Vân Bách cởi áo vest mắc lên thành ghế sô pha, tay đặt trên thành ghế, hai chân vắt chéo, nheo nheo mắt nhìn người đàn ông trước mặt.
“Nói chuyện với tôi là tính tiền bằng phút đấy, cậu định cứ ngồi im thế sao?”
“Tôi có chuyện muốn hỏi cậu.”
Nghe được giọng điệu nghiêm túc của Phùng Thiệu Sơn, Vân Bách thu lại bộ dáng đùa giỡn ban nãy, hất hất cằm: “Nói đi.”
“Vết sẹo ở đây của cô ấy vì sao mà có?” Phùng Thiệu Sơn đưa tay đặt lên vị trí ở đùi non, Vân Bách vừa nhìn thấy hành động của anh, tức điên lên đưa hai tay nắm lấy cổ áo anh.
“Mẹ kiếp! Cậu làm sao mà biết vết sẹo ấy?”
Anh không tin là Vân Tịch sẽ cho tên này xem, nó để ý vết sẹo ấy nhất sẽ không có chuyện vô cớ mà cho người khác xem, nhất là Phùng Thiệu Sơn. Thế nên trong tủ quần áo của cô toàn là váy dài hoặc quần dài, để có thể che đi vết sẹo ấy, trừ phi là tên khốn này dám ***** *** em gái anh cởi đồ thì mới thấy được.
“Tôi vén váy cô ấy lê—“
Phùng Thiệu Sơn còn chưa nói xong đã nhận ngay một cú đấm của Vân Bách, cú đấm này thật sự không nương tay, khoé môi anh toé máu, răng hàm bên trong cũng rung hết cả lên. Vân Bách còn định đánh thêm đã được trợ lý ngăn ra, chỉ tội nghiệp cho trợ lý của anh phải vất vả lắm mới ngăn được.
Phùng Thiệu Sơn nhận thấy cảm xúc tức giận của Vân Bách, ngón tay cái xoa xoa vết máu ở khoé miệng, nhíu mày nói: “Cậu bình tĩnh đã. Tôi chỉ muốn xem cô ấy có bị thương hay không, thì vô tình thấy được.”
Như nghĩ đến điều gì đó, anh cười nhếch mép bồi thêm: “Nếu tôi muốn làm thì đã làm từ sớm rồi.”
Vân Bách còn chưa kịp bình tĩnh lại đã bị câu này đả kích tiếp, nghiến răng nghiến lợi nói: “Mẹ kiếp! Cậu dám sao?”
Trợ lý bị kẹp ở giữa hai người đàn ông, một người lửa giận bừng bừng, người còn lại ngả ngớn thêm dầu vào lửa. Phải vừa tốn sức lực, vừa tốn công phu mồm mép mới ngăn được trận ẩu đả này, anh ta thầm nghĩ nhất định sau này phải yêu cầu tăng lương mới được, tôi khổ quá mà.
Mất thời gian chừng vài phút, khung cảnh trong phòng làm việc mới trở lại như trước, ngoại trừ lồng ngực đang phập phồng vì tức giận của Vân Bách và khoé miệng rướm máu của Phùng Thiệu Sơn.
“Cậu muốn biết chuyện gì?”
“Tất cả” Phùng Thiệu Sơn nghiêm túc nói, anh biết đây không phải là thời điểm tốt điểm nói về chuyện này nhưng thái độ chiều nay của Vân Tịch làm anh cảm thấy nhất định đã có chuyện gì xảy ra với cô. Một người được gia đình yêu thương để ý thì không thể nào có vết sẹo như thế được.
Vân Bách từ chối thẳng thừng: “Chuyện này không phải cậu nên hỏi con bé sao?”
“Không được, đây chắc chắn là chuyện không vui vẻ gì, tôi không muốn cô ấy lại nhớ đến.”
Vân Bách cũng không từ chối nữa, châm điếu thuốc rít một hơi mạnh, khói thuốc làm mờ đi mọi đường nét trên khuôn mặt anh, nhưng sâu trong ánh mắt vẫn có một nỗi tang thương nhàn nhạt còn hiện hữu.
Câu chuyện cũ như một thước phim quay chậm, từ từ hiện ra trước mắt hai người.
Vân Tịch được sinh ra trong tình yêu thương của gia đình, dù cha mẹ có ly hôn nhưng tình cảm cô nhận được lúc nào cũng đầy ắp, không thiếu phân nào. Vân Trạch Huy, không phải là một người tốt nhưng với gia đình ông chắc chắn xứng danh ông bố tốt, khi ly hôn ông bằng lòng nhường hết tài sản cho Thương Lệ chỉ để được quyền nuôi dưỡng hai con. Tất nhiên, Thương Lệ không đồng ý, bà ta chỉ nhận năm mươi phần trăm tài sản, phần còn lại và con cái bà ta để lại cho Vân Trạch Huy, coi như phần tình nghĩa cuối cùng.
Cứ ngỡ hai đứa nhỏ cứ thế mà lớn trong tình yêu thương của ba thì một cuộc tai nạn bất ngờ đã cướp đi ông. Năm Vân Bách 11 tuổi, Vân Tịch 9 tuổi, được Thương Lệ đưa về nhà riêng, một năm sau bà ấy kết hôn với Từ Hạo, một tên nhà văn không biết từ đâu ra mà bà ta coi là báu vật.
“Bọn họ ân ái hạnh phúc, không để tâm đến hai anh em tôi, nhưng chúng tôi cũng không cần. Ba tôi đã dạy, không cần trông chờ tình cảm của người khác, tự mình phải yêu lấy mình, tôi còn là anh trai phải bảo vệ và chăm sóc em gái.” Vân Bách nói đến đây thì rưng rưng, cười tự giễu.
Thời gian cứ thế trôi qua, đến lúc Vân Bách học cao trung, anh khi đó nhỏ tuổi ngông cuồng, thêm phần không có người lớn dạy bảo nên càng hư hỏng bất trị. Thương Lệ khi đó đắm say với tình mới không thèm để ý đến anh, Từ Hạo thì càng không dám hó hé gì. Có lần ông ta nói kháy ba anh liền bị anh cho một quyền, răng cửa cũng lung lay, ông ta sợ không dám làm gì, chỉ có thể âm thầm ghi hận. Có một khoảng thời gian, ông ta tìm mọi cách làm cho Thương Lệ phải đưa Vân Bách vào học trường quân đội. Lúc đầu bà ấy cũng không đồng ý, nhưng dần dà không biết bị Từ Hạo cho ăn bùa chú gì, cuối cùng cũng đồng ý.
“Cậu biết trước khi đi tôi đã nói gì với bà ấy không?”
Phùng Thiệu Sơn lắc đầu, Vân Bách tự trả lời: “Tôi nói: Muốn con đi cũng được, nhưng mẹ phải bảo vệ được Vân Tịch, không để ai làm hại con bé. Nếu con bé bị bất kì ai thương tổn dù đó có là Từ Hạo thì con nhất định cũng không tha.”
Thương Lệ chưa kịp nghĩ gì đã vội đáp ngay: “Anh nói ai thì tôi không biết, nhưng Từ Hạo ông ấy cần gì phải để ý đến em gái miệng còn hôi sữa của anh.”
Trước khi đi anh cũng đã dặn dò Vân Tịch rất nhiều lần, dù có chuyện nào cũng phải tự bảo vệ bản thân, mọi chuyện còn lại đã có anh lo. Thương Lệ lúc ấy tuy phản bác lời Vân Bách nhưng bà ta vẫn âm thầm quan sát Từ Hạo, ông ta cũng sợ bà nên hai năm sau đó Vân Tịch vẫn bình an vô sự. Đến kì nghỉ hè của năm hai cao trung Vân Bách trở về nhà thì thấy rất nhiều khuôn mặt mới, không thấy người hầu cũ của Vân gia đâu, hỏi Vân Tịch thì cô nói là: “Mẹ chê mấy người kia làm việc không cẩn thận, nên cho nghỉ hết rồi.”
Nói đến đây, Vân Bách đã châm đến điếu thuốc thứ ba, giọng anh đầy tự trách: “Nếu lúc ấy tôi để tâm đến việc này thì đã không có chuyện đó xảy ra.”
Sau kì nghỉ, trước khi quay lại trường, anh đưa cho Vân Tịch một con dao xếp, dặn dò cô đem theo để phòng thân. Lúc ấy Vân Tịch còn cười với anh, cô thuận thế để nó trên tủ đầu giường, rồi quên béng đi mất. Sau khi Vân Bách đi được một tháng, bỗng một hôm anh nhận được điện thoại của dì Trần, một người giúp việc cũ may mắn còn sót lại, điện thoại vừa thông anh đã nghe được giọng nói gấp gáp của bà.
“Cậu Bách, tôi lén thấy quản gia bỏ gì đó vào sữa của cô chủ nhỏ. Một lát sau lại thấy, Từ Hạo lén lút mở cửa phòng cô ấy, không biết sẽ làm chuyện kinh khủng gì nữa.”
Lúc nghe được tin ấy, bất chấp tất cả dù có bị kỉ luật hay chăng nữa, anh vẫn cố chấp trốn khỏi trường. Nhớ lại mấy hôm trước, anh em cũ của ba anh là chú Nghiêm đã được ra tù, ông không tìm được Vân Tịch chỉ có thể liên lạc với anh. Nhanh chóng gọi cho ông cùng đến, trong lòng anh lúc ấy chỉ muốn giết chết tên khốn kia.
Nói đến đây giọng nói Vân Bách im bặt, mím chặt môi hai mắt cũng nhắm chặt lại, tay anh cuốn chặt lại thành hai nắm đấm, gân xanh trên cánh tay chổ vết sẹo càng trông dữ tợn hơn. Phùng Thiệu Sơn biết nhưng lời anh ta sắp nói đây, sẽ là điều tồi tệ nhất, đã không có một phép màu nào xảy ra với cô gái nhỏ ấy.
Lúc Vân Bách cũng chú Nghiêm phá cửa đi vào, đã thấy trên cánh tay Từ Hạo bê bết máu, còn em gái trên người không một mảnh vải, hai mắt cô vô hồn nhìn anh. Nhanh chóng tiến đến dùng chăn vào áo khoác bao chặt cô lại, ôm cô vào lòng, nghẹn ngào dỗ dành: “Bé Tịch ngoan đừng sợ, có anh ở đây rồi, không sao đâu.”
Phùng Thiệu Sơn nhìn thấy giọt nước mắt trên khoé mắt anh, giọng anh trầm đục khàn khàn: “Chưa lúc nào mà tôi cảm thấy bản thân vô dụng như lúc ấy, tôi chỉ biết ôm nó vào lòng ngoài ra không thể làm gì được cho nó…”
“Tên đó là cầm thú thì không nói đến làm gì, nhưng cậu biết mẹ tôi đã nói gì không?”
“Bà ấy là mẹ ruột của chúng tôi, thế mà lại nói tất cả là tại Vân Tịch, nói con bé cướp chồng, nói con bé không biết xấu hổ quyến rũ chồng bà. Tôi cãi lại thì bà ta thà từ con, chứ nhất quyết phải bảo vệ được người chồng “hoàn hảo” trong lời bà ta. Từ câu từng chữ như giết chết con bé, nó như cái xác không hồn ngồi trong lòng tôi nhìn chằm chằm lên đèn trần nhà..”
Nhưng bi kịch không đi một mình, nó lúc nào cũng đi theo một chuỗi chỉ cần bi kịch này diễn ra thì nhất định những bi kịch khác sẽ liên tục kéo đến.
“Chúng tôi còn tìm rất nhiều đoạn băng kinh tởm trong phòng làm viêc của ông ta. Không biết từ lúc nào trong phòng ngủ của Vân Tịch đã được lắp camera quay lén, mọi hoạt động riêng tư của con bé đã đã được quay lại….năm đó con bé mới có mười hai tuổi.”
Mười hai tuổi, năm mười hai tuổi cô nhóc ngây thơ vui vẻ ấy không hề biết mình đã bị một tên xấu xa âm thầm giở trò đồi bại suốt ba năm trời…
Khi biết được cô phải tuyệt vọng đến mức nào?
Phùng Thiệu Sơn khó khăn lắm mới mở miệng được, nói không thành câu hỏi anh: “Sau đó thì sao? Tên khốn đó như thế nào?”
“Cậu có tin nhân quả báo ứng không? Vân Tịch không cho tôi giết người, mẹ tôi dùng cách đoạn tuyệt quan hệ để đổi lấy mạng sống cho ông ta, lúc ấy tôi không đồng ý nhưng ông ta vẫn trốn được. Vậy mà ông ta vừa ra khỏi nhà, đã bị một chiếc xe bồn lớn đâm phải, cú va chạm làm ông ta bị chết não, từ nay về sau chỉ có thể nằm đó. Nhưng điều kì lạ nhất là, sau khi sự việc xảy ra không tìm thấy tài xế đâu cả, ngay cả camera cũng không quay được cảnh tài xế bỏ trốn….trong xe chỉ còn lại mùi xì gà mà lúc ba tôi còn sống rất hay hút.”
“Còn vết sẹo cậu nói đến, đáng lẽ nó còn kinh khủng hơn thế.” Vân Bách vén tay áo, trên cánh tay anh một vết sẹo bỏng trải dài hiện ra trước mắt Phùng Thiệu Sơn.
“Tôi đưa con bé sang nước ngoài điều trị chứng u uất và trầm cảm nặng, con bé phải cạo cả tóc đi, phòng thì lúc nào cũng người canh chừng 24/24 để tránh trường hợp nó tự thương tổn chính mình. Vậy mà có một lần, không hiểu sao nó lại lén được xuống phòng bếp, lấy phích nước sôi trên bếp…con bé như người điên mất trí dùng phích nước sôi để đổ xuống hạ thân của mình..”
“Khi tôi nhào đến ngăn cản nó, chỉ nghe nó lập đi lập lại câu: Anh trai.. em bẩn lắm phải rửa…phải rửa.”
“May mắn sau chuyện đó, con bé dần trở nên tốt hơn, đó là nghị lực đối đầu với mọi thứ của con bé vì người ngoài không ai có thể giúp đỡ nó ngoài chính bản thân mình cả…”
Phòng làm việc rơi vào yên tĩnh, cảnh tượng ấy chỉ dùng vài câu nói đơn giản kể lại nhưng nó thật sự đã xảy ra, không có một phép màu đến với Vân Tịch. Một cô gái vui vẻ, thích lo chuyện bao đồng như vậy ai có thể nghĩ đến cô đã phải trải qua chuyện kinh khủng đến thế….
—
Tác giả: Mong người dù có gặp chuyện khó khăn đến mấy đều có thể cố gắng vượt qua giống Vân Tịch!!