Medang tình hình ít nhất đã ổn định lại sau biến cố của Thái Hoàng Thượng.
Khốn nạn nguồn cội của mọi chuyện đó chính là mấy thằng Đại Tống bán vũ khí nhặng cả lên. Vẫn có cái câu ấy, một khi bí mật công nghệ rơi vào tay bọn người Hán nó sẽ lan ra với tốc độ chóng mặt. Bởi lẽ ở đất nươc này những người tư lợi quá nhiều. Thế gia, thương nhân, gia tộc đều có tư tưởng đặt lợi ích nhóm lên cao nhất. Cho nên với một mức giá nhất định đủ cao. việc bọn hắn để lộ tư liệu quốc gia là chuyện thường thấy. Thêm vào đó tư tưởng giáo hóa các dân tộc kém văn minh hơn để hưởng thụ cảm giác thượng đẳng cũng là một nguyên nhân dẫn đến sự thất thoát công nghệ này.
Những thứ như tinh chế thuốc nổ, vũ khí Culverin thì không thấy họ có bao nhiêu bảo vệ. Nhưng công nghệ tơ tằm lại bảo vệ đến khiếp, bí mật men gốm, sứ lại càng là bảo mật kinh người. Có nhiều hiện tượng thực rất khó để lý giải.
Thật ra Ngô Khảo Ký đang trách nhầm người Tống- Hán.
Ban đầu thuốc súng chưa mạnh, chỉ được dùng như một loại thuốc phóng pháo hoa, hay dùng để đốt cháy nhét trong các đầu hỏa hổ. Ứng dụng của nó thật hạn chế trong quân sự. Cho nên cách điều chế ba thành phần Natri nitrat, lưu hoàng, than gỗ cây liễu đã lưu truyền nhiều trong dân gian, cho nên nếu muốn học công nghệ này thực không khó.
Tất nhiên cách điều chế tinh luyện ba thứ trên ở Đại Tống không thể đưa ra sản phẩm tinh khiết mà có nhiều tạp chất. Nhưng như vậy còn tốt hơn không biết gì đúng không? Cho nên các quốc gia có quan tâm đến thuốc nổ, súng , pháo nếu muốn tìm hiểu công nghệ thì thông qua Đại Tống là dễ nhất.
Thứ đến đó chính là loại công thức 6:2:2 từ Tống Kiệt, Kiều Thạc, đã lan khắp nơi. Ngay cả ở Đại Tống nếu băng một vài nguồn tin tốn kém cũng có thể mò được. Nhật Bản là cứ như vậy mò ra từ Đại Tống.
Tiếp theo đó là Culverin súng cầm tay sơ khai. Thứ này được một nhóm võ tướng hiết sức tán thưởng nhưng lại bị một nhóm võ tướng bảo thủ chê bai, thành ra người Hán cũng không đánh giá đủ sức mạnh của nó để rồi xuất khẩu lung tung kiếm tiền.
Mà thứ quỷ Culverin rất dễ được mô phỏng bằng đồng hay gang, tất nhiên nếu đúc bằng đồng, gang thì trọng lượng sẽ đại tăng. Cho nên đám Tống vẫn làm ăn khá nhiệt khi xuất khẩu Culverin thép đểu của mình.
Và một trong những khẩu Culverin khá chất lượng đã vào tay đám người Malacca.
Vâng, mưa không thích hợp cho số lượng lớn hỏa khí chiến đấu, nhất là trên sàn thuyền không mái che.
Nhưng nó vẫn thích hợp cho những cuộc tấn công lẻ tẻ khi các tay súng nấp trong các vị trí mãi che tránh nước.
Và cụ Kiệt chính là cứ như vậy trúng một viên đạn Culverin súng 25mm ngay khi cụ đuổi theo tên sát thủ mà đứng sát lan can chiến hạm.
Tay súng của Malacca khá may mắn khi khoảng cách 30m có thể chuẩn xác đánh trúng Thái Thượng Hoàng Lý Thường Kiệt. Rất không may là cụ Kiệt lại chỉ mặc chiến giáp cơ sở, tức là không mặc thêm giáp tấm ngực ( Chest plate armor). Giáp tấm ngực mới là thứ tránh được cường lực va chạm của vũ khí tù cũng như làm lệch hướng mạnh mẽ hơn lớp giáp mỏng Lorica Segmentata mặc sát thân.
Chính vì vậy viên đạn từ tên sát thủ Malacca không thể xuyên qua áo giáp hợp kim của cụ Kiệt nhưng với động lực kinh hoàng của nó khiến cho giáp Lorica Segmentata bị đập lõm đồng thời sức áp lực đột ngột khiến cụ ngưng tim tức thời.
Tuy ngay sau đó với chế độ phục hồi của cơ thể khiến nhịp tim nhảy lại nhưng tác động của viên đạn khiên cụ rối loạn cả nhịp tim và hệ hô hấp. Kinh khủng hơn là viên đạn đánh gãy xương sườn chọc vào màng phổi, thậm chí mảnh xương sắc đã cực gần tâm thất màng tim.
Tức là mạng của cụ đã ngàn cân treo sợi tóc.
Tất nhiên cuộc chiến trên eo biển Malacca cuối cùng thì quân Đại Việt vẫn là dành ưu thế sau khi bình tĩnh dùng sức mạnh động cơ thoát khỏi sự kiềm tỏa của các chiến hạm nhỏ của địch nhân.
Một khi giữ được khoảng cách thì các chiến hạm Đại Việt cực kỳ khủng bố. Pháo nổ dồn dập, những tay súng ở tầng hai thông qua các lỗ châu mai cũng điên cuồng hạ sát đối phương.
Cụ Kiệt tuy đã thương nặng và không thể cử động nhưng hạm đội Đại Việt không có loạn, chế độ phân cấp chỉ huy đảm bảo Tổng Tư Lệnh có ngã xuống thì sức chiến đấu của quân vẫn không hề giảm xuống.
Ngô Văn Sửu từ phó chỉ huy tiếp nhận vị trí Tổng Chỉ huy hạm đội và tiếp tục lãnh đạo hạm đội chiến đấu.
Hạm đôi eo biển Malacca phát tín hiệu cần cứu viện, pháo đài Dumai ngay lập tức làm trạm trung chuyển truyền đạt tín hiệu này. Pháo hạm đang tuần tiễu ở sông Kohan phía đông lập tức nhận được tín hiệu hai cột khói cao từ pháo Đài Dumai mà ngược ra biển lao tới hỗ trợ...
Đến lúc này chính là quân Đại Việt săn lùng cùng tàn sát các chiến hạm nhỏ của người Mã Lai Tây Đảo.
Thế nhưng Soái Hạm Khu Trục Đại Việt không có tham chiến mà nhanh nhất có thể thoát ly tiến về Singapore đảo để tiến hành cấp cứu cho cụ Kiệt.
Điều kiện trên chiến hạm không an toàn để thực hiện một ca phẫu thuật phức tạp như vậy. Vệ sinh không đủ, sóng nước không ổn định.
Rất may mắn là nhóm quân y đi theo cụ Kiệt đều là những tay kì cựu, không thế thì sao? đây là tiêu chuẩn của Thái Thượng Hoàng mà. Lại thêm điều kiệt cơ sở hạ tầng của Singapore sau 4 năm liên tục đầu tư và xây dựng rất tốt. Cho nên ca phẫu thuật thành công không bất trắc , nếu không thì thật hậu quả sẽ đi tới đâu.
Có lẽ sau lần này Ngô Khảo Ký ra lệnh cấm vĩnh viễn cụ Kiệt xuất chinh quá. Cụ già rồi, sao chịu nổi những nguy hiểm như vậy nữa.
Thật ra nếu không có căn phòng kích thích tiềm năng thì với độ tuổi của cụa Lý Thường Kiệt và với một vết thương cỡ đó thì chắc chắn sẽ không qua khỏi. Có điều lúc này cụ đã bình phục khá tốt, Màng phổi, trung thất đã không còn tràn máu . Có điều cụ phải có một cái nẹp thép bên trong ngực rồi, chỉ có hai xương sường gãy nhưng mà đó là kiểu gãy xoắn cắm gân. Bắt buộc phải cố định và gia cố nẹp vít thép... cụ bây giờ khá giống robot rồi nhỉ, có hẳn sắt thép trong người.
Thật ra cụ còn phải trải qua một cuộc phẫu thuật nữa để tháo nẹp sau khi xương can tốt. Đây là thép molybden tỉ lệ cao nhưng vẫn không có khả năng để lâu trong cơ thể, thời này làm gì có titan vật liệu để làm nẹp vĩnh cửu đâu.
Túm cái váy lại đó là cụ Kiệt may mắn thoát một mạng và vẫn đàn nằm hừ hừ trên giường bệnh ở Singapor.
Sau sự kiện này thì ắt hẳn tất cả đều sẽ hiểu Mallaca, Pera , Solongor sẽ phải chịu đả kích ra sao.
Trận chiến trên eo biển Mallaca có lẽ đã khiến quân Đại Việt thiệt hại không nhỏ nhân viên, nhưng trong màn mưa ngày hôm đó quân Đại Việt đã bỏ qua tinh thần nhân đạo khỉ giò gì đó mà tiến hành mội cuộc trả thù tàn khốc nhất.
Người Mã Lai Tây Đảo dựa vào thuyền bé muốn chạy các vùng nước nông bỏ trốn, nhất là muốn trốn lên đao Pulau. Nhưng cố gắng của những kẻ thủ ác bất thành khi mà hạm đội Thuyền Pháo nhỏ nhẹ của quân Đại Việt xuất hiện và quyết tâm đuổi giết đến cùng.
Đại Việt gần bốn trăm chiến binh thiệt mạng trong cuộc đụng độ nhảy thuyền cận chiến. Nhưng số người Mã Lai Tây Đảo bị tàm sát ngày hôm đó ước tính lên đến 4 ngàn hoặc hơn.
Đa phần là bị chết đuối hoặc bị bắn chết sau khi rơi xuống biển.
Các thuyền lớn Đại Việt dùng sức mạnh của thể hình mà chèn ép, đâm vỡ phần lớn thuyền nhỏ của người Mã Lai. Một bộ phận nhỏ trốn được các vụ đụng đôn chèn ép thì bị thuyền pháo rượt đuổi cùng hạ sát.
Gần như không có bao nhiêu người Mã Lai trong trận chiến đó có thể thoát nạn.
Hệ quả của nó chính là cảng biển Mallaca bị đánh chiếm ngay sau đó.
Tiếp theo trong 4 ngày thì quân đội bộ binh Pahang được điều động tới và tấn công thành Mallaca đã không còn mấy binh lực phòng thủ.
Không có chế độ cho tù binh đầu hàng, tất cả quý tộc nam tính ở Mallaca đều bị chặt đầu thị chúng theo lối man dợ nhất. Thế nhưng người Mã chẳng coi đây là gì ngang ngược, bởi tập tục của họ là chặt đầu địch nhân.
Mallaca ngay lập tức được xát nhập vào Singapor tạo thành một vùng đất thuộc Đế Quốc, tuy có bất ổn ở nơi đây nhưng lại không quá khó khống chế khi mà có tới 53% dân số là nô lệ thuộc các chủ nô? 37% là dân thường.
Vấn đề này sinh duy nhất đó là quân Đại Việt tàn sát quá nhiều binh sĩ thường trong chiến đấu. Trong đó có không ít xuất thân nô lệ và dân thường.
Nợ máu này khiến cho khoảng cách quân Đế Quốc và dân ở Mallaca có phần lúng túng.
Tất nhiên lúng túng thì lúng túng, những lợi ích mang lại khi giải phóng nô lệ vẫn quá rõ ràng, số người ủng hộ Đế Chế dần tăng lên.
Vì là thông thương lâu năm cho nên người Đại Việt không thiếu các chuyên gia ngôn ngữ Mã Lai, mà người Mã Lai lại không thiếu người biết tiếng Việt. Vấn đề giap lưu có thể rút ngắn lại nhiều khoảng cách.
Pahang cũng thèm nhỏ rãi Malaca nhưng không dám nhúng tram, theo thỏa thuận thì Pahang sẽ được hỗ trợ để Mác Xít hóa phía Đông bán đảo Mã Lai, Đại Việt quyết định tự mình chếm lấy phía Tây Bán đảo này để mở rộng ảnh hưởng tại cái khu vực chết tiệt rắm rối này.
Không ra oai thì người ở nơi này nghĩ Đại Việt là con mèo bệnh. Không tàn sát nữa nhưng cũng phải đánh cho chúng hiểu và sợ hãi.
Tất nhiên đó là dự định tương lai, hiện thời Đại Việt không có năng lực, chưa có nhân lực để tiếp tục mở rộng lãnh thổ lên Pera , Solongor đành lỗi hẹn một thời gian với thủ đô Kuala lumpuar của Malaysia rồi (Pera).
Cụ Kiệt sau khi tỉnh lại cũng căn dặn đường hướng mở rộng vùng chiếm đóng Đại Việt qua các vùng Tây Malaysia, do đó phải dừng các hành động đồ sát quy mô ở vùng này. Thay vào đó tập trung hàn gắn quan hệ với Nô Lệ, dân thường ở Mallaca, tích cực tuyên truyền, đổ mọi tội lỗi lên giai cấp quý tộc ở Tây Malaysia.
Chính bọn họ mới là nguyên nhân khơi mào chiến tranh và khiến nô lệ, dân thường thiệt mạng. Đối với Pera và Solongor thì tạm thời chấp nhận sự đầu hàng cùng quy phục của bọn họ để ổn định tình hình, tập trung sức mạnh cho Dumai.
Bên cạnh đó ngấm ngầm cử các toán nô lệ, dân thường Mallaca đến tuyên truyền tại Pera gây nên sự mâu thuẫn sâu sắc giai cấp ở đó , tiếp theo mới là quá trình thôn tính bằng vũ trang.
Nói chung Cụ Kiệt mạnh ở chỗ nắm đại cục, cụ tuy nằm giường bệnh nhưng vẫn có thể trưởng khống tình hình nơi đây.
MeTruyenChu.Com sẽ chuyển qua sử dụng tên miền mới MeTruyenCv.Com, vui lòng ghi nhớ tên miền mới