Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 905: Nông nghiệp Đại Việt phát triển mạnh.





Nhìn khoai tây và khoai lang hai thứ sẽ đem lại tương lai, hi vọng mà Lý Từ Huy chán hẳn.

Vì sao cả thế giới tương lai ca tụng hai loại cây này nhưng người ở Mexican lại có thức ăn chính là Ngô mà không phải khoai tây, khoai lang?.

Có hai nguyên nhân, thứ nhất là giống cây, thứ hai hai là không đủ phân bón cho đám này.

Như đã nói lượng Nitrogen trong một khu vực sinh sống sẽ không quá biến động, nó được sinh ra từ sấm chớp và thệ vi khuẩn cố định N trong đất, được thải lại môi trường từ phân động vật. Nhưng đồng thời chúng cũng bị rửa trôi bởi mưa.

Việc canh tác nông nghiệp đó chính là dùng cây lương thực khai thác chỗ Nitrogen đã được cố định đó, biến chúng thành thức ăn mà con người có thể nuốt được.

Cho nên đối với người dân Trung Mỹ Nam Mỹ thời này làm gì có biết Nitrgen cái gì mà bổ xung, cuối cùng dẫn đến trồng sẽ gây bạc màu đất, do đó sản lượng khoai sẽ thấp vô cùng, các giống cây càng khó chọn lọc.

Nói đến giống cây thì đó là nguyên nhân thứ hai. Nhìn đám khoai tây mang về chỉ to như ngón chân cái, khoai lang thì như cái dây bằng ngón tay vậy.

Những thứ này chưa thể nào trở thành giống nông nghiệp cho Đại Việt được.

Cần phải tốn rất nhiều thời gian ươm trồng tuyển giống, phân lập để có thể có giống tốt. Thời gian không có năm đến mười năm đừng hòng có giống cây khoai tốt để dùng.

Cho nên mới nói có một đám nào đó ở thế giới nào đó trong chế độ iq vô cực , nhảy qua Châu Mỹ mang được potato và sweet potato về có thể trồng ngay , có thể tòng tọc sản xuất như thật, bái phục hoàn toàn.

Bộ nông nghiệp mới chỉ 7 năm thành lập nhưng Sở Nông Nghiệp của Bố Chính đã có thâm niên 14 năm rồi.

Ở Đặng Gia Bình nguyên và ở Thành Huế đều có cơ sở nghiên cứu giống cây trồng vật nuôi phát triển đã 14 năm nay, lực lượng kỹ sư nông nghiệp cực kỳ mạnh.

Ở Miền Bắc thì chậm hơn những có sở nghiên cứu giống vật nuôi mới chỉ 7 năm thành lập nhưng lại vươn mình cực kỳ mạnh mẽ. Điều kiện Miền Bắc tốt hơn nhiều cho các cơ sở nghiên cứu , Ví như các cơ sở nghiên cứu giống cây trồng vật nuôi ở Ba Vì, Tam Đảo, giờ có thể bất kể lúc nào cũng tìm thấy Sapa để thành lập các cơ sở nghiên cứu giống cây chịu lạnh, sương giá.

Các kỹ sư Đế Chế đã in dấu chân khắp mọi nẻo đường đề tìm giống cây, giống vật nuôi thực hiện nghiên cứu. Không chỉ ở Đại Việt mà còn tìm ở Tống, Mân, Bắc Việt , Tây Việt , Chăm, Lavo, Medang, Khmer... thậm chí không ít giống là tìm từ Ấn Độ.

Chăm chỉ như vậy, khổ cực và phấn đấu như vậy nếu có thành quả thì thật bất công, ví như một số giống lúa lai ở vùng Giang Nam Tống cũng có được những tiến bộ nhất định về chịu lạnh và chống sâu bệnh, sản lương tăng 20%. Tuy ít vậy thôi, nhưng mười năm dòng dã cố gắng với công nghệ hiện có đã là những thành công tuyệt vời.

Chính vậy Lý Từ Huy hoàn toàn tin tưởng rằng Đại Việt các kỹ sư nông nghiệp sẽ làm nên kỳ tích mới đối với khoai lang và khoai tây. Càng làm nên kỳ tích với ngô.

Nói thật sản lượng ngô chưa biết sẽ ra sao, nhưng mà địa điểm canh tác đất đồi của Ngô đã là một lợi thế mà cây lúa nước vào thời điểm này không đạt được.

Tức là khả năng tận dụng diện tích nông nghiệp của ngô, khoai lang, khoai tây sẽ rất tuyệt vời khi đất đồi cũng có thể. Lượng nước không cần quá nhiều như lúa cho nên những thửa ruộng cao, hơi khô vẫn tận dụng được.

Như lúc này Đại Việt thực có 200 ngàn hecta trồng lúa ở Miền Bắc. chỗ còn lại chỉ có thể trồng cây rau đậu phụ trợ. Nhưng nếu có ngô, khoai thì những diện tích đồi , ruộng cao, ruộng khô có thể trồng cây lương thực chính, từ đó có thể đột ngột tăng diện tích gieo trồng cây lương thực chính lên 3500 hecta.

Vui hay không vui?

Vui nhất là miền Tây Bắc, như Huy biết thời hiện đại ở Tây Bắc 80% diện tích là trồng ngô sắn. Như vậy Ngô chính là vương bài để Tây Bắc ổn định. Có ăn, có mặc, cuộc sông tốt hơn, không có đám quý tộc vì lợi ích cá nhân mà chống phá thì bà con hơi sức đâu mà đi làm loạn.

Nhưng một vấn đề đặt ra bức thiết đó là phân bón.

Lúc này phân bón đã chật vật lắm rồi, nếu còn tiếp tục chắc Đại Việt khóc mất.

Cũng may Đại Việt lúc này có hệ thống hoàn chỉnh để cố định Nitrogen.

Nhân tạo và tự nhiên khai thác song song tiến hành.

Mười bốn năm chuẩn bị của Bố Chính, 7 năm chuẩn bị của Thăng Long. Những nỗ lực ấy khiến Đại Việt mạnh mẽ tự chủ hơn bao giờ hết.

Cấm đánh bắt cá bằng lưới quét, lưới mắt nhỏ ở ven bờ, cấm săn bắt chim biển tạo nên một nguồn cung phân chim đủ lo lắng 20% lượng Nitrogen cho nông nghiệp.

Các Bird Island ( Đảo Chim nhân tạo) xây dựng dọc bờ biển từ bắc chí nam, những nơi nào có nhiều chim biển tập trung đều là có xây đảo như vậy.

Đảo Chim nhân tạo có một điểm hay đó là dễ thu thập phân chim, đầu tư có thể lớn như xây đế bằng xi măng chống bão nhưng cũng có thể xây chỉ bằng gỗ ở những vùng ít biến động thời tiết.

Những đảo này đa phần ở Hoan Châu trở vào vì chim ở miền bắc di cư, xây dựng ở miền bắc không đạt hiệu quả cao. Dĩ nhiên ở Miền Bắc vẫn có dân tự phát xây rất nhiều, người dân không có ngu nhé, họ là ngày ngày đọc báo, ngày ngày mở trừng mắt xem chính phủ múa hát cái trò gì thì họ bắt chước mà làm theo.

Nhiều nhất các Đảo Chim nhân tạo này có lẽ lại là ở Cửu Long Lộ, nơi này đang khai hoang một cách mạnh mẽ và nổi bật lên là một khu công nghiệp cức chim đầy tiềm năng. Khí hậu nóng ấm quanh năm không quá lạnh. Dẫn đến Chim cư trú không di cư, lại không bị săn băn hay đe dọa còn được cho ăn thức ăn thừa từ các nhà máy sản xuất đóng hộp thủy sản , cho nên chim và người ở nơi này chung sống khá chan hòa, có điểm bất tiện là ra bãi biển tắm mà nhỡ mãy phân chim rơi đầu là chuyện bình thương. Thôi tốt nhất du lịch biển thì dọc lên miền bắc cho lành.

Đảo Chim nhân tạo có cái hay là tránh được sự rửa trôi Nitrogen bởi mưa... những đảo , đá tự nhiên vừa khó khai thác vừa bị rửa trôi.

Nguồn khai thác Nitrogen thứ hai là tạic các hang rơi khổng lồ khắp chiều dài đất nước, còn dân khai thác nhỏ lẻ có thể ở các hang rơi nhỏ. Kỹ thuật khai thác cũng đạt đến mức thượng thừa để tránh rơi rời tổ bỏ trốn... Khai thác ban đêm khi rơi đi kiếm ăn. Khổ cực là thế nhưng nào ai kêu ca.

Nguồn cuối cùng là nguồn hóa tổng hợp tự nhiên Nitrogen.

Mọi người đừng nhầm với quy trình Haber process tạo nên Amoniac ( NH3) cái này quá khó hệ thống áp suất khí hồi lưu, chắc hẳn 20-30 năm sau đên cuối đời Ngô Khảo Ký với công nghệ tốt hơn của Đại Việt thì hắn có thể chứng kiến bước ngoặt huy hoàng này.

Nhưng Đại Việt lúc này chỉ có thể dùng quy trình Frank–Caro cho việc sản xuất đạm của Đại Việt.

Ai học quá hóa học cơ sở sẽ hiểy qua cái quy trình không khó nhưng tốn năng lượng kinh khủng này.

Quy trình này còn được gọi là , là phản ứng cố định nitơ của canxi cacbua ( Đất đèn) với khí nitơ ( có thể sử dụng trực tiếp không khí nén ngoài môi trường) trong bình phản ứng ở khoảng 1.000 ° C. Phản ứng tỏa nhiệt và tự duy trì khi đạt đến nhiệt độ phản ứng. Phản ứng diễn ra trong các bình thép lớn có phần tử điện trở cung cấp nhiệt lượng ban đầu để bắt đầu phản ứng.. Quá trình tổng hợp tạo ra một hỗn hợp rắn của canxi xyanamit (CaCN2), còn được gọi là nitrolime, và cacbon. Thứ quỷ nay có thể dùng để bón cây trực tiếp không cần phải chế biến thêm nhiều.

Cồng nghệ không khó, rễ bố trí xây dựng cùng vận hành là khác . Vấn đề là nó tốn năng lượng kinh người.

Làm sao để có đất đèn? Phải hồ quang điện mà muốn có hồ quang điện phải có nhà máy sản xuất điện công suất lớn như Đập sông Cẩm- Đập Thác Chuối- Đập Vực Vòng Tòng chất. Mà mấy cái đập này toàn là cung cấp điện năng để luyện thép hay để cung cấp cho các đại hình Motor trong công nghiệp nặng.

Vẫn vậy, cuối cùng vẫn phải lựa chọn Tân Bình Lộ thiên đường của nũi đá vôi gần bờ biển để xây dựng đập mới. Tân Bình Lộ thời hiện đại có tới 27 cái đập nhỏ vừa, vì vậy thời này mới khai thác được 3 cái đã là vẫn chậm.

Hệ thống núi đá vôi chạy dọc đều đặ từ Tây Bắc- Đông Nam tạo thành những khe, hồ dấn dễ tận dụng cho thủy điện cỡ nhỏ, vừa.

Địa chất đá vôi mạnh mẽ nền móng, quy mô không lớn cho nên Đại Việt kỹ thuật xây dựng lúc này hoàn toàn có thể chơi được.

Có hai nơi siêu cấp bảo địa thủy lợi được tìm thấy ở Tân Bình Lộ, Một ở Hới Thành phía Tây có tên Hồ Rảo Đá, cách dòng sông Nhật Lệ không xa. Một có tên Hương Điền Hồ chảy ra sồng Sịa ở Huế Thành.

Hai Siêu cấp bảo địa này đã được phát hiện và 3 năm xây dựng hoàn công. Ví như Thủy Điện ở Hương Điền Hồ có công suất còn mạnh hơn cả Sông Cẩm Đập.

Đơn giản lý do vì các đập xây sau có chất lượng be tông cao hơn, thiết kế tối ưu hơn. Máy móc mạnh hơn đồng bộ hơn. Các kỹ sư xây dựng của Đại Việt thì quá lành nghề. Cho nên mạnh hơn có thể hiểu.

Quy mô đập Hương Điền chỉ bằng đập Sông Cẩm nhưng công suất tăng 40%.

Quy mô đập Hồ Rảo tương đương đập sông Cẩm

Nhưng cả hai đập này có nhiệm vụ chính đó là sản xuất đất đèn, phần lớn phục vụ quy trình Frank–Caro , phần nhỏ đất đèn cho công nghệ hàn.

Hai cái đập cộng lại giúp Đại Việt một năm có thể chế tạo 15 ngàn tấn phân nitrolime. Và vẫn còn đang tiếp tục gia tăng.. tức là các nhà máy phản ứng sản xuất nitromime chưa đủ để dùng hết đất đèn sản xuất.

15 ngàn tấn nitrolime đủ bón cho 70 ngàn hecta chiếm 27% lượng phân cho Đồng Bằng Sông Hồng 15% cho toàn bộ Đại Việt.

Một con số ấn tượng và có thể nhân rộng nhiều hơn.

Vẫn biết cái quy trình này sẽ bị đào thải trong tương lai vì quá tốn năng lượng. Nhưng Thuỷ điện là Đại Việt trồng được. Nhu cầu năng lượng điện cho dân chưa cần. Cho nên đối với Đại Việt cái quy trình này… bá … năng lượng free tức là bá.

Tức là Đại Việt lúc này nguồn Nitrogen có 20% từ phân chuồng, hơn 20% đến từ phân chim , và 15-17% đến từ quy trình Frank–Caro . Tức là trên 50% diện tích canh tác của Đại Việt đã được phủ kín phân đạm khiến sản lượng nông nghiệp tăng mạnh. ( Chỉ tính giải đất chữ S).

Có thể thấy lốm đốm, Đại Việt mạnh như vậy, khủng bố như vậy mà cũng chỉ đạt con số 57% tối đa phủ phân đạm, có thể thất được khó khăn đến nhường nào vấn đề nông nghiệp.

Ấy vậy mà có mấy tay khoa bút múa chữ cứ đem cây gống về là ào ào tăng lúa đẻ dân... thế giới của họ thật thần tiên làm sao.


Một trong những bộ mô phỏng hay , truyện hậu cung , đâm lung tung