định Đại Việt không dám lên bờ chiến đấu của Minamoto và Bạch Hà là không phải không có cơ sở.
Còn như Đại Việt muốn viễn chinh 4 vạn – 10 vạn quân 4 ngàn km thì cần bao nhiêu thuyền vận tải… có lẽ vơ vét hết hạm đội Ba miền của Đại Việt mới đủ. Tức là bản thân Đế Quốc bờ biển sẽ trống không.
Tất nhiên nếu để vài ba năm nữa khi số lượng tải hạm Barque đủ thì tình hình sẽ khác đi, nhưng hiện tại mà nói việc đưa vài vạn quân đi viễn chinh là bốc phét. Siêu cấp bốc phét.
Quay trở lại vấn đề, Ngô Khảo Ký dĩ nhiên không điên loạn đối đầu trực tiếp quân Nhật Hoàng trong tình hình lực lượng trong tay khá mỏng. Kể cả chiến hạm Đại Việt siêu cường, pháo binh Đại Việt chất lượng. Nhưng chất lượng là chất lượng, trong khi chưa có các vũ khí hiện đại như súng tiểu liên, súng máy , pháo hiện đại thì vũ khí như súng thần công, súng hỏa mai không thể tạo nên ưu thết quá vượt trội. Việc lâý hơn một vạn đánh tiêu hao xuyên qua ba bốn phòng tuyến kiên cố là không thể. Việc lấy mười vạn đánh tan 100 vạn trong một trận đánh chỉ có trong sảng văn.
Vì vậy Ngô Khảo Ký và ban tham mưu phải hết sức đau đầu để lên một chiến lược an toàn, cẩn thận có thể tận dụng tốt nhất ưu thế của bản thân.
Đặt bom các vị trí trọng yếu của hai bến cảng, vô hiệu hóa hai quân cảng của đối phương, bóc đi lớp phòng tuyến thứ nhất của người Nhật ở Naiwa ( Osaka). Có người nói, bom dễ dùng như vậy, dễ thành công như vậy sao không đặt hết các phòng tuyến cho xong. Tức là cứ đi đến đâu đặt bom ở đó xong đánh vào là được nhỉ.
Nếu dễ như vậy thì còn nói gì đến chiến tranh, nếu dễ như vậy thì cần gì Ký và ban tham mưu mấy đêm mất ngủ vạch chiến lược.
Bom sở dĩ có thể thành công vượt mong đơi vì người Nhật chưa biết đến nó và chưa có khái niệm về nó. Nhưng thế giới này không ai ngu cả, chỉ cần một vài người thoát đi từ các cuộc tấn công có đặt bom của Đại Việt thì chiêu này sẽ lộ, và việc có thể cài bom sau đó sẽ khó hơn nhiều. Tất nhiên nếu chơi bài hạ IQ của đối phương xuống để nâng tầm IQ lùn của bản thân thì dễ viết thôi. Khụ khụ… Thật ra là khi những người thông minh lại có tiếp xúc với thuốc nổ thì rất dễ suy ngược được cách đánh của Đại Việt.
Chính vì đó khi tấn công bom ở pháo đài Kiseki chính là quân Đại Việt phải lao ngay đến vịnh Naiwa ( Osaka) để tiến hành một cuộc tấn công có gài bom mở đường , tránh trường hợp người Nhật đã có đề phòng sau khi biết được cách đánh này.
Còn việc tại sao không thể cài bom khắp nơi, cùng lúc nhổ hết phòng tuyến của người Nhật thì sẽ là một câu chuyện khác.
Chap sau sẽ rõ
Thông Báo: metruyenchu.com sẽ chuyển qua sử dụng tên miền mới