Mộng Về Tiền Kiếp

Chương 41: Theo dấu Đức Thánh Trần 10



"Tâu thánh thượng, mấy ngày nay chúng thần cũng đã nghiên cứu bản đồ, thống nhất đưa ra ý kiến điều chuyển quân tăng cường cho các vùng chủ chốt. Đây là bản đồ, chúng thần cũng đã ghi rõ lượng quân dự phân chia cho từng căn cứ, mong thánh thượng xem xét”. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn cho người dâng lên tấm bản đồ lớn, 2 tên lính đứng giữ 4 góc bản đồ. Hưng Đạo Vương nói tiếp. “hiện tại quân Mông Nguyên đã chiếm đc Đại Lí ở mạn phía tây nước ta, mạn phía bắc nước Nam Tống vẫn còn, 2 nước Nam Tống và Mông Cổ trước kia liên hợp, sau xảy ra mâu thuẫn lại thành đối địch, nên mạn bắc chúng ta khá an toàn.

Vậy nên quân đội chủ lực sẽ tập trung ở phía tây, căn cứ chủ chốt lập phòng tuyến nghênh địch là Bình Lệ Nguyên (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc). Địa hình từ Bình Lệ Nguyên về đến kinh thành là đồi núi thấp, bất lợi cho ta kháng địch, thuận lợi cho quân kị binh Mông Cổ tấn công, nên khó giữ được phòng tuyến, thần đã tính toán, chúng ta sẽ đánh chặn nhằm tiêu hao lực lượng quân địch, sau nếu tình thế biến xấu sẽ lập tức rút quân về chốt chặn thứ 2, rồi lại tiếp tục dời về, rút về đến nơi có địa thế dễ phòng khó đánh.”

"Như vậy, căn cứ theo dự tính tình huống, chúng ta sẽ phải bỏ thành Thăng Long ?” vua Trần Thái Tông hỏi.

“Đúng vậy, bỏ thành dời kinh đô về Thanh Hóa, địa hình tương đối hiểm trở sẽ là biện pháp tốt nhất. Tuy nhiên không chỉ triều đình rời đi, mà ngay cả dân chúng, chúng ta cũng sẽ tiến hành sơ tán, mang tất cả lương thực, thuốc men, tiền bạc ra khỏi kinh, để cho quân địch 1 cái “vườn không nhà trống”, chúng hành quân xa, lại không thể mang theo nhiều lương thực, trước nay vốn dĩ kị binh Mông Cổ dựa vào cướp bóc mà duy trì, nay không có gì duy trì chúng, tất quân sẽ bại.” Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn lên tiếng giảng giải.

Vua Trần Thái Tông cùng các chúng thần đều gật đầu khen diệu kế. Sau khi đã thống nhất kế hoạch. Đầu tháng 10, vua chính thức xuống chiếu điều quân đến lập phòng tuyến chặn địch.

Trước đó, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn cũng đã sớm dự liệu chiến tranh vùng biên mạn phía tây nên đã thường xuyên cho quân tập trận trên 3 nhánh sông tụ về Bạch Hạc thuộc Bình Lệ Nguyên. Nay khi chiếu chính thức ban xuống, Thái tử Trần Hoảng cũng đưa quân đến đóng tại Bạch Hạc chi viện. Phòng tuyến thứ 2 xác định là Phù Lỗ, sau đó là bến Đông Bộ Đầu cửa ngõ vào Thăng Long sẽ trở thành phòng tuyến cuối cùng trước khi toàn quân rút đi theo kế hoạch.

Khi chúng ta đến Bạch Hạc, ta mới biết chuyện Hưng Đạo Vương đã sớm đoán được trận chiến này sẽ diễn ra. Khi đó ta bèn hỏi Trần Thần: “này, ngươi bên cạnh Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, ngươi có biết ngài ấy tính ra được cuộc chiến này từ khi nào không?”.

Trần Thần cười đáp: “Vương gia ngài ấy trên thông thiên văn, dưới tường địa lý. Phàm là sự vật sự việc xảy ra đều không thoát khỏi có quan hệ lẫn nhau. Vì như thời tiết chuyển biến dị thường tất có thiên địch hay nhân họa.”

"Trần Thần, nhà ngươi nói gì ta không hiểu”. Nghe hắn nói mà ta cảm thấy bối rối, đầu óc không đủ dùng.



Trần Thần haha cười rồi hỏi: “nhà ngươi không biết xem thời tiết để đoán việc sao”.

"Xem thời tiết đoán việc”. Ta lặp lại lời Trần Thần, suy nghĩ 1 chút rồi nói: “thời của chúng ta xem thời tiết chỉ để phục vụ cho nông nghiệp, ngư nghiệp, vận tải, cho dân trồng lúa tính vụ, cho thuyền ra khơi an toàn quay về, cho phương tiện các loại vận chuyển đi lại trên đường tránh khỏi mưa bão hay thời tiết xấu. Chỗ chúng ta có các trạm gọi là trung tâm dự báo khí tượng thủy văn chuyên dự báo thời tiết cho 1 tuần, phát hiện bão từ biển vào để cảnh báo cho người ra khơi nhanh chóng tìm nơi neo đậu trú ẩn an toàn, cho dân trong đất liền vùng nguy hiểm sơ tán tránh bão. Uhm, tóm lại quanh quẩn chỉ có thế.”

“Thiên văn học đến thời các ngươi sa sút thế cơ à?”. Trần Thần hỏi, đúng ra là 1 câu hỏi tu từ không cần câu trả lời, đoạn hắn nói tiếp: “Để ta chỉ cho ngươi 1 số điểm nhỏ về phép xem thời tiết đoán sự việc nhé. Vào Tiết Nguyên-đán, đúng tháng giêng, ngày mồng một, giờ tý lên lầu bí mật xem bốn phương.

Nếu thấy khi mây màu vàng, năm ấy thóc lúa trúng mùa lớn.

Nếu thấy khí mây màu trắng thì có việc binh-biến xảy ra, nếu chỉ có một vầng mây hiện ra một mình ở hướng nào thì ở hướng ấy có nạn đao-binh.

Nếu nhìn bốn phương không thấy mây mà chỉ thấy hai màu đỏ trắng liền nhau, thì màu đỏ tượng trưng cho máu, màu trắng tượng-trưng cho chất kim (gươm, đao) hai màu ấy hiện ra ở hướng nào thì ở hướng ấy sẽ dấy loạn.

Màu xanh là điềm có nạn gió bão, mầu đen là điềm có nạn mưa lụt ; nước nào có điềm ấy thì phải phòng-bị...”

“Dừng, dừng, dừng. Ngươi nói điểm chính đi, ta nghe mà loạn hết cả óc. Não ta vốn nhỏ, không đủ để dung nạp kiến thức cao siêu thêm đâu. Ta chỉ muốn biết Vương dự được trận này lúc nào thôi mà”. Ta nghe hắn nói mà đầu ong ong, ù ù cạc cạc như vịt nghe sấm, cảm thấy sắp sụp đổ đến nơi ta vội vàng lên tiếng ngắt lời hắn.