Ngô Khảo Ký chế tạo xe bọc thép thật sự chỉ là để duyệt binh, thứ này quá khó để đưa vào sử dụng thực tế chiến đấu vì nhiều nguyên nhân.
Tuy động cơ hơi nước của Đại Việt rất mạnh. 300 mã lực với kích thước chỉ nặng 2 tấn cả lò hơi lẫn động cơ là rất nhẹ.
Thêm 1,5 tấn khung gầm bánh thì chỉ tổng 3,5 tấn cả khung gầm động cơ.
Nhiều người ngộ nhận động cơ hơi nước cồng kềnh và nặng hơn động cơ đốt trong, sự cồng kềnh nặng nề là do lò hơi. Động cơ hơi nước đốt ngoài (không bao gồm nồi hơi) nhỏ hơn và nhẹ hơn động cơ đốt trong. Nó cũng phù hợp hơn với các đặc tính tốc độ và mô-men xoắn của trục, do đó tránh được sự cần thiết của hộp số nặng và phức tạp cần thiết cho động cơ đốt trong.
Đây là những kiến thức để giải thích nều cố tình chế lò hơi nhỏ thì bộ động cơ- lò lơi của xe BTR không có to nặng bao nhiêu.
Như đã nói, vấn đề động cơ hơi nước Đại Việt không quá yếu nếu so sánh những năm thập niên 1900 nhưng các vấn đề khác đều yếu.
Khung gầm, truyền lực, hệ vô lăng điều hướng, bảo vệ chống rỉ, giảm sóc, phanh... đều yếu. Và yếu nhất đó là kinh nghiệm chế tạo xe đường bộ.
Huy ký có thể hiểu về máy móc , nhưng Huy là chuyên về kết cấu cơ khí hàng hải. Ký thì thích thích Moto phân khối lớn cho nên hiểu cơ khí của xe này. Đối với hệ xe bốn bánh đường bộ thì cả hai người không có quá nhiều kinh nghiệm.
Cho nên mẫu xe tải đầu tiên này nếu chạy thật sẽ có vô vàn lỗi nhỏ và hạn chế. Khả năng cao là phải cần 5-7 năm sau khi đưa vào hoạt động thực tế thì các kỹ sư Đại Việt mới có thể từ từ khắc phục.
Hiện này chiếc xe bọc thép bộ binh này rất khó đi vào địa hình phức tạp, chỉ có thể đi đương nhựa, đường bằng phẳng là chính, tốc độ không thể cao vì độ cân bằng còn đang trong quá trính tính toán để hợp lý, đi nhanh rất dễ lật.
Kinh khủng nhất đó là lò hơi nằm bên trong khoang xe, tuy đã cố cách nhiệt bằng mọi thứ có thể nhưng vẫn rất nóng. Đây là lý do Ngô Khảo Ký cho dùng BTR duyệt binh tháng 11. Nói thật nếu duyệt binh mùa hè có lẽ binh sĩ bên trong thịt thơm nức mũi.
Nói chung là vô vàn thách thức, cái xe này ở Đại Việt đúng là chỉ dọa người, đi đường nhựa các khoảng ngắn, bởi lẽ xông ngòi Đại Việt chằng chịt khắp nơi.
Nhưng Ngô Khảo Ký quên mất một chuyện, hắn chế tạo thứ này để dọa người thì Ngô Khảo Tước cũng muốn dùng để dọa người... Ký dùng Đại Việt quân sự áp đặt cho quốc gia khác là không được rồi, đó chính là điểm sai lầm. BTR hàng fake này có thể chưa đủ chất lượng để trở thành có ích cho hệ thống quân sự nội địa Đại Việt. Nhưng với quốc gia khác thì không phải không có ích.
Đương cử như tình hình của Bắc Nguyên vậy.
Bắc Nguyên có hai khu vực rộng lớn. Đồng Bằng ít bị chia cắt bởi sông suối Hà Bắc, và Thảo Nguyên Liêu Đông rộng lớn.
Như Ngô Khảo Tước kì kèo cùng xin xỏ, Ngô Khảo Ký cảm thấy BTR dù còn quá nhiều hạn chế nhưng hoàn toàn có thể chạy ở Thảo Nguyên hay một số vùng đồng bằng Hà Bắc.
Kết cấu của xe BTR hiện nay không thể chống đạn pháo bắng thẳng, nhưng nó lại miễn nhiễm với các loại vũ khí lạnh. Lúc này giáp ngoài của BTR diện ích tầm 27m2 dày 3mm nặng tầm 4,3 tấn.
Ngô Khảo Ký hoàn toàn có thể nâng lớp giáp lên 5mm nặng 6 tấn hơn thì xe vẫn chạy được, bố trí thêm khung thép chịu lực chữ T cùng gỗ cứng hơn cho BTR, dự kiến nâng tổng trọng lượng xe lên 12 tấn thay vì 7 tấn lúc này. Vậy thì Ngô Khảo Tước hoàn toàn có thể dùng ở Bắc Nguyên một số khu vực cụ thể với hệ số an toàn chấp nhận được.
Như đã nói , thằng Tước khóc lóc than thở, lãnh thổ hắn quá rộng, quản lý rất mệt, thi thoảng vẫn có bộ lạc khùng điên nổi loạn. Tất nhiên Tước dập cái bẹp, nhưng mà như vậy hắn mệt mỏi.
Tước có một loại vũ khí như BTR, với tác dụng răn đe là chính.
Nhưng Ngô Khảo Ký nghĩ không hẳn, lúc đã nghĩ thông thì Ngô Khảo Ký sẽ rất sáng suốt.
Đối thủ của Ngô Khảo Tước là ai? các cuộc khởi nghĩa tự phát của các nhóm bộ lạc đòi ly khai. Làm gì có đạn pháo đâu, mà Tước cũng không thể mang pháo đi thảo nguyên mênh mông bắn nhau. Cho nên Tước đi dẹp loạn cùng lắm là trang bị theo súng Flintlock made in Đại Việt.
Được rồi Flintlock đối với quân du mục cưỡi ngựa của Ngô Khảo Tước cũng không mấy tác dụng, vì chỉ bắn được một viên là lại phải dùng cung tên , đao thương. Tốc độ hai bên quá nhanh không có thời gian lên đạn, và thêm vô đó, lên đạn súng muzzleloader ( lên đạn đầu nòng) ở trên lưng ngựa là không thực tế.
Vì vậy Ngô Khảo Tước đi chinh phạt là ít súng pháo, hắn súng pháo chỉ để thủ Bắc Bình và Liêu Đông hai nơi quan trọng nhất của Bắc Nguyên. Bắc Bình quản Hà Bắc, Liêu Đông quản thảo nguyên.
Chính vì lẽ đó cuối cùng Ngô Khảo Tước chiến đấu vẫn là kỵ đối kỵ là chính. Tuy kỵ binh của Ngô Khảo Tước là siêu cấp kỵ binh trang bj giáp, vũ khí, cung nỏ tốt nhất được mệnh danh là Thiên Lang Kỵ Thảo Nguyên. Nhưng nó vẫn nằm trong phạm trù “đánh được” trong mắt bọn nổi loạn.
Ngô Khảo Tước muốn có một loại vũ khí mang tính chấn nhiếp, tức là nhìn thấy đã không muốn kháng cự, từ đó Tước dễ quản hơn cái đám bất trị kia.
Đúng vậy, mục đích của Tước chính là dọa.
Nhưng Ngô Khảo Ký thông não nên nghĩ khác đi... tại sao chỉ có thể dọa?
BTR không thể dùng ở Đại Việt nhưng hoàn toàn có thể dùng ở Bắc Nguyên lạnh lẽo... không khí mát mẻ nơi này thích hợp với BTR không có điều hòa chỉ có quạt thông gió gầm.
Địa hình Bắc Nguyên tương đối bằng phẳng ở thảo nguyên, phần lớn khu vục Hà Bắc cũng khá bằng phẳng. Việc trồng lúa mạch, mì thay vì lúa nước cho nên nơi này các cánh đồng làm gì ngập nước đâu, thậm chí nếu chạy chậm tốc độ 10-15km/g thì BTR hoàn toàn có thể càn qua nơi này.
Thử tưởng tượng, ngươi đang dàn trận địa trên thảo nguyên, bỗng chốc có chục cái BTR húc lên, bắn vài phát pháo dọa dẫm, còn lại là dùng húc thẳng vào đội hình mà tiến... kéo theo sau là một đám Thiên Lang Bắc Nguyên Kỵ tàn độc săn mồi....
Chỉ cần đánh một lần như vậy thì coi như sợ đến già không dám làm ẩu nữa.
Có tính đe dọa lại có tính thực dụng nhất định.
Rõ ràng BTR rất có không gian phát triển.
Chỉ là do đối thủ giả tưởng của Ngô Khảo Ký là Richard < Cánh Tay Trái> và Benjamin cho nên hắn mới cảm thấy BTR gân gà, cũng vì Địa hình Đại Việt quá quái cho nên Ngô Khảo Ký mới cảm thất BTR ít ứng dụng hay là chưa đủ chất lượng để ứng dụng ở Đại Việt . Hệ số an toàn thấp khiến Ngô Khảo Ký không muốn dùng ở Đại Việt , nhưng bọn Đại Tống – Bắc Nguyên – Medang- Lavo quan tâm thứ này?
Cho nên Ngô Khảo Ký dùng ánh mắt Đại Việt đánh giá BTR sau đó áp đặt cho đồng minh là sai lầm lắm thay.
Hiện tại có 73 khung gầm 30 chiếc đã được chế tạo thành BTR-DV92, Ngô Khảo Ký lần này.... chơi lớn....
“ Yên tâm cu Tước, anh sẽ sửa lại 15 chiếc BTR chuyển cho chú mày, đảm bảo không chỉ dọa người mà còn có thể đánh người. Đôi ngũ kỹ thuật sẽ đi theo để đào tạo nhân viên Bắc Nguyên” Ngô Khảo Ký gỡ tay thằng Tước ra.
Nó đang ôm ghì khóa cúng Ngô Khảo Ký ăn vạ đòi có xe BTR.
“ Thật..?”
Cốp
“ Úi Úi.....”
Là vua Bắc Nguyên thì sao, vẫn là em của Ngô Khảo Ký vẫn ăn gõ đầu. Ở Bắc Nguyên thằng Tước chuyên đi gõ người khác, lúc này cảm giác ký ức thân quen lại ùa về.
“ Thật đệ vẫn muốn ở bên cạnh đại ca như ngày nào... làm Đế Bắc Nguyên quá lạnh lẽo..” Ngô Khảo Tước ít khi tần tình tâm sự...
Hắn gương mặt cô đơn... đượm chút nhớ nhung.
Có lẽ ở Bắc Nguyên hắn quá cô đơn, ngôi báu , quyền lực đã là gì? Thực tâm hắn vẫn muốn ở bên Ngô Khảo Ký để xông pha...
Ngô Khảo Ký hiểu chứ, chính bàn tay hắn đã đẩy Tước lên vị trí cao vợi nhưng lạnh lẽo đó...
Chỉ biết ôm vai em trai vỗ vỗ động viên... con đường đã đi rồi, quay lại là không thể...
Cũng có thể vì cảm giác cô đơn này mà thằng Tước nó hay quậy, chỉ khổ cho đám Tiểu Á thôi.
“ Lãnh thổ rộng muốn quản lý được thì phải có những khu tập trung cùng giao thông tốt.... Ngươi lập mấy khu tập trung được ở thảo nguyên, anh cho người xây công ty thép ở Hà Bắc, giúp ngươi xây đường ray xe lửa. Có xe lửa quản lý thuận lợi hơn. Lúc đó muốn nghỉ hưu thì tìm một đứa suất sắc nào đó kế vị, ba anh em ta lại đoàn tụ được rồi..”
Mắt thằng Tước sáng lên ....
“ Phải phải... đánh xong Tây Á.. xây xong đường sắt ... nghỉ hưu về Đại Việt “
“ Cốp..”
“ Ái..”
Khốn nạn, giang sơn thay đổi bản tính khó bỏ, đánh xong Tiểu Á là cả đống việc phải quản lý ở đó mà nghỉ hưu, còn đòi đánh tận Tây A thì cả đời này mày đừng mong nghỉ....
Cốp thêm một cái nữa.
Ai theo dòng luyện thể mời "thẩm" bộ xem thế nào :lenlut