Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 838: Benjamin phản bội Do Thái giá?




Ngô Khảo Ký phải chờ mười ngày để hải quân Bắc Hải lấy lại sức sau chuyến hành trình cực dài từ Busan về Đại Việt, một tháng lặn lội không phải tầm thường.

Lúc này đã qua đầu tháng tám, chính là mùa mưa bão vào miền trung.

Một chuyến đi hứa hẹn sẽ đầy mạo hiểm. Nhưng Ngô Khảo Ký không có lựa chọn.

Tin tức báo về tuy Medang và Lavo chiến sự cả đôi bên rơi vào dằng co không có chuyển biến mới, nhưng Đại Việt không thể không động.

Mỗi ngày ở Medang và Lavo bất ổn là mỗi lần Đại Việt gia tài mất đi bạc triệu. Để chiến sự lan tỏa khắp Medang và Lavo thì Đại Việt đúng là cái nịt không còn, ý là kế hoạch năm năm đại nhảy vọt của Đại Việt đúng là cái nịt không còn.

Cho nên Ngô Khảo Ký vẫn phải xuất quân mặc kệ thời điểm này thời tiết không có hỗ trợ.

Lần này xuất binh đi phương Nam là một hạm đội thực sự rất mạnh.

Mười tàu Barque hạng trung , năm tàu Barque siêu tải từ Medang cũng quay về Đại Việt chờ vận hàng tiếp tế không lâu, hợp lại với tàu lớn, tàu vận tải của hải quân phương bắc mà Ngô Khảo Ký đang nắm trong tay. Lúc này chúng đã tạo nên một hạm đội với sức vận tải siêu cấp.

Như đã nói, lần này Đại Việt chơi lớn, Lam Long Kỵ năm ngàn, Hoàng Long Kỵ năm ngàn và 8 ngàn linh thủy đánh bộ. Cộng thêm 7 ngàn hải quân. Đây là mức độ vận tải gần như lớn nhất mà Đại Việt có thể thực hiện lúc này. Một vạn chiến mã vận chuyển , nếu không có Khu Trục Hạm và các thuyền tải Barque thì đừng mong có thể thực hiện nổi.

Ngày 5 thán tám. Hạm đội trùng điệp rời sông Hồng tiến ra biển lớn rồi bám bờ xuôi nam, tốc độ không thể quá nhanh cũng không thể chậm. Phải tính toán thật kỹ những chặng nghỉ ngơi tránh bão. Chỉ cần thấy thời tiết có chút biến đổi thì sẽ ngay lập tức cập các hải cảng lớn trú ẩn.

Lúc này có mấy cái hải cảng có thể dùng. Thứ nhất là Cảng Thiên Trường, tiếp theo là Cảng Lễ Môn – Thanh Hóa – Nghệ An cũng có thể trú đóng. Qua Nghệ An thì yên tâm hơn vì hệ thống cảng ở Tân Bình Lộ luôn là hoàn hảo. Tuyên đường băng qua Chiêm Thành thi hơi nguy hiểm, phải đến được cảng Cửu Long mới có thể nói là an toàn.

Khoan hãy nói về Ngô Khảo Ký, lúc này hãy nói về Benjamin Huy Tuấn và các người bạn Richard, Tống Kiệt ở phương trời xa.

Benjamin Huy Tuấn lúc này đã tới được Anatoli vùng đất.

Nghĩ đến thật kỳ cục, cùng lúc cả Benjamin cùng Richard đều nghĩ ra cùng một phương pháp sản xuất thuốc nổ. Trừ thằng Tống Kiệt từ lâu có thời gian nghe ngóng mỏ muối Nitrat từ các thương nhân Ấn Độ, Sri Lankan, tìm được mẫu vật tương tự, tìm được nơi khai thác tương tự từ đó có thể chủ động nguồn thuốc nổ.

Thằng Benjamin và Richard đúng là không thể nào tìm nổi Kali nitrat hay Natri nitrat.

Trong tay bọn hắn không có mẫu vật, nơi này tuy giả kim thuật khá phát triển nhưng để miêu tả một thứ mà không ai biết thì sao có thể tìm được.

Chắc chắn ở đâu đó Châu Âu hay Palestine sẽ có các mỏ muối nitrat nhỏ. Nhưng với quan hệ của hai thằng này thì chưa đủ rộng để tìm ra được.

Benjamin nghĩ rất kỹ rồi, nếu còn tiếp tục tự thân phấn đấu, người Do thái thì năm bè bảy mảng, tập trung lại quá đông thì Đế chế Suljuk sẽ nghi ngại thậm chí trở mặt mà chèn ép.

Nếu còn tiếp tục lằng nhằng phát triển kiểu nửa hấp hối nửa ngắc ngoải như thế này thì đừng nói 10 năm , hai mươi năm hắn cũng chỉ có mấy cái thành tựu kiểu thành chủ bang chủ giàu có gì đó.

Benjamin phải tìm đột phát, không có đột phá hắn không thể có hi vọng tương lai ở Palestine.

Những ngày này Benjamin Huy Tuấn đã lục hết trí nhớ của mình để tìm kiến thức liên quan đến vùng đất này. Thú thật hắn có quan tâm một chút đến lịch sử Châu Âu vì các quộc Thập Tự Chinh thường được dựng thành phim ảnh. Nhưng nói chung kiến thức của Benjamin Huy Tuấn về Khu vực này không thể so sánh nổi những hiểu biết của hắn về Đại Việt và Đại Tống ở cùng thời kỳ này.

Thật quá bất lợi.

Benjamin Huy Tuấn chỉ nhớ được thời này sau chín năm sẽ có cuộc thập tự chinh đầu tiên từ Châu Âu quét qua nơi này, và cuộc Thập Tự Chinh đó người Do Thái sẽ bị giết hoặc trục xuất nhiều không kể hết. Là một người Do thái thân phận, dĩ nhiên Benjamin Huy Tuấn sẽ không muốn điều này xảy ra.

Học tập sự khôn khéo chính trị từ các tông đồ Do Thái nhưng Benjamin Huy Tuấn không phải học hoàn toàn, hắn có chính kiến của mình. Đã gần hai năm xuyên không tới thời đại này, Benjamin Huy Tuấn đã có được hiểu biết nhất định của mình về thời cuộc.

Hắn đánh giá cao sự dạy dỗ của Eitan vùa là thầy về chính trị, kinh tế, quân sự cho Benjamin Huy Tuấn vừa là bạn, vừa là Tông đồ của hắn. Nhưng nói thẳng một câu, học về sự hiểu biết thế cuộc, học về cách đối xử chính trị, nhưng tư tưởng và cách cục của Eitan và các Tông đồ Do Thái thì Benjamin Huy Tuấn không đồng ý.

Nếu nghe hoàn toàn theo họ thì chỉ chờ đến thế kỷ 20 may ra Do Thái mới dành được độc lập.

Như đã nói Ngô Huy Tuấn là một thằng biết học hỏi, và học hỏi cực nhanh, khiêm tốn lắng nghe, không phải kiểu trẩu tre nghĩ mình bố thiên hạ. Cho nên Benjamin khác hoàn toàn Ngô Khảo Ký, Benjamin Huy Tuấn có người bên cạnh chỉ bảo, hắn nghe, hắn học tập cho nên tránh đi gần như mọi sai lầm tân thủ. Không như ông Ngô Khảo Ký đá hết chỗ này rồi đụng chỗ kia vì Ngô Khảo Ký bị đày đi Bố Chính xa xôi, làm gì có ai đủ năng lực chỉ dạy hắn. Vậy nên mới có chuyện cụ Lý Thường Kiệt và anh trai Ngô Khảo Tích gánh còng cả lưng.

Nhưng cũng như Ngô Khảo Ký, Benjamin Huy Tuấn không hề dập khuôn tư tưởng của những người xung quanh, hắn có học hỏi nhưng chắt lọc và có chính kiến của bản thân. Có thể nói Ngô Huy Tuấn bản chất cũng là một kẻ thông minh nhạy bén, cho nên đức tính này Benjamin Huy Tuấn cùng Ngô Khảo Ký thừa hưởng hoàn toàn.

Thời gian này Benjamin Huy Tuấn không chỉ cắm đầu đánh nhau ở Tyre, hắn sử dụng rất nhiều tiền bạc để mua thông tin từ các tổ chức ngầm ở Damacus để nắm thông tin của Seljuk nhiều hơn.

Từ thông tin này thì Benjamin Huy Tuấn có thể thấy rất nhiều chuyện mà mấy ông viết truyện rất tào lao.

Ví dụ như trong câu chuyện này, một hiệp ước được hình thành giữa một thanh niên Nizam al-Mulk (lúc đó được gọi là Abdul Khassem) và hai người bạn, Omar Khayyam và Hassan-i-Sabbah. Thỏa thuận của họ nói rằng nếu một người trở nên nổi bật, họ sẽ giúp hai người kia làm điều tương tự. Nizam al-Mulk là người đầu tiên làm điều này khi ông được bổ nhiệm làm vizier cho quốc vương Alp Arslan. Để thực hiện hiệp ước, ông đã đề nghị cả hai vị trí bạn bè có cấp bậc trong triều đình. Omar từ chối lời đề nghị, thay vào đó yêu cầu được cung cấp phương tiện để tiếp tục việc học của mình vô thời hạn. Điều này Nizam đã làm, cũng như xây dựng cho anh ta một đài quan sát. Mặc dù Hassan, không giống như Omar, quyết định chấp nhận hứa hẹn của Nizam al-Mulk , nhưng Hassan ta buộc phải chạy trốn sau khi âm mưu hạ bệ Nizam thành vizier. Sau đó, Hassan đến và chinh phục pháo đài Alamut, từ đó anh ta thành lập Hội sát thủ.

Benjamin Huy Tuấn chẳng thấy cái quái gì tin tức liên quan đến điều này cả. Tức là cả ba người trên chẳng phải bạn học của nhau và cũng chẳng có chuyện hứa hẹn gì, Đây chẳng qua là một câu truyện hoang đường của một nhà văn Anh Quốc Edward Fitzgerald sau này mà thôi. Ba người cách nhau đến 30-35 tuổi, ở đó mà bạn học cùng nhau.

Nhưng đó không phải chuyện Benjamin Huy Tuấn hiếu kỳ, hắn chỉ là bát quái một chút thôi. Chuyện Benjamin Huy Tuấn hiếu kỳ là tình hình chính trị thực sự của Seljuk , vì theo như lịch sử mà Benjamin Huy Tuấn biết.

Vào năm 1092 thì Nizam al-Mulk bị ám sát vào tháng 10 sau đó Sultan Malik-Shah I bị áp sát vào tháng 11, sau đó là Sejuk lâm vào nội chiến, tiếp theo đó chính là Thập Tự Chinh của người Châu Âu... toàn thắng.

Cùng một năm, cách một tháng, cả hai người quan trọng nhất của Seljuk bị ám sát. Có đánh chết thì Benjamin Huy Tuấn cũng không tin đó là ngẫu nhiên. Như vậy tin đồn Nizam al-Mulk lấn quyền và Sultan Malik-Shah I không yên phận, cả hai ngoài mặt quân thần nhưng thực tế không ưa nhau và đang tìm cách hạ bệ nhau hoàn toàn có thể tin tưởng được.

Như vậy Benjamin Huy Tuấn sẽ lựa chọn phe thế lực nào để đầu tư? và gia tộc Batukan thuộc trận doanh nào? Đó là điều Ngô Khảo Ký quan tâm. Tất nhiên làm gì có chuyện mua ba cái thông tin chợ đen có thể nhìn ra được ai theo phe ai.

Lúc này các lãnh chúa gia tộc ở Seljuk ẩn thân chi thuật rất kỹ, cho nên khó lòng mà nhìn ra thực sự họ đang đứng phe nào.

Nhưng có một điều Benjamin Huy Tuấn biết chắc chắn, hắn nên lựa chọn phe Nizam al-Mulk lúc này.

Vì Benjamin Huy Tuấn đã nghiên cứu kỹ các chính sách của vị Tể Tướng này. Thông qua những đánh giá sơ bộ thì các chính sách của vị tể tướng quyền thần này nổi bật lên mấy điểm như sau.

Tạo cơ hội việc làm cho người Turkmens, những người đã nhập cư đến cao nguyên Iran trong thời gian Seljuk thành công ở Ba Tư, lối sống du mục của người Turkmens là một mối đe dọa đáng kể đối với sự ổn định chính trị và kinh tế của đất nước.

Thể hiện sức mạnh của Sultan nhưng lại tràn đầy bao dung với những kẻ đã từng nổi loạn nhưng hối cải.

Duy trì những người cai trị Sunni và Shiite tại địa phương như là chư hầu của Sultan và tăng cường sử dụng những người thân của Sultan làm thống đốc cấp tỉnh.

Duy trì quan hệ tốt với Abbasid Caliphate của Hồi Giáo.

Tức là chính sách của ông ta nổi bật lên một điều, không phân biệt chủng tộc hay tôn giáo, tạo nên một khối đại đoàn kết chung, với đường lối quân chủ - chư hầu.

Đây là điều Benjamin Huy Tuấn cần và cũng là điều người Do Thái cần.

Nếu Nizam al-Mulk có thể chấp nhận dân Arab và hệ thống Caliphate ở Bagdad , chấp nhận cả những kẻ nổi loạn đã hàng phục, thì chẳng có lý do gì ông ta không chấp nhận một hệ thống Do Thái giáo mạnh mẽ trợ lực và có người lãnh đạo đứng đầu Do Thái Giáo nhân danh Chúa thề trung thành trước Nizam al-Mulk. Tất nhiên Benjamin Huy Tuấn sẽ mang một số món quà không thể từ chối đến cho Nizam al-Mulk để thực hiện kê hoạch này.

Danh tiếng của Benjamin trong cộng đồng Do Thái có thịnh không? Có đủ đại diện cho người Do Thái không?

Dư sức làm điều đó, trong hai năm qua với vô khối chiến công và đường lối ngoại giao khôn khéo, những khoa học thần kỳ mang lại, ví như máy bơm nước tự áp mang đến dòng nước tưới tiêu cho cả một khu vực đồi thấp phía đông Hebrew City. Khiến mấy vạn người chạy nạn có thể canh tác nông nghiệp.

Các Tông Đồ cao tầng đã mở rộng đến cả ngàn người cuống tín trung thành tuyệt đối với Tiên Tri Benjamin bởi lẽ họ là những người tiếp cận trực tiếp với những công nghệ cốt lõi thần kỳ mà Tuấn Do Thái mang đến. Không tin cũng phải tin.

Cho nên nếu Benjamin lấy Chúa của người Do Thái ra để thề trung thành cùng Nizam al-Mulk và gia tộc Al- Mulk thì chắc chắn vị Tể Tướng với tư tưởng khá tiến bộ này sec vui vẻ chấp nhận.

Dĩ nhiên Benjamin đã chuẩn bị rất nhiều các món quà để “ trao đổi” với Nizam al-Mulk.

Chỉ cần Nizam al-Mulk gật đầu và hỗ trợ về mặt pháp lý – chính trị. Benjamin tin tưởng với hơn triệu người Do Thái còn đang lảng vảng quanh Palestine và 300 ngàn người Do Thái ở Ba Tư hắn sẽ thành công nắm chặt toàn bộ Palestine trong một thời gian ngắn và làm chư hầu mạnh mẽ của Seljuk.

Phải. Xét về mặt kỹ thuật thì , Benjamin bán người Do Thái theo, bán luôn cả đức tin để đạt mục đích.

Nhưng Tuấn Do Thái sợ quái gì, hắn hỏi ý Chúa rồi, “ Mượn danh ngài dùng một lát, cũng vì sự nghiệp chung” Chúa không trả lời, không ám thị gì, vậy là đồng ý rồi. Yên tâm mà dùng thôi. Xét một cách chuẩn xác thì Benjamin cũng chẳng phải là người Do Thái giáo.

Hắn tin là có thần , có chúa sáng thế. Nhưng hắn lại chẳng hề tin tôn giáo nào ở Trái đất cả, đơn giản vì hắn trực tiếp gặp Người rồi. Mấy “ Giáo Chủ” ở địa cầu toàn là người đời bịa ra thôi thực tế đều chỉ ám chỉ một vị Chúa mà hắn đang phụng sự. Vì thế Benjamin hắn mới là giáo phái chính thống nhất.

Đã như thế hắn còn phải tin cái quỷ Do Thái giáo- Hồi Giáo – Kito giáo?