Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 942: Israel Kingdom (01)





Thổn thức, nếu ai là người có chút hiểu biết sẽ phát hiện trên tay Ngô Khảo Ký hay Lý Từ Huy lúc này chính là thanh kim loại mà người hiện đại thường gọi là inox. Hợp kim này chẳng có gì xa lạ với người hiện đại nhưng nó đã là canh cánh nỗi ám ảnh của cả Ngô Khảo Ký và Lý Từ Huy trong suốt bảy năm có nhiều.

Lối mòn tư duy về việc tìm ra quặng tốt của Chromi khiến Ngô Khảo Ký phải đi khắp nơi như Phillipines hay bán đảo Mã Lai để khai thác một lượng rất nhỏ Crocoit (PbCrO4) tinh khiết sau đó điều chế Chromi oxide. Nhưng cuối cùng cái này Crocoit số lượng không đủ để sản xuất thép hợp kim vượt trội với thành phần Chromi ( Crôm). Chẳng nhẽ phải đi Úc để tìm Crocoit? Úc là thiên đường của Crocoit với sản lượng cực lớn đây là thông tin là Lý Từ Huy vô tình có được, cho nên tuyến đường Phillipines-Papua New Guinea- Châu Úc đó là cho tương lai tìm kiếm Crocoit số lượng lớn. Nhưng nói thật đó là vô vọng. Châu Úc rộng như vậy đi đâu mà tìm?

Lúc này Đại Việt ngành mỏ địa chất mới chỉ bắt đầu hình thành.

Đó chính là dựa vào bản đồ của Bé Ri trước đây đưa cho, so sánh các vùng địa chất và các mỏ có trên bản đồ, suy ngược để tìm điểm tương đồng giữ địa chất hình thành cùng liên quan đến các loại mỏ. Từ đó hình thành nên một ngành khoa học Mỏ - Địa Chất. Đây là quá trình tập hợp khổng lồ thôn tin, nghiên cứu phân tích sự giống và khác nhau giữa các vùng địa chất để phần nào tìm ra các đặc điểm hình thành quặng mỏ.

Nếu như ngành Mỏ - Địa Chất hoàn thành lý luận cơ sở của mình thì thực tế không cần có bản đồ của Ri cũng có thể tìm kiêm mỏ dựa vào thăm dò các tầng địa chất và kế cấu địa chất mang tính đặc chưng hình thành lên quặng mỏ.

Tức là hiện nay dựa theo suy ngược , tập hợp, phân tích các nhà khoa học Mỏ Địa Chất Đại Việt đã phân lập được mấy loại địa chất thường thấy cho các loại mỏ cơ bản về Mangan, Molyden, Magiê v.v... Và thực tế chứng minh dùng phương pháp này có thể tìm quặng khá chính xác chứ không phải đoán mò như xưa.

Kể cả những vùng không có bản đồ , nếu như có đủ thông tin về địa chất cùng sự hình thành địa chất thì có thể đoán ra phần nào quặng mỏ nơi đó là gì.

Ở java – Medang đúng là đang dùng cách này để tìm mỏ khoáng sản mới.

Tuy nhiên ngành Mỏ- Địa Chất mới chỉ hình hành không có lâu. 8 năm thành lập nghiên cứu cùng tổng hợp chưa đủ để họ có thể hình thành một hệ thống kiến thức đầy đủ. Khả năng ở mộ châu Úc hoang sơ chưa khai khẩn, diện tích lại quảng đại như vật.. 20-30 năm chưa hẳn đã tìm được Crocoit. Cho nên Ký và huy rất thất vọng về chuyện hợp kim Thép – Chromi.

Thế thì tại sao Ngô Khảo Ký lại có được cái thanh inox quỷ quái trên tay..

Đó là do một tên kỹ sư khùng ở Bố Chính làm ra.

Nói chung Đại Việt có hai cơ sở nghiên cứu tuyển quặng, triết xuất làm giàu quặng.

Công nghệ tuyển quặng làm giàu quặng chiết tách các kiểu con đà điểu rất quan trọng trong luyện kim .

Ký biết có mấy loại, tuyển nổi dầu thông, dầu lanh với quặng Sunfua. Rồi nghiền lọc lắng cặn thuỷ lực, tuyển bằng từ tính để thu quặng sắt v.v….

Xưa toàn làm bừa méo mó có hơn không, cậu quặng nhiều , tuyển láo lãng phí không sao cả. Nhưng mỗi lúc ngành công nghiệp Đại Việt lại đòi hỏi sản phẩm quặng cao hơn… đòi hỏi tuyển kỹ không lãng phí quặng. Cho nên tuyển hoá học vớ Acid, Bazo được thêm vào để nghiên cứu…

Khắp nơi cacd mẫu quặng trên toàn Đế Chế hoặc các mẫu quặng ở ngoài Đế Chế đều được đưa về hai viện nghiên cứu này để thử nghiệm, tìm mọi cách phân tách rồi xây quy trình tuyển. Ký đã hết cái để dạy bọn họ. Vì lúc này trình độ của các kỹ sư đã cao hơn Ký nhiều rồi.

Lần này một tên kỹ sư trẻ mới ra trường Đại Học được đưa vào làm ở Viện Nghiên Cứu Tuyển Quặng Bố Chính.

Thằng này trong một lần tuyển ly tâm cùng Từ tính trong phòng thí nghiệm để sàng lọc quặng Sắt ở vùng Thanh Hoá đã thu được không ít quặng sắt mẫu rất tốt…

Hắn cho vào lò nung khử với than cốc không được… thử mấy lò đều không xong..

Nghĩ đến thứ quỷ này trêu ngươi thế là khốn kiếp kỹ sư trẻ dùng đèn khò ra đóng.

Đế gạch chịu lửa oxide nhôm – Magie cũng xém bị thằng này khò bể… Đại Việt dạo này có nhiều đất đèn cùng oxi rồi nên mấy khiểu khò này rất thịnh trong phòng thí nghiệm.

Bất ngờ thay thằng này khò ra được thật một miếng nhỏ kim loại màu trắng sáng không hề giống thép hợp kim nào trước kia.

Vậy là thằng này trong 2 tháng chỉ ăn và khò cùng thử các chất phụ dung khác nhau…

Từ Sillic cho đến vôi, hàn the, Soda… v.v…. Đây toàn là các phụ dung mà Đại Việt có sẵn và biết đến.

Và thực sự thằng này đánh bậy đánh bạ sản xuất được Inox trực tiếp từ quặng mỏ…

Khổ thân Ký – Huy 7 năm tốn bao tiền tài công sức, biết bao cao cấp kỹ sư đâm đầu nghiên cứu không thành. Vậy mà một tên khùng sinh viên mới tốt nghiệp vì cố chấp mẻ quặng cứng đầu vậy mà chế tạo được hợp kim mới.

Vì có ánh sáng màu trắng đặc biệt lại rất sáng cho nên thằng này đặt tên là Bạch Kim sau đó trình báo cho quản lý của Viện.

Lập tức các Kỹ Sư cao cấp hơn dựa vào phương pháp thủ công của thằng này mà làm chi tiết hơn từng bước, thậm chí bọn họ đã đem quặng tuyển tốt nhất đi nhà máy hồ quang điện ở Huế để thực nghiệm chế tạo loại thép hợp kim mới.

Và trên tay Ký – Huy là đang cầm hai mẩu thép inox dạng này... Bạch Kim mới sợ chứ.

Thật ra công nghệ cũng chẳng có mẹ gì cao siêu, Ký cứ chăm chăm vào mỏ Crocoit với hàm hượng Chromi tinh khiết cao. Bói đâu ra nhiều Crocoit như vậy, cho nên rơi vào bế tắc, Ký chỉ có thể có một lượng nhỏ Oxide Chromi đi nung hồng ngọc rubi chơi.

Nhưng Ký-Huy quên là , quặng Cromit nhan nhản ra đó, thật sự Chromi trong loại quặn này rất khó tách.

Nhưng thiên nhiên luôn kỳ diệu... quặng cromit có một thành phần đó chính là crompicotit bao gồm cả quặng sắt và oxide chromi kết hợp, chúng dễ dàng bị tách ra bởi tuyển quặng từ tính nam châm điện..

Thế là xong rồi, cái quỷ này đem nung chắc chắn sẽ có thép pha chromi... nếu hàm lượng đủ cao sẽ thành hợp kim inox như trên tay của Ngô Khảo Ký lúc này.

Tất nhiên quá trình sàng lọc tuyển trước đó để làm giàu quặng không đơn giản, các loại hạt độ mịn kích cỡ khác nhau lại chứa tỉ lệ thành phần khác nhau giữa Chromi- sắt- và thậm chí có cả một lượng nhỏ Niken trong đó mà Ngô Khảo Ký không hay lúc này.

Có sản phẩm thép hợp kim Chromi- Molybden- Mangan thì quả thật đã tiến rất xa tiếp cận ngành luyện kim hiện đại.

Dĩ nhiên so sánh đó là khập khiễng khi Đại Việt khống chế % tỉ lệ thành phần không phải quá chuẩn. Và họ đang phải lập mác thép tương quan cùng các tỉ lệ thành phần hợp kim. Muốn so sánh với hiện đại còn quá cách xa.

Lý Từ Huy thì cầm thanh thép hợp kim Chromi trong tay mà trợn mắt chửi mắng… biết vậy năm nay cho ra trường sớm mấy tháng… có khi Đại Việt tiết kiệm được rất nhiều tiền.

55 chiến hạm đã đóng bằng thép Molybden mangan không thể gỡ ra đóng lại… bực cả mình… Đại Việt toàn như vậy, chế tạo xong vài bữa y như rằng sẽ xảy ra vấn đề đào thải. Các thuyền composite thép- gỗ còn chưa chạy đủ 3 năm lúc này đã có thép mới… cáu thật…

Giờ đau đầu nhất là gần trăm cái khung thép tàu Hộ Vệ, tàu Siêu tải dựng khắp nơi ở Đại Việt, chỉ chờ đủ sơn là lắp vỏ gỗ..

Chẳng nhẽ nung ra đóng lại?... Lý Từ Huy cảm thấy đến khùng mất thôi....

giờ cả ngàn mấy ngàn tấn thép mất cả năm gia công chế tạo, nung ra đâu phải nói là làm được, Đại Việt đã phải chuẩn bị rất lâu cho lần chế tạo quy mô này rồi...

Làm sao bây giờ...?

Vấn đề này thật khó nghĩ.

Trong khi Đại Việt khó nghĩ thật sự vì lúc này Đại Việt còn gánh nặng Miền Trung ( lúc này Bắc- Trung – Nam đã như thời hiện đại). Nơi này chỉ Tân Bình Lộ là một đầu tàu kéo cả toa, thậm chí kéo đến tận Sông Cửu Long... thật có chút gắng sức...

Bốn năm qua Thanh Hóa -Nghệ An từ vùng trũng đã nhận cực lớn đầu tư để vươn lên cho bằng anh bằng em. Nhưng vẫn còn chưa được tính là vùng Phát triển ở Đại Việt . Trong khi đó vùng đất mới nhận từ Chiêm Thành mới một năm, vẫn đang là vùng siêu trũng và siêu ngốn tiền. Lúc này quả thật Lý Từ Huy không có can đảm nung hết 100 cai khung thép này ra để đúc lại, thậm chí mấy trăm động cơ đã thành hình vẫn phải tận dụng mà không dám nung đi tái chế...

Thật quá đau lòng.

Đại Việt đau đầu vì có thép mới thì ở Tây Á và Châu Âu cũng đang đón mừng những thành tựu đầu tiên của ngàn công nghiệp luyện kim.

Gần như song song cả Benjamin và Richard < Cánh Tay Trái> đã luyện được thép mangan có khả năng chống rỉ ở mức chấp nhận được và cũng có đặc tính cơ học khá tốt khi sử dụng trong công nghệ cơ khí.

Benjamin lúc này là Vua của Palestina , tức là hắn được quyền lãnh đạo chung vùng đất này kể cả người Do Thái, người Arab, người Turk , Ba Tư đều dưới quyền chỉ huy của hắn nếu chấp nhận định cư ở nơi này.

Jerusalem chính là thủ phủ vương quốc có tên Isarel Kingdom này. Tất nhiên Israel Kingdom tính là một hệ phụ thuộc toàn bộ vào Đế Quốc Seljuk. Benjamin không phàn nàn vấn đề này và rất vui vẻ chấp nhận sự cái trị trên.

Benjamin cũng mới nhận được tư cách Vua của vùng Palestine không lâu , Israel Kingdom cũng chỉ thành lập được sáu tháng, lúc này Benjamin đang phải đau đầu xây dựng hệ thống chính phủ mới của mình. Nhân tài thiếu thốn trầm trọng.

Người Do Thái quá nhiều năm sống ở đẳng cấp thấp, họ không được đào tạo và cũng không có chuẩn bị kỹ năng cho các vị trí lãnh đạo.

Benjamin chỉ có thể dùng người Arab và người Ba Tư – Turk cho chính quyền non trẻ của mình, còn về người Do Thái lại là thiểu số trong chính quyền này.


hậu cung ngựa giống , thanh niên ba tốt mời quay xe .