Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 857: Động cơ hơi nước piston xilanh chẳng giống ai




Cái hệ thống khởi động mà Mộc Tư Hàn đưa cho Đỗ Thanh Hải là gì.

Nếu Ngô Khảo Ký và Lý Từ Huy nhìn vào sẽ à.... Động cơ hơi nước piston xilanh... hình thức sơ khai.

Việc khởi động một chân vịt đang ở trạng thái tĩnh tiến tới trạng thái động cần một mô men xoắn mạnh. Mộc Tư Hàn đã đắn đo rất nhiều về vấn đề này.

Hắn lang thang và tìm ý tưởng.

Để rồi một phút dây chợt lóe sáng linh quang chớp động.

Mộc Tư Hàn nhìn thấy hệ thống máy ép thủy lực đang cường lực ép các nòng súng, pháo thép trong đe...

Thứ mà Mộc Tư Hàn quan tâm đó chính là các piston xilanh lò hơi một chiều đang đẩy các cánh tay đòn tạp lên lực ép thủy lực đầu vào.

Hai công nhân đang hoạt động đón mở van một cách nhịp nhàng để hai cái hệ thống piston – xilanh đối chiều nhau đẩy -kéo thanh cánh tay đòn lên xuống tạo nên động tác bơm liên tục dầu để máy ép hoạt động.

Trong một phút dây xuất thần thì Mộc Tư Hàn chợt nghĩ đến , tại sao không kết hợp hai xilanh – piston làm một. Sau đó có piston có thể chuyển động trượt tịnh tiến qua lại mà không phải một chiều. Từ đó chuyển động tịnh tiến có thể biến thành chuyển động xoay thông qua hệ thống chuyển đổi.

Nói là làm, ông ta tiến hành chế tạo mô hình…

Xilanh ống trụ kín hai đầu, piston chuyển động qua lại bên trong, hai cực của xilanh có kết nối với một ống thông . Ống này chia làm hai đường , một đường ống truyền vào hơi nước áp lực đầu vào và ống xả hơi nước ra ngoài.

Tính ra có đến bốn ống hơi vào ra chia thành hai cặp ở hai đầu. Trên mỗi ống đều có van đóng mở.

Mộc Tư Hàn quy định T-P để đánh dấu các ống này.

T-P chẳng qua là Trái Phải mà thôi để phân biệt hai đầu xilanh.

T1 P1 là loại ống hơi nước đầu vào tạo áp lực. T2-P2 là đường xả khí hơi nước giảm áp trong xi lanh.

Ông ta cho kết hợp hai cặp van T1- P2 và T2-P1 sau đó để hai công nhân điều khiển phối hợp.

Tức là khi cặp van T1- P2 đóng thì cặp van T2-P1 mở và người lại .

Ý nghĩa của cồn việc này đó là tạo nên dòng áp lực và dòng xả luân chuyển phối hợp nhịp nhàng giữa hai bên trái phải của Xilanh. Lúc bên phải áp suất mạnh bơm vào thì bên trái van xả mở ra tạo điều kiện cho piston chạy từ phải qua trái. Ngược Lại khi bên trái áp suất hơi nước mạnh bơm vào thì bên phải van xả khí mở ra khiến piston chạy từ trái qua phải.

Hoan hô… đây đúng là hệ thống lò hơi động cơ piston xilanh rồi. Thứ này mô nen xoắt cực mạnh… các loại tuabin động cơ so không được.

Nhưng vấn đề đó là Ngô Khảo Ký sẽ đè Mộc Tư Hàn mà ma sát xuống đất làm chổi lau nhà nếu nhìn thiết kế này…

Nếu ngươi đã chế đến bốn van vào ra luồng khí, hai cặp đóng mở tại sao ngươi không đơn giản hoá kết hợp nó thành một cái van trượt thôi…. Chỉ cần một cái van trượt thôi… lạy Ông Trời ạ, tại sao có mỗi cái van trượt. Mấy ngàn bộ não kỹ sư tài năng Đại Việt không nghĩ ra?... thật muốn đánh nhau quá…

Khoa học nó là vậy đó, đôi khi có những thứ người biết rồi thì nghĩ nó đơn giản, nhưng đối với những người chưa biết thì nó lại rất khó tưởng tượng ra…

“ Thần kỳ sáng tạo… piston xilanh rất mạnh áp lực đẩy nó sẽ tạo ra mô men xoắn kinh khủng để khởi động… Mộc Tư Hàn ông thật tài…” Đỗ Thanh Hải reo lên…

Nếu Lý Từ Huy nghe thấy câu này của Hãi thì thằng này sẽ đối diện với án phạt treo cột quất roi…. Cái của nợ nay ngươi cũng khen được?

Trí tuệ Đại Việt đâu, nhà khoa học hi vọng được phong tước nhất của họ Đỗ đâu? Đáng ăn đòn…

“ Tôi đã thử rồi, tạo nên mô men xoắn tốt lắm nhưng vấn đề lại xảy ra ở đây…” Mộc Tư Hàn cai có chỉ vào bản vẽ.

“ Ở các máy ép thuỷ lực thì quá trình piston chạy trong xilanh là từ từ , chậm, đổi chiều tịnh tiến cũng không cần nhanh cho nên việc đóng mở van chậm rãi cũng được, nhưng nếu để dùng cho khởi động chân vịt thuyền thì đóng mở van phải nhanh… van không chịu nổi… Đường ống phía dưới cũng không chịu nổi áp lực…”

Mộc Tư Hàn mặt buồn rười rượi… ông ta nghĩ mình đã có đột phá quan trọng, cuối cùng lại chưa có thể tạo thành một thiết kế hoàn hảo. Buồn lắm chứ…

“ Việc này sao… tôi có cách giải quyết.. đồng chí nhìn đây…” Đỗ Thanh Hải kinh ngạc hét lớn, hắn vừa vặn cũng đang nghiên cứu van đôi và có một số đột phá mạnh mẽ chưa công bố thôi. Không ngờ rất hợp cùng thiết kế của Mộc Tư Hàn…

“ Thật sao..” Mộc Tư Hàn vui quá đỗi, nếu có thể xử lý được vấn đề van thì thiết kế của ông ta hoàn hảo rồi..

“ Đồng chí Hàn chờ đó, tôi để bản vẽ ở khu chế tạo…” Đỗ Thanh Hải vội vàng chạy đi.

Mộc Tư Hàn nắm chặt tay kích động chờ đợi…

Cuối tháng mười, một cuộc đua tranh lần nữa diễn ra ở đấu hồ, lần này là bí mật đua, không công bố nhân dân tránh phiền hà đến hoạt động sản xuất cũng như công tác học tập ở Thăng Long. Lúc này cần nhiều lắm tập trung sản xuất trả nợ hàng cho Đại Tống…

Medang, Bangmakok đã nối lại tuyến hàng hoá cung cấp nguyên liệu. Nhất là Medang vươn lên mạnh mẽ.. thậm chí còn mạnh mẽ hơn trước khi chiến tranh.

Lạ phải không? Vô lý phải không?

Không hề , trước đây Daksamavamca- Mỹ Hoa vì đặt kinh đô ở Palembang phía miền nam đảo Sumatra nên dĩ nhiên các khu kinh tế , công xưởng đều đặt ở xung quanh đây. Sau đó vợ chồng nhà này đánh lên miền trung Sumatra cướp được tới Pekabura màu mỡ cho nên lại tập trung xây dựng đầu tư ở đây.

Nhưng chiến tranh xảy ra Pekabura thiệt hại nặng, sản xuất đình trệ.

Cũng may hai vợ chồng nhà này cáo. Lúc thấy biến không ổn đã cho di dân, di cả công xưởng về hậu phương. Đội tàu vận tải của họ điên cuồng đưa máy móc công xưởng về Java cựu địa Long Hưng của Medang.

Điểm khốn nạn là lúc này Daksamavamca mới biết Java nghèo về đất đai nông nghiệp chứ tài nguyên khoáng sản gấp mấy lần bên Sumatra, từ đây thằng khốn Daksamavamca đưa ra bộ quy tắc, cứ chỗ nào nhiều núi lửa là nhiều tài nguyên…

Cho nên mới nói, Medang vẫn đang thiệt hại, nhưng về lâu dài nếu chuyển hướng khai thác quặng mỏ ở Java thì… hết nước chấm…

Tiếp theo trong ba tháng qua, Đại Việt liều mạng không sợ bão với các chuyến Barque tải hạm qua lại đã buff không ít công xưởng máy móc thải cho Bangmakok và Medang. Búa máy, trục xoay, tuabin nhỏ, các nhà máy nung pozzolan v.v... Hứa hẹn sẽ có một cuộc bùng nổ phát triển kinh tế của hai quốc gia này sau thời gian tới. Những máy móc trước đây hai quốc gia trên chưa từng nghĩ họ sẽ được chạm tay vào, lúc này Đại Việt phát triển kỹ thuật quá nhanh và tân tiến cho nên bọn họ có cơ hội rồi. Tất nhiên cùng với đó là một khoản nợ khổng lồ cần trả dần. Nhưng hai quốc gia này nợ lắm, chấy rận nhiều không sợ ngứa nữa. Đúng kiểu ông cha nợ, con cháu trả.

Quay lại với Đại Việt , trước đây vì thiếu nguyên liệu cho nên rất nhiều đơn hàng cho các quốc gia phía Bắc, đặc biệt là Đại Tống bị chậm chễ gây không ít đền bù theo hợp đồng, nay có được nguyên liệu phải cố gắng sản xuất bù. Thăng Long – Bố Chính đang rất nghiêm túc lao động để đưa Đại Việt về lại tốc độ phát triển kinh tế trước chiến tranh. Cho nên không co thời gian lơ là.

Lý Từ Huy cũng bí mật đến Đấu Hồ chứng kiến đua thuyền, thật ra chỉ là hinh thức vì Lý Từ Huy đã chấm động cơ piston xilanh cho chiến hạm cá loại.

Piston xilanh có cái dở đó là nặng nề, vì áp suất nồi hơi cũng như áp suất trong piston xilanh cực lớn cho nên mới tạo được mô men xoắn tốt. Nhưng cái này có giới hạn về công suất, về lý thuyết động cơ piston xilanh có thể đạt đến công suất cực đại 7000 mã lực tương đương cả 5 ngàn con ngựa tạo ra lực kéo tầm 138.240 lb ( Động cơ piston xilanh hơi nước lớn nhất Union Pacific 4014)

Muốn tăng công suất của piston xilanh chỉ có thể tăng đường kính lòng và chiều dài xilanh.. Ví như động cơ Union Pacific 4014 công suất 7000 mã lực, Kích thước xi lanh khổng lồ 24 in × 32 in (610 mm × 813 mm), muốn tưng thích loại xi lanh này cũng cần có lò hơi tương ứng với áp suất hơi 100-300 Psi.

Mà Đại Việt lúc này cùng lắm chế tạo được lò hơi tầm 50 Psi, kích thước xilanh đường kính ước chừng 450mm đã là hết cỡ.

Cho nên cực đại động cơ piston xilanh mà Đại Việt có thể chế tạo chỉ là 2000 mã lực... đây là đang nói về mặt lý thuyết có thể chế tạo được. Bởi cái động cơ piston xilanh của hai thằng Mộc Tư Hàn và Đỗ Thanh Hải nó lạ lắm kìa, khó mà chế tạo công suất lớn được.

Cơ mà không sao, chỉ thấy khi tiếng còi báo hiệu ganh đua bắt đầu thì ông đầu máy hơi nước piston xilanh đúng là ầm ầm khởi động trước và lao lên. Hai thuyền turbine còn lại dùng sức người khởi động cho nên chỉ có thể chậm rãi tăng tốc sau đó mới tiếp dây đai truyền lực của đầu máy.

Nhưng tốc độ cả ba thuyền gần như bằng nhau ở vận tốc cực đại, cho nên rõ ràng là đầu máy hơi nước piston xilanh đã chiến thắng trong cuộc đua này. Một màn ảo ma hơn đó là thuyền đầu máy hơi nước piston xilanh thực hiện một pha dừng lại và đảo chiều chạy lui....

Hai chiến hạm còn lại (.....)

Chơi thế ai chơi....

Đỗ Thanh Hải trở thành phản đồ của phe băng đỏ , nhóm fan của đầu máy turbine cánh quạt.

Nhón turbine Testla ảo não, họ chính thức bị đá bay khỏi hệ thống động cơ cho chiến hạm.

Chiến hạm nhỏ và vừa thì dùng động cơ xilanh rồi, chiến hạm lớn cần công suất mạnh thì turbine Testla không đáp ứng được.

Từ đó Đại Việt sơ bộ có các phân cấp rõ ràng và các phương án bố trí động cơ chuyên môn.

Máy phát điện cỡ nhỏ vừa lợi dụng dòng nước chậm ở Đồng Bằng thì turbine Testla độc chiếm.

Máy phát nhiệt điện thì động cơ Turbine cánh quạt độc chiếm vì cân bằng giữa công suất, mô men soắn và hiệu suất.

Động cơ nhỏ và vừa cho tất cả các máy móc, tàu thuyền rõ ràng là động cơ hơi nước piston xilanh.

Rõ ràng như vậy ai mà cãi được.

Có điều động cơ piston xilanh của hai thằng ôn kỹ sư đầu bảng Đại Việt vẫn rất lạ, mỗi lần nhìn thấy bản thiết kế đó là Lý Từ Huy muốn xé, muốn treo hai thằng lên cột , quật, đánh...

“ Đã nghĩ ra được van trượt, tại sao không nghĩ cách kết hợp nó thành một van trượt duy nhất? Tại sao phải tác ra hai van 4 đường ống?”

Quất quất quất....

“ Đóng mở van thì có thể dùng chính chuyển động tịnh tiến của động cơ, làm thêm một bộ truyện lực là đóng mở van tự động được... tại sao chúng bây lại chế một bộ đóng mở bằng tay do 4 người quay bánh đà đóng mở tốc độ cao... bọn bay rảnh nhỉ”

Quất quất quất...

Đánh chửi không đượcm chỉ có thể hung hăng nghĩ trong đầu, lại còn phải thưởng thưởng... thật không chịu đựng nổi...

Lý Từ Huy hừ mạnh bỏ đi sau khi để lại phương án phân bổ các loại động cơ.

“ Thiên Đế khó chịu gì vậy? thử nghiệm thành công mà”

“ Chắc Thái tử trong cung nghịch cái gì đó... lại ăn dép rồi”

“ Cắc vậy...”

“ Tội quá... Hoàng Đế tương lai của chúng ta”

“ Khục khục...”

“ Bắt tay chế tạo thành phẩm thôi...”

“ Đồng ý”


"Tự do! sao có thể dựa vào kẽ địch ban phát! tự do chính bản thân mình giành lấy"

" Tự Do nào mà không cần phải trả giá - Thái Bình nào không nhuốm mùi máu tanh ?"