Mộng Về Tiền Kiếp

Chương 101: Theo dấu Đức Thánh Trần 70



Quay lại sự việc chiếu thư yêu cầu 6 điều mà sứ bộ nhà Nguyên mới đưa. Nhà Trần vẫn dùng cớ thoái thác 5 điều đầu tiên như các lần trước, chỉ đáp ứng điều thứ 6 – trao trả tù binh. Riêng Ô Mã Nhi, Hưng Đạo Vương giao hắn cho Yết Kiêu "chăm sóc đặc biệt”, khiến hắn chết trên biển để cho nhà Nguyên muốn hỏi tội cũng không tìm được chứng cứ.

Tới tháng 4 năm 1289, vua ban thưởng cho các tướng lĩnh, quan quân tham gia kháng chiến chống quân Nguyên.

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn được phong tước "Đại Vương", Nguyễn Khoái được phong Liệt hầu và 1 hương (xã) làm thái ấp. Phạm Ngũ Lão được phong Dực Thánh quân,

Yết Kiêu được phong là Triều Trần Hữu Tướng Đệ Nhất Bộ Đô Soái Thủy Quân, tước Hầu. Các thủ lĩnh người dân tộc như Mường, Tày, Thái, Dao có công lao trong kháng chiến cũng đều đều phong chức phục Hầu...

Đúng như dự đoán, Đỗ Hành lập công lớn bắt được Ô Mã Nhi và Lệ Tích Cơ vương nhưng dâng nhầm ‘địa chỉ’ mà chỉ được phong “Quan nội hầu”.

Hưng Trí Vương Trần Quốc Hiện cũng có công lớn nhưng vì không nghe lệnh vua mà đem quân truy đuổi Thoát Hoan thay vì thả cho chúng đường sống nên không được phong thưởng.

Trần Ích Tắc vì theo nhà Nguyên nhưng do là hoàng thân quốc thích, vua Trần Nhân Tông không nỡ đổi họ xóa tên nên ngài đổi gọi Trần Ích Tắc là Ả Trần (ý nói “nhát như đàn bà con gái”).

Trần Kiện và Trần Văn Lộng cũng hàng giặc từ sớm, tuy bị Địa Lô và Đại Hành giết chết trước đó nhưng vua Trần Nhân Tông vẫn ra sắc lệnh bắt con cháu hai người cũng bị tịch thu gia sản và đổi sang họ Mai...

Chớp mắt đã qua thêm 1 năm, tới năm 1300, Hưng Đạo Đại Vương ốm nặng. Vua Trần Nhân Tông đến thăm và thỉnh giáo Hưng Đạo Đại Vương về kế sách chống giặc sau này.

Vua Trần Nhân Tông hỏi: “Hưng Đạo Đại Vương, nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào?”



Hưng Đạo Đại Vương đáp: “ Bêh hạ, làm gì cũng vậy, phải biết thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Đánh giặc cần phải biết dựa vào “thế” mới được. Cái gì là thế, chính là khi cả 3 yếu tố trên (thiên thời, địa lợi, nhân hòa) đều đáp ứng được, có những "thế" là do trời ban, có những khi chúng ta phải tự giành lấy 3 yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa để đạt được "thế".

Ví như ‘Thiên thời’ ta chủ động giành là khi quân Nguyên tháng 9 gửi sứ sang, ta bắt giam sứ thần lần 1, quân chúng lại gửi sang lần 2, lần 3 trong tháng 10 và 11, tức là ta lùi được 3 lần tới tháng 12 rồi sang đầu xuân quân chúng mới tấn công, chúng ta lại đánh dầm dề chờ đến khi chuyển mùa khiến quân của chúng vì không quen thời tiết mà ốm, bệnh dịch tràn lan.

Lại ví như ‘Địa Lợi’ là khi ta biết lợi dụng vùng núi hiểm trở để ẩn náu, lợi dụng sông ngòi để hành quân, tấn công quân địch, đánh nhanh rút gọn.

Còn ‘Nhân hòa’, bệ hạ phải nhớ câu “lấy dân làm gốc”mà truyền lại răn các đời sau, biết khoan sức dân mới là kế sâu bền gốc rễ, là thượng sách giữ nước. Những chuyện khác ta đều ghi trong “Binh thư yếu lược”. Còn giữ được sách này, còn người làm theo sách này thì chúng ta không lo không chống được giặc phương Bắc”.

Bệnh tình Hưng Đạo Đại Vương chữa mãi không khỏi. Những ngày này, Trần Thần vẫn luôn bên cạnh vương trò chuyện, tâm sự. 2 người cùng ôn lại những chuyện từ thủa ấu thơ, rồi đến trưởng thành. Nhắc lại chuyện cướp dâu năm ấy, cả 2 không khỏi bồi hồi.

Hưng Đạo Đại Vương nói: “Quả thật ngày ấy ta thực liều mạng, vì ý chung nhân mà dám cược cả mạng sống đi vào...còn kéo cả ngươi và dưỡng mẫu tham dự, suýt mất mạng. Nhưng nếu cho ta trở lại ngày ấy, ta cũng vẫn làm như vậy”. Nói rồi, ngài mỉm cười nhìn Trần Thần, “ngươi hy sinh hạnh phúc riêng, chọn cả đời cô độc làm bạn bên ta, cảm ơn ngươi nhiều lắm, có kiếp sau, ta mong lại có ngươi đồng hành”.

"Vương, được theo vương là vinh dự của nô gia. Mong là chúng ta sẽ còn gặp lại”. Trần Thần nắm lấy bàn tay Hưng Đạo Vương mím chặt môi để không bật ra tiếng khóc.

Nửa canh giờ sau, khi con cháu tụ tập đông đủ, Hưng Đạo Đại Vương dặn dò chuyện hậu sự xong xuôi, ngài mới thanh thản ra đi. Cả phủ vang lên tiếng khóc than, bầu không khí chìm trong tang tóc. Sau lễ tang Hưng Đạo Đại Vương, Trần Thần xin về quê cũ A sào để sống cùng anh em, họ hàng ở đó. Lúc này ta mới từ biệt hắn trở về. Trước khi ta rời đi hắn dặn: “ngươi trở lại kiểm tra xem ta có tên trong sử sách không. Nếu không có, nhất định ngươi phải viết 1 cuốn sách về ta để cho người thời đại các ngươi biết. Bên cạnh Hưng Đạo Đại Vương từng có một người hầu cận trung thành”.

Ta đáp lời Trần Thần: "Được rồi, ta nhất định sẽ viết sách. Thần ca yên tâm”...

Vậy là chuyến du hành về tiền kiếp qua thời không thứ 3 của ta đã hoàn thành. Ta ngừng gõ bàn phím ảo trên điện thoại. Khép lại hơn 100 chương “Mộng về tiền kiếp - Quyển thứ Nhất”.