Mộng Về Tiền Kiếp

Chương 43: Theo dấu Đức Thánh Trần 12



“Đã biết, cho ngươi lui”. Vua Trần Thái Tông khẽ phất tay ra hiệu cho tên lính. Hắn đi lùi về sau vài bước rồi xoay người bước ra khỏi trướng.

Doanh trướng của vua Trần Thái Tông được dựng lên đơn sơ phía trung tâm, nhìn không khác các lều của tướng lĩnh xung quanh, bên ngoài chỉ có 2 lính canh, phía trong trướng đặt 1 chiếc án nhỏ cùng 1 chiếc nệm để vua duyệt tấu chương, bên cạnh phía tay phải là chõng tre có trải thêm 1 lớp đệm để ngài nằm nghỉ. Ngay đầu giường treo 1 bộ mũ áo giáp màu vàng đậm. Hầu bên cạnh vua là viên thái giám trung tuổi, tên Nguyễn Ly, y theo ngài từ khi vua mới đăng cơ cho đến nay. Sau khi nghe tin cấp báo, nhà vua nhìn Nguyễn Ly rồi ra lệnh: “cho triệu tập các tướng đến đây đi.”

Chừng 5 phút sau, các tướng lĩnh lục tục kéo đến, dẫn đầu là Thái sư Trần Thủ Độ, thái tử Trần Hoảng, Trần Quốc Tuấn, Lê Tần... Chờ các tướng lĩnh đến đông đủ, vua Trần Thái Tông bắt đầu cuộc họp khẩn: “các tướng, chúng ta vừa nhận được tin quân Nguyên Mông khoảng 3 vạn 5 nghìn quân đã tiến xuống, theo trẫm dự tính, tầm 4 ngày quân Nguyên Mông có thể tiếp cận Bạch Hạc, ta gọi các tướng đến để xác nhận lại phương án đánh chặn và rút quân 1 lần nữa.”

Thái sư Trần Thủ Độ nói: “ thưa hoàng thượng, tại các vị trí ven sông, và đường bộ dọc bờ sông Chảy đều có quân ta mai phục, đào hố cắm chông phía trong núi, đường đi làm bẫy để dụ địch. Hiện tại các nhóm quân nhỏ có lẽ đã bắt đầu theo kế hoạch tác chiến, trước hết, mạn bắc sẽ bắn tên diệt địch trên thuyền gây sự chú ý để chúng cử quân lên bờ truy kích, sau đó quân ta sẽ dụ chúng đến khu vực đặt bẫy nhằm tiêu diệt quân địch.

Phía mạn nam cũng sẽ đột kích làm tương tự với kị binh Mông Cổ, thủ lĩnh các tộc thiểu số là Hà Bổng, Hà Đặc rất am hiểu thiết trí trong rừng nên dù tính nguy hiểm cao hơn diệt thủy quân nhưng binh sĩ dưới tay Hà Bổng hoàn toàn có thể ứng phó được. Nếu thần tính toán không lầm, thì việc này hoàn toàn có thể làm chậm lại hành trình của quân Mông Nguyên tối thiểu 1 ngày, việc tiêu diệt quân địch có thể sẽ không đáng kể nhưng chắc chắn khiến chúng bị nhiễu loạn lòng quân và buộc gia tăng cảnh giác, phòng bị đêm ngày khiến tinh thần sa sút, sức chiến đấu sẽ giảm.”

Tướng Trần Quốc Tuấn cũng lên tiếng: “Muôn tâu thánh thượng, quân ta đã tập tại Bạch Hạc số lượng 2 vạn 3 ngàn binh sĩ. Các vị trí đội cung nỏ, đội bắn đá, bắn cầu lửa là đội tiên phong đều được sắp xếp ổn thỏa.”

Kế đến là thái tử Trần Hoảng bẩm tấu: “tâu phụ hoàng, đội quân lớp số 2 chịu trách nhiệm đánh giáp lá cà, hộ trợ phòng ngự cũng đã sẵn sàng.”

“Tốt!”. Vua Trần Thái Tông gật đầu nói: “theo như kế hoạch trước chờ thuyền giặc đến đội bắn đá cầu lửa và cung nỏ sẽ đánh tiên phong diệt địch ngay trên sông, khi chúng vào bờ, đội 2 do ta và Lê Tần, Trần Hoảng chỉ huy sẽ đánh giáp lá cà, sau đó thuận thế mà rút về hướng Phù Lỗ, các đội cung tiễn sẽ chịu trách nhiệm yểm hộ, đừng để xảy ra sơ sót”.



"Đã rõ”. Các tướng chắp tay cùng tâu.

“Các khanh lui đi”. Vua Trần Thái Tông ra lệnh.

Từ khi Trần Quốc Tuấn tiên đoán ngày binh động, ngài cùng vua Trần Thái Tông, thái sư Trần Thủ Độ, thái tử Trần Hoảng, tướng Lê Tần đã họp bàn thống nhất bí mật cho các nhóm quân nhỏ đóng giữ ngay sát biên giới, khi quân địch tiến đến, các nhóm này sẽ phụ trách quấy nhiễu chúng cả ngày lẫn đêm, đột kích bất ngờ và rút đi nhanh gọn khiến quân Nguyên Mông lúc nào cũng căng lên trong tình trạng phòng bị.

[Vùng sông giáp biên giới Đại Việt và Đại Lí]

Trời nhập nhoạng tối, bên bờ sông mạn bắc các nhóm lính đầu tiên đã sớm vào vị trí, có quân nấp trong bụi cây, nấp ở rìa sông, sườn núi, leo lên ngọn cây cao cao. Tất cả đều mang theo chủy thủ và cung nỏ. Nhận tín hiệu thống nhất tấn công, tất cả đồng loạt bắn tên về phía thuyền quân Mông Nguyên và quân Đại Lí - giờ đã trở thành 1 phần của đế chế Mông Cổ.

Moi tin tình báo, song thay vì bắt được người, các nhóm quân cử đi đổ bộ lên trên bờ sông lại rơi vào tập kích chết thảm nên sau đó thay vì cho quân đuổi theo truy sát lính tập kích của Đại Việt, quân Nguyên Mông lại cố thủ trên thuyền, chỉ cho quân bắn tên để phản công, chúng sợ cho lính rời đi sẽ lọt vào bẫy chông, bẫy lưới đã làm sẵn hay mưa tên từ nỏ cài tự động của Đại Việt lần nữa.

Hành trình 5 ngày đi thuyền vào đến Bạch Hạc thật không dễ dàng cho quân Mông Cổ, binh sĩ lúc nào cũng trong tình trạng áp lực cao, sơ sẩy 1 chút là bị mũi tên của binh lính Đại Việt bắn chết ngay trên thuyền, có động tĩnh, chúng lại vội vã giương cung nhắm bắn lên cây cao, bắn vào bụi cỏ khắp nơi, do quân Đại Việt dùng thuật ngụy trang ẩn thân rất tốt nên quân Nguyên Mông chỉ biết lắp tên bắn đại, rồi chẳng biết cầu lửa từ đâu bắn đến khiến chúng lại vội vã nhốn nháo dập lửa. Cứ mỗi đoạn đường lại có 1 vài trận tập kích, sau khi thuyền đi qua đoạn nào, quân Đại Việt lại cử người ở lại thu hoạch được rất nhiều mũi tên do quân Mông Cổ bắn lên trên bờ đem về làm dự trữ.