Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 799: Dạ tập quân cảng Kobe-Sakai(02)






Phía quân cảng Kobe chiến đấu đến long trời lở đất, Biệt Kích nhóm cũng phải vào cuộc thì bên quân cảng Saika mọi thứ lại điềm đạm lạ thường.

Các võ sĩ nơi Sakai quân cảng nhận lệnh rút lui lên bờ lập phòng tuyến chống đổ bộ. Theo như lý giải của Taira no Tokimori chỉ huy thì đã không kịp để tổ chức một cuộc phản công bằng chiến hạm. Tốt nhất lui lại giữ vững sinh lực chuẩn bị cho một cuộc lục chiến sinh tử.

Chính vì vậy quân Đại Việt ở Sakai rất nhanh chiếm được cầu tàu cùng phong toả các chiến hạm. Quân Nhật lúc này đã lui về phòng tuyến thứ hai trên bờ với pháo lớn yểm hộ cùng công sự pháo đài , tường vây, luỹ đất.

Quân đại Việt thử đẩy lên nhưng gặp sự đánh trả quyết liệt từ trên bờ nên chỉ có thể lui về giữ bên cảng.

Bên Saika quân cảng Lính Zhui no gia tộc đã khống chế rất nhanh bến cảng và đổ bộ thành công hơn bố ngàn người lên bờ.

Kèm theo đó là pháo bộ binh các loại. Thế nhưng Zhui no gia tộc không có tiến lên mà bắt đầu vận chuyển bao đất cát từ thuyền Barque lên bờ xây công sự vững trãi, có thể nhìn ra họ cũng không vội tấn công vào phòng tuyến thứ hai của quân Nhật nơi này.

Xin đừng hiểu nhầm đây là Taira cùng Đại Việt diễn. Tuy có kết minh tức thời cùng Taira nhưng Ngô Khảo Ký sẽ không dễ tin bọn này mà đo chia sẻ kế hoạch tác chiến của quân Đế Chế, không bao giờ một vị Tổng Chỉ Huy như Ký có thể dễ dàng tin vào một kết minh hiệp ước dễ dàng như vậy. Hắn không đời nào lấy tính mệnh của quân sĩ ra mạo hiểm bởi trò kết minh này.

Tất cả phản ứng trên của hai bên ở Sakai đều là quyết định phản ứng tình huống. Taira no Tokimori có triết lý quân sự riêng của hắn cho nên phản ứng trái ngược hẳn Minamoto no Takeshi.

Bên phía cảng Kobe thì chiến đấu đã đạt đến trạng thái tưng bừng khốc liệt.

Vòng ngoài của chiến Hạm quân Nhật không dễ chiếm như vậy đâu, một số chiến hạm có trang bị Culverin súng thô sơ cầm tay, nhưng thứ này khoảng cách gần mạnh đâu khém hỏa mai. Tầm chính xác của nó không tốt, nhưng hai thuyền quá gần nhau cho nên Culverin rất nguy hiểm. Mấy lần các Biệt kích muốn leo lên tấn công nhưng đều bị Culverin đẩy về, thậm chí có không ít Biệt Kích chiến sĩ đã bị thương.

Hai lúc này hai bên lại núp sau vật che chắn tiến hành lấp ló đấu súng. Dĩ nhiên Hỏa Mai súng cấu tạo tốt hơn với hệ thống nhắm bắn dễ dàng cùng uy lực mạnh hơn có thể chiếm thượng phong. Nhưng trong thời gian ngắn khả năng đột phá qua là khó, vì thương vong đảm bảo không nhỏ.

Đám võ sĩ Nhật bản sau một hồi đấu súng thấy không hiệu quả và tổn thất quá lớn thì nhất quyết không lấp ló đấu súng nữa. Nó nấp sau vật che chắn rình mò, chỉ cần thấy bóng Biệt Kích mò lên cầu gỗ sẽ thay nhau xạ kích.

Phía cầu cảng cũng xảy ra giao tranh khốc liệt.

Nhiệm vụ của các pháo hạm là nhanh nhất lao đến chiếm lĩnh các chiến hạm vòng ngoài của quân Nhật khiến họ không thể triển khai đội hình hải quân phản kích.

Nhiệm vụ của các Hộ Vệ Hạm đó là lao đến cầu cảng tập kích khiến quân Nhật không thể xuống thuyền, cả hai bút cùng vẽ.

Có người hỏi, vì sao không dùng pháo đánh chìm tàu Nhật, dùng bom nổ trụi cầu cảng cắt đường quân Nhật tiến về chiến hạm của họ?

Đơn giản vì nếu làm như vậy đồng thời bít kín luôn đường đổ bộ của quân Đại Việt, Làm như vật thì quân Đế Quốc cũng đừng nghĩ đến dùng nơi này để đổ bộ lên bờ.

Không ai biết tình hình ở cảng Sakai cách đây 21 km ra sao? Cho nên cánh quân tấn công Kobe phản đảm bảo một đường đổ bộ thuận lợi. Còn về đổ bộ song Yodo thì từ lâu đã không nằm trong kế hoạch của người Việt. Đổ bộ nơi đó là thi nướng quân cùng người Nhật.

Các tay súng Busan hỗ trợ cho việc chiếm vòng ngoài chiến hạm Nhật không đông, 30 hạm pháo cũng chỉ có khoảng 900 tay súng mà thôi. Nhưng trên 25 hộ vệ hạm chứa đến 2,5 ngàn tay súng Busan, họ không chỉ tác chiến trên sàn thuyền mà ngay cả các cửa sổ vốn là nơi để các khẩu pháo 120ly tác chiến cũng là nơi họ sử dụng để xạ kích.

mục tiêu của bọn họ chính là tấn công quân lính tên cầu tàu không để bọn họ thoải mái lên được chiến hạm.

Đây là mội cuộc đua dành dật thời gian.

Quân Đại Việt phải chiếm lĩnh được càu tàu cùng lớp chiến hạm vòng ngoài nhanh nhất có thể , tránh để quân Nhật có thể lên chiến hạm quá nhiều, bởi lẽ trên chiến hạm có pháo lớn, với khoảng cách gần như vậy nếu họ chơi liều mạng cũng là một phiền phức lớn.

Nếu không thể khống chế tình hình thì quả thật quân Đế Chế chỉ có thể dùng pháo bắn vỡ càu tàu cùng nhấn chìm toàn bộ hạm đội Nhật Bản trong quân cảng...

Hết sức khốc liệt và không nhân nhượng lính Busan điên cuồng nhả đạn khiến trên đầu cầu các võ sĩ Nhật Bản loạn một bầy. Họ dùng cung tên đối chiến nhưng vô tác dụng vì tầm bắm 70-80 m là quá xa.

Người Nhật mang đến Culverin thì cũng không ăn thua, bởi lẽ ngoài 30m thì độ chính xác của thứ này không còn đáng kể , thêm vào đó nó khá cồng kềnh cùng khó ngắm bắn..

Cuộc chiến nóng bỏng đến tầm 3 giờ 30 phú sáng ngày 16 tháng năm thì có chuyển biến mới. Một số nhóm Biệt Kích đã thành công khống chế được một số chiến hạm vòng ngoài của quân cảng Kobe.

Như đã chuẩn bị sẵn. Một vận tải hạm Barque xông tới, trên đó không thiếu các nhân viên đã chuẩn bị trước tràn xuống những chiến hạm đã bị khống chế mà lái ra ngoài.

Nếu nhìn trên không trung mà thấy thì hạm đội Nhật Bản trong quân cảng Kobe như một quả cam bị móc một lỗ từ đây như có một chiếc thìa đang chọc vào mà móc tép cam lôi ra ngoài…

Một số chiến hạm vòng ngoài của Nhật Bản vẫn đang ngoan cường chống cự thì bọn họ bị tập kích bởi lựu đạn.

Khoảng cách đôi bên chỉ vào khoảng 15m những tên Biệt kích mạnh khỏe hoàn toàn có thể ném lựu đạn chày quá thuyền đối phương.

Tất nhiên điều này có thể dẫn đến cháy nổ rất cao vì trên chiến hạm Nhật Bản là có thuốc nổ và pháo. Nêu cháy nổ lan tràn khả năng sẽ bít luôn đường đổ bộ của quân Đế Quốc.

Nhưng lính Biệt kích không thể không mạo hiểm, họ đã nhận lệnh từ cấp trên đó là đẩy mạnh đánh chiếm các thuyền bởi lẽ quân Nhật đã tràn lên các lớp chiến hạm vòng trong khá nhiều và đang leo tầu để tiến tới đây.

Cuộc chiến ở cản Kobe trở nên căng thẳng vô cùng.

Nhưng cũng trong thời gian này mười lăm hộ vệ hạm trở vaccine cùng đám Biệt Kích số 1-2-4-6 đã đến được vị trí cần đến. Bọn họ tám tram người mang theo bản đồ AI Thiệu Hưng cùng lương thực đủ cho hai tuần cứ thế đổ bộ mà biến mất vào núi rừng tăm tối.

Rachaburi nằm bên dòng song Mea Klong đổ thẳn ra vịnh Lavo. Nơi này chỉ cách cửa sông tầm 21 km do dó cả đám chiến hạm dừng ngay tại làng chài nhỏ Samut để đám biệt kích đổ bộ. Với chế độ ăn gian AI Thiệu Hưng trong tay thì đám này không có chuyện lạc đường.

Không lạc đường là một chuyện nhưng vị trí các làng mạc của người Lavo, vị trí đóng quân của Pagan hay vị chí của Kiều Thạc ở đâu thì phải cần tình báo của bản địa.

Trong khi Biệt Kích đội nghỉ ngơi ở Châu Sài Gòn Lộ Cửu Long thì đã có khoái thuyền nơi đây đi nhanh đến thông báo cho Mỹ Lệ biết mà chuẩn bị.

Do đó khi quân Đại Việt đến Samut thì ở đây đã có sẵn một đội “biệt kích” made in Bang Makok đợi sẵn.

Đã nói là mấy quốc gia xung thành viên liên minh học theo Đại Việt cho nên đừng ngạc nhiên khi thấy… quân phục hay tổ chức quân đội hay các binh chủng na ná Đại Việt.

Ví dụ như quân Medang đã 100% dập khuôn Đại Việt từ đầu đến chân tất nhiên vì thuê Đại Việt may quân phục cho nên… làm gì có tiêu chuẩn đẹp đẽ Quốc Xã trang phục thời trang Hugo Boss? Hãng thời trang Hugo Boss chỉ may quân phục cho binh sĩ Đế Quốc thôi. Ngoại quốc muốn đặt quân phục đúng không? Đi gặp mấy hãng tư nhân như Đỗ Gia Hãng Thời trang nhé.

Mà Đỗ Như Thanh nhận được hợp đồng từ Medang lớn quá phải liên hợp hai chục hãng may tư nhân khác mới nuốt trôi.

À thì may mẫu nào? Tất nhiên không thể may giống quân phục Đế Quốc được vì đó là thương hiệu độc quyền. Đã nói ở Đế quốc là có luật quyền sở hữu trí tuệ và đăng ký bản quyền rồi, vi phạm là vỡ a lô liền.

Cho nên nhà họ đỗ mới dựa theo yêu cầu của Medang về một bộ quân phục tiện lợi, sang trọng, hiện đại nhưng phải phù hợp hoàn cảnh thời tiết Medang.

Cái này hay rồi. Không hiểu mất tay nhà họ Đỗ thiết kế thế nào ra đúng trang phục quần sóc áo cộc của lính Pháp. Kiểu này phù hợp thời tiết nóng , mưa của Medang lại tiết kiệm không ít vải cho nên được chấp nhận nhanh chóng. Đi theo Medang là Lavo đú càng cũng nguyên bộ này chỉ thay từ màu vàng cát thành màu xanh nhạt.

Có điều Lavo không có cải cách toàn quốc mà chỉ Bang Makok cải cách cả quân phục lẫn quân chế .

Cho nên lúc này biệt kích nhóm chính là thuộc Bang Makok. Đừng khinh thường biệt kích Lavo, họ cũng thiện chiến kinh khủng, nhất là trang bị của họ không kém Biết Kích Đế Chế vì cũng là cùng nơi xuất xưởng thôi.

Thăng Long không thể cung cấp hàng thép hợp kim cho đồng minh vì họ còn một đám vũ khí khôi giáp cũ cần bán. Nhưng để trang bị lực lượng đặc biệt cho đồng minh thì Thăng Long cũng chấp nhận cho họ giá cao mua được.

Có Biệt Kích Bang Makok dẫn đường cộng thêm AI Thiệu Hưng ăn gian…. Hai nhóm biệt kích hai quốc gia hoà làm một mà bí mật tiến lên.

Cũng trong lúc này Nakom Pathom 13 tuổi nhóc con dẫn năm ngàn kỵ binh ngày đêm bôn tập mệt mỏi vô cùng đã về gần tới Ayutthaya.

Hắn mang theo một luông nộ hoả vô cùng vô tận đối với ông nội cùng chú ruột mà đem quân về kinh đô Lavo.

Tin tức cháu trai bất bình đem quân về kinh đô khiến Naira II cùng hoàng tử Charnan vừa lo lắng vừa tức giận, bọn họ đường đường đại nhân vật mà để cho đứa trẻ còn chưa đầy 15 tuổi uy hiếp thì quả thật không còn mặt mũi nào.

Muốn chơi bài lừa phỉnh sau đó bắt nhốt Nakom Pathom là không ổn, cách làm đó quá mất mặt và mất địa vị. Nhưng nếu đối đầu cùng quân của Nakom Pathom trong tình hình Pagan đang trước của ngõ thì không phải quyết định sáng suốt. Vả lại Naira II thực sự không dám làm căng cùng vợ chồng nhà Chiên Nàn Phú Thái cùng Lỹ Mỹ Lệ.

“ Khốn nạn Charban hắn làm cái gì mà để thằng nhóc lúc này làm loạn dĩ hạ phạm thượng như vậy?” Naira hai tức giận ném vỡ tan cái cốc thủy tinh màu đắt đỏ quý giá trong tay.

“ Phụ Vương, thằng nhóc này trong người có dòng máu Đại Việt, cho nên nó có bao giờ coi chúng ta ra gì đâu, là một thằng nhóc miệng hôi sữa mà dám hung hăng ngang ngược đem quân khiêu khích cha chú, phải phạt nặng” Charnan bên cạnh châm ngòi thổi gió khiên Naira II càng thêm bực tức.

Một đám quý tộc thủ lĩnh đang ngồi cùng bữa tiệc cùng không tiếc lời dèm pha buông vào. Nào là Đại Việt thế này thế kia cho nên mẹ con là Lý Mỹ Lệ và Nakom Pathom mới khiêu ngạo này nọ.

Lũ khốn nạn này không nghĩ xem lúc chúng đang chè chén nơi này thì ai đang còng lưng cô quân độc chiến cản Panga?

Lũ khốn này không nghĩ đến khi nhân được lợi ích đo buôn bán cùng Đại Việt thì có ai chê nhiều không? Đã bao giờ Đại Việt áp bức hay ép buộc hay can thiệp nội bộ Lavo chưa?

Thế đó, đôi khi miệng lưỡi người đời là vậy, có thể uốn bất kể góc độ nào.

Một thằng nhóc 13 tuổi thấy mẹ nó bị cả chú cả ông nội bỏ mặc, thân nữ nhân phải một mình đánh đuổi giặc thù xâm lăng, thậm chí có khả năng nguy hiểm tính mệnh. Hắn Nakom Pathom không được nổi điên sao? Không được bất bình sao?



Thông Báo: metruyenchu.com sẽ chuyển qua sử dụng tên miền mới