Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 947: Biết tốt mà không làm là kẻ nhược trí, biết sai mà vẫn cố là kẻ nhược mưu.





“Theo Phụ Hoàng cùng Thủ Tướng cách nghĩ thì...?” Lý Từ Huy vẫn chưa quyết vậy nên mới quay qua Ngô Khảo Tích đang ngồi bàn bên cạnh hơi thấp hơn nàng cùng Lý Thường Kiệt ở bên trái nàng mà hỏi tới.

Cụ Lý Thường Kiệt trầm ngâm một hồi rồi chợt nói.

“ Lão đã già , chuyện công nghệ nói thật lão không có nhiều tinh lực để tìm hiểu ngọn nguồn, nhưng bao năm đánh trận cùng lương thảo chuẩn bị, bao năm dân chính cùng các mặt xắp xếp xã hội vận hành thì lão có chút đạo lý này muốn nhắc các vị. Nghe hẳn sẽ nặng nề nhưng cứ coi là lão cạy già lên mặt vậy..”

Lý Thường Kiệt cũng tham gia chuyện này bàn bạc bốn ngày, ông nghe qua rất nhiều lập luận về máy móc, về cơ sở, về lợi ích hay dở... Có những thứ ông nghe không hiểu, nhưng đại khái chung tình hình đó là có hai thứ cũ và mới. Thứ cũ này đã thành hình, nhưng có một thứ mới hơn xuất hiện và tốt hơn. Tất cả đều biết vậy, nhưng để thay đổi cũ mới thì lại vướng vào chuyện thiệt hại lợi ích rất nhiều. Cho nên mới khiến mọi người lưỡng lự.

Nhưng bản thân ông ta lại có suy nghĩ khác và nói thật Lý Thường Kiệt lúc này muốn đi chơi với mấy đứa nhóc, không muốn dây dưa với đám người trẻ tuổi này nữa rồi.

“Thưa Phụ Hoàng, lời nói nhẹ, nói em tai, dễ nghe nhưng khó thấm, lời nói nặng tuy khó nghe nhưng là thật. Chúng con kính cẩn nghe lời Phụ Hoàng nhắc nhở” Lý Từ Huy không nề hà gì cất tiếng trước tiên.

“ Kính mời Thái Thường Hoàng nhắc nhở” Cả đám bao gồm Ngô Khảo Tích cũng đồng thời lên tiếng.

“Biết tốt mà không làm là kẻ nhược trí, biết sai mà vẫn cố là kẻ nhược mưu. Tốt – sai ở đây là gì hẳn các vị có định liệu trong đầu rồi, thứ cho lão mệt mỏi cần nghỉ ngơi không bồi các vị được nữa...”

Lý Thường Kiệt đúng là nói lời rất trọng, rất nặng nề...

Nhưng ông ta nói đúng...

Vì những ngày qua có những lúc ông ta cũng đã nhẹ nhàng đề cập đến , nhưng đám người trẻ này vẫn nùng nhằng không quyết.

Lý Thường Kiệt biết chứ , mỗi người ở nơi này đều nhất đỉnh Thông Minh ở Đại Việt , bọn họ có cái gì mà không nhìn ra bản chất của sự việc. Chỉ cần bọn họ dám nhìn vào thẳng bản chất vấn đề để đói diện hẳn sẽ nhanh nghĩ ra cách giải quyết vẹn toàn. Lý Thường Kiệt ông ta thật không thấu đáo về công nghệ cho nên chỉ có thể cảnh tỉnh lớp người trẻ. Cho bọn họ một cái gõ để bọn họ tĩnh lại mà nghĩ về nguồn cội vấn đề thôi.

Lời nói lúc nặng lúc nhẹ, không phải lúc nào nhẹ nhàng cũng tốt. Không phải lúc nào nặng nề cũng hay. Lựa chọn nói trong hoàn cảnh nào thích hợp thôi.

Như Lý Thường Kiệt đánh giá thì, triều đình hiện tại không khí rất tốt, vui vẻ, hòa ái, đồng chí tôi, đồng chí ta... mọi người chan hòa với nhau. Nhẹ nhàng lời nói, lựa chọn những từ ngữ mượt mà trong cả những tranh biện, tranh luận gay gắt nhất.

Điểm này rất tốt, thường tình con người mà , ưa nịnh nọt, thích vỗ về, không muốn nghe lời trái, lời nặng. Vốn ông cũng không muốn nặng lời ngày hôm nay. Nhưng ông không thích bầu không khí triều đình lúc này.

Nó dễ dẫn đến những cái dễ dãi gật đầu, những thứ dễ dãi thỏa hiệp.

Hiện giờ triều đình đang tốt, vấn đề thối mục chưa lộ. Nhưng nếu bầu không khí số đông, ưa nhẹ nhàng , dễ thỏa hiệp này cứ tiếp diễn thì thế nào? Không có một người nào dám đứng ra thẳng thắn, trọng trọng lời nói trước số đông. Đến lúc đó ngày tàn còn bao xa.

Chế độ cũ thật nhiều bất cập, thời ông ta còn trên triều đường đúng là mỗi ngày tranh biện, có cả công kích cá nhân, có cả những lời nó mang đao trong bọc. Bầu không khí thù hằn các thế lực phân chia... Cũng không phải tốt lành gì. Nhưng ít ra còn có người dám đứng ra nói thẳng nói thật, nói một cách trọng trọng về suy nghĩ cá nhân.

Tập thể hóa, dễ dãi hóa, ưa nịnh, ưa ngọt nếu cứ mãi tiếp diễn thì...

Lý Thường Kiệt không tham gia nữa, ông nói xong thì đứng dậy rời đi...

Cả đám trẻ tuổi quan viên và ngay cả Lý Từ Huy – Ngô Khảo Tích vội vàng dứng dậy chào....

Bọn họ thấm...

Không khí im lặng bao trùm một thời gian rất lâu nơi này...

Cuối cùng vẫn là Lý Từ Huy thở hắt ra một hơi mà nói trước.

“ Đổi cũ thay mới thứ này sẽ gây ra cực nhiều tổn thất, nhưng như Thái Thượng Hoàng đã dạy, biết là sai, là không tốt vẫn cố mà làm thì sau này tổn thất còn nhiều hơn. Các khanh hẳn còn chưa biết rõ về thép hợp kim Chromi. Thứ này chúng ta đã có một ban nghiên cứu cách đây bảy năm không ngừng phát triển nhưng chưa thể hoàn toàn thành công vì nguồn quặng Crocoite khan hiếm nên chưa thành công sản xuất công nghiệp...

... hợp kim thép mybden hay mangan thực tế không phải là lựa chọn tốt nhất để làm động cơ hơi nước, nhất là bộ phận xilanh cùng piston...

... chúng ta đều biết hợp kim thép không phải cứ nhét các kim loại tốt hơn vào sắt sẽ cho ra hợp kim tốt hơn hùng mạnh hơn... thép magan- molybden chính là ví dụ. Phải mất 10 năm cố gắng với đủ loại thí nghiệm, đo lường chúng ta mới cho ra bí quyết công thức cùng quy trình luyện được 12 loại hợp kim thông thường và 4 loại chuyên dụng cốt lõi dùng cho quân sự. Cho nên nên nói cứ cho thêm Chromi vào hợp kim sẽ tốt hơn trước đây ... điều đó là sai lầm và võ đoán....


... nhưng có một điểm chắc chắn đó là sức chống mài mòn, chống oxy hóa tăng độ cứng thích hợp cho piston-xilanh thì Chromi vượt trội cho dù chúng ta chưa khống chế được tỉ lệ của nó...

... Do vậy Trẫm quyết định những chiến hạm, tải hạm mới tạm thời kéo dài thời gian thi công, thay thế khung thép molybden-mangan là thiếu thực tế, lượng hợp kim Chromi trong khoảng thời gian ngắn không thể nhiều như vậy đáp ứng nhu cầu sản xuất động cơ chứ đừng nói là đem chế tạo khung thuyền... nhưng động cơ chính là trái tim của chiến hạm , tải hạm, nhất là những thứ này liên tục lênh đênh ngoài biển khó có khả năng liên tục bảo dưỡng bảo trì, cho nên chúng phải được chế tạo tốt nhất, hoàn hảo nhất.

Những động cơ bằng thép -molybden- mangan đã chế tạo thành, các khanh nghĩ xem có thể dùng ở nội địa trong các hạng mục nào để tránh lãng phí, và việc giải quyết vấn đề động cơ chế tạo bằng hợp kim Chromi mới bằng cách nào có thể đẩy mạnh, đẩy nhanh sản xuất?”

Lý Từ Huy cuối cùng đưa ra quyết định.

Đúng như nàng nói, không phải cứ nhét các kim loại như Chrom, Molypden, Mangan, rồi nhét thêm Sillicon, Vanadium vào sẽ biến thành siêu hợp kim. Đôi khi tỉ lệ không đúng chúng còn đơn giản là kém hơn cả Thép carbon thông thường.

Chính vì lẽ đó mà ở thời hiện đại như trong trí nhớ của Lý Từ Huy thì Việt Nam vẫn phải còng lưng nhập khẩu các phôi thép kỹ thuật cao, mặc dù tỉ lệ trong đó các hợp kim có thể biết một phần đấy, nhưng không luyện nổi.

Cr-V, Cr-Mo hay Carbon Steel hay được gọi chung chung là Alloy Steel, hiểu đơn giản chỉ là thép hợp kim, pha trộn giữa Sắt, Carbon... và các nguyên tố hợp kim khác như Crom, Niken, Molybden... theo một tỉ lệ nào đó để thay đổi tính chất thép , cái này tùy theo chuẩn của các nhà sản xuất và không được tiết lộ và là bí mật công nghiệp, cộng nghệ cốt lõi của các quốc gia phát triển. Ngay cả đến thế kỷ 21 các quốc gia hơi kém phát triển hơn có đầy đủ máy móc hiện đại còn chưa thể làm chủ được nó. Cho nên muốn nói cứ mù quáng pha thêm các kim loại với nhau sẽ tạo được hợp kim tốt thì đó là quá nực cười.

Đại Việt mười năm qua, thí nghiệm chế tạo cả trăm ngàn lần, sau đó là thử nghiệm lý tính, hóa tính của Alloy Steel Carbon- Molypden- Magan mới cho ra được 4 mẫu tạm thời đủ chất lượng dành cho “công nghệ cao cấp”. Bốn loại này được xếp vào hàng đầu bí mật quốc gia và được nghiên cứu quy trình sảnh xuất công nghiệp dành cho quân đội.

Biết bao nhiêu khó khăn, bao nhiêu mồ hôi, có cả máu , nước mắt, trong quá trình nghiên cứu đâu thiếu kỹ sư bị thương thậm chí hi sinh?

Làm gì có kiểu đắp đắp cái lò cao nung ra sản phẩm sẽ là thép, làm gì có kiểu mọi loại thép đều như nhau chung chung, thép nào cũng làm vũ khí? thép nào cũng có thể làm đường ray? thép nào cũng có thể làm động cơ? Ấy là ở thế giới nào ấy chứ không phải ở thế giới này. Dĩ nhiên không biết gì thì thép nào chả là thép như nhau cả mà thôi... ha ha ha....

Lý Từ Huy nói xong thì cả đám Mộc Tư Hàn , Đỗ Thanh Hải trầm ngâm suy tính.

Nhưng cũng là lúc này Tân Thủ Tướng Ngô Khảo Tích lên tiếng.

“ Bệ Hạ, các vị đồng liêu. Tôi cũng không hiểu vấn đề công nghệ, nhưng vì chuyện này những ngày qua tôi đã đi tìm hiểu qua ở các công xưởng, các nhà máy chế tạo và cũng đến cả nhà máy điện Hồng Hà. Tôi cũng có thu thập được một vài ý kiến từ các kỹ sư thực địa, hôm nay muốn chia sẻ cùng các vị”

“ Ở một số xưởng tôi đi qua thu thập ý kiến của các công nhân cùng kỹ sư chế tạo thực địa thì có các ý kiến nổi bật như sau.. Đầu tiên đó là vấn đề động cơ điện thiếu thốn không đủ cho sản xuất, thứ hai động cơ điện khá dễ hỏng cùng khó sửa sữa, cả hai vấn đề này đều do thiếu sơn cách điện mà thành.

Có một số ý kiến vơi tôi đó là tại sao không tăng cường các động cơ hơi nước cho các xưởng dùng hệ thống truyền trực tiếp, theo các vị ấy nói vì tình trạng thiếu thốn động cơ điện, đôi khi ở đây họ phải bố trí máy hơi nước nhỏ và dây đai để quay trực tiếp các bánh đà để sản xuất.

Còn có ý kiến đề xuất với tôi bố trí nhiều hơn động cơ hơi nước trực tiếp cho truyền động trong công xưởng, nhượng lại các nhà máy điện có thể sử dụng chuyên biệt cho sản xuất đất đèn hay luyện kim…”

Ngô Khảo Tích nói ra ý tưởng làm rúng động giới “ Khoa học “ nơi đây.

Từ khi Đại Việt có động cơ điện thì đã hạn chế truyền động trực tiếp trong các xưởng chế tạo.

Xưa kia đi từ động cơ trâu – ngựa kéo, lên đến động cơ lợi dụng sức nước bố trí khó khăn. Cuối cùng là đại nhảy vọt lên hệ thống máy phát điện – động cơ motor điện.

Nay Ngô Khảo Tích lại đề nghị giật lùi trở lại, hạn chế sử dụng motor điện. Thay vào đó là truyền động trực tiếp từ máy hơi nước tới các máy cơ khí… đây không phải là bước đi giật lùi sao?



hậu cung ngựa giống , thanh niên ba tốt mời quay xe .