Nam Chính Là Của Tôi - Quan Mộc

Chương 23



Khi Khưu Bạch lên tàu hoả, bị đám đông chen chúc lấn tới lấn lui, thậm chí không thể quay đầu lại, đến lúc ổn định vị trí thì tàu đã phóng đi mất rồi.

Qua cửa kính, cậu nhìn thấy bóng dáng Chu Viễn đứng yên tại chỗ, thẳng tắp như một gốc cây thông.

Khưu Bạch mạnh mẽ vẫy tay, Chu Viễn cười cười cũng vẫy tay với cậu, mở miệng nói vài chữ nào đó.

Khưu Bạch thấy rõ, Chu Viễn nói: "Lên đường bình an."

Cậu cô đơn trở lại vị trí của mình nằm xuống, ngơ ngác phát ngốc, rời xa Chu Viễn, từ đáy lòng cậu cảm thấy như thiếu một mảnh ghép, vừa trống trải vừa khó chịu.

Cỗ xe cũ kỹ lắc lư, cậu bất giác chìm vào giấc ngủ.

Có lẽ là mấy ngày nay cậu không sao ngủ được, nên lần này cậu ngủ rất ngon. Mãi đến khi nhân viên trên tàu đẩy thức ăn đến rao lớn bán đồ hộp, cậu mới bị đánh thức dậy.

Nhìn bên ngoài cửa sổ, đã là buổi trưa, mặt trời treo trên đỉnh, đầu xe một đường hướng Nam mà đi.

Khưu Bạch lật qua lật lại túi hành lý, quả nhiên thấy bên trong có lương khô mà Chu Viễn chuẩn bị cho cậu.

Có một xấp bánh chiên trong hộp cơm, bên trên còn có phết thêm trứng và rắc thêm hành lá thái nhỏ. Vì được bọc bằng vải bông nên vẫn còn ấm, mùi thơm tỏa ra thu hút ánh nhìn của người khác thường xuyên nhìn đến.

Ngoài ra còn có sáu hoặc bảy quả trứng luộc chín và bánh màn thầu trong túi lưới.

Khưu Bạch đi lấy một cốc nước sôi, dự định ăn luôn.

Chờ đến khi cậu bẻ đôi bánh màn thầu ra, mới phát hiện bên trong có một lớp thịt băm béo ngậy.

Viền mắt Khưu Bạch có chút đỏ lên, làm sao bây giờ, mới xa nhau phút chốc, cậu đã bắt đầu nhớ Chu Viễn rồi.

Chu Viễn đưa Khưu Bạch đi, sau đó một mình đi bộ về nhà.

Anh nhìn căn phòng trống rỗng cảm thấy không thở nổi, còn chưa kịp nghỉ một lát đã bị bà nội gọi tới.

"Tiểu Bạch đi rồi?" Bà nội Chu hỏi.

Chu Viễn "Ừ" một tiếng, cầm lấy bình nước rót nước.

"Không nỡ?" Giọng điệu của bà nội Chu hơi có ý tứ sâu xa.

Chu Viễn dừng một chút, rũ mi mắt đưa nước cho bà.

Bà nội khẽ hừ một tiếng, "Ta già rồi, nhưng mắt chưa có mù."

Cháu trai mình một tay nuôi lớn nghĩ gì bà sao không thấy được chứ?

Hai nam nhân cả ngày dính nhau như hình với bóng, đầu ngón tay Khưu Tri Thanh bị rách miếng da, cháu trai bà cũng đau lòng một hồi lâu. Càng khỏi nói đến khoảng thời gian này cứ thất hồn lạc phách khi biết Khưu Bạch phải về nhà.

Dù là anh em ruột, quan hệ cũng không có tốt như vậy.

Bà Chu nhìn cháu trai cúi đầu không nói gì, nhớ tới hắn nửa năm qua biến hoá như thế nào. Nói chuyện nhiều hơn, tính khí cũng nhu hoà đi, thậm chí so với vẻ mặt lạnh lùng thường ngày thì giờ cũng cười nhiều hơn chút rồi.

Có thể thấy Khưu Bạch ảnh hưởng như thế nào đến hắn.

Nhưng bà còn chưa hết hy vọng, hỏi một câu, "Không kết hôn? Không muốn có con?"

Chu Viễn giương mắt, đáy mắt hiện lên vẻ đau khổ và bất lực, đây là một mặt yếu đuối khi đối mặt với người thân nuôi anh lớn mới có thể biểu lộ ra.

Bà nội từ nhỏ đã nói với anh, nhà họ Chu bây giờ chỉ còn lại một mình anh, muốn anh sau này lấy vợ sinh con, khai chi tán diệp, để nhang đèn Chu gia truyền thừa.

Nhưng hôm nay anh lại yêu một người đàn ông, anh không hối hận, chẳng qua là cảm thấy có lỗi với bà nội.

Những cảnh tượng ngày trước lướt qua trong đầu anh, một lúc lâu sau, anh lắc đầu, chậm rãi mà kiên định.

"Con chỉ muốn em ấy."

Bà Chu cảm nhận được nỗi buồn và sự đau đớn của cháu trai.

Khi lần đầu tiên nhận ra mối quan hệ giữa cháu mình và Khưu Bạch không bình thường, bà vừa ngạc nhiên, vừa tức giận, vừa buồn bã, vừa nghĩ đến việc tống cổ Khưu Bạch ra ngoài, như vậy có thể cắt đứt quan hệ giữa hai người kịp lúc.

Nhưng bà không phải loại gia trưởng phong kiến muốn khống chế con cháu trong tay, bà rất thương Chu Viễn, không muốn ép cháu mình.

Khưu Bạch cũng là đứa trẻ tốt, luôn nhẫn nại với bà, dỗ dành bà già như một đứa trẻ, còn chu đáo và ân cần hơn cả Chu Viễn.

Bà xem Khưu Bạch như cháu trai ruột mà đối xử, nếu như phải đánh đuổi cậu, bà không đành lòng, cũng không nỡ.

Bà cứ như vậy chần chừ mãi. Nhìn hai người bọn họ chung đụng ngày càng thân thiết, tâm tính thiện lương cũng càng mềm, càng như vậy bà càng không nhẫn tâm chia rẽ hai người.

Thôi thôi, đó là việc riêng cùa người trẻ tuổi, bà là một bà già sắp về với đất mẹ cũng đừng nhúng tay vào.

Bà nội Chu chạm vào chiếc áo khoác đệm bông màu đỏ mà Khưu Bạch mua, thở dài.

"Cháu lấy cái hộp ở dưới đáy tủ của ta ra đây."

Chu Viễn nghe lời đi lấy, bà nội lại kêu anh mở ra.

Chiếc hộp nhỏ tối màu chỉ dài ba tấc*, đựng một ít vàng và một chiếc vòng tay phỉ thúy tuyệt hảo.

*Ba tấc = 30 cm

"Vàng là tiền thưởng của phu nhân, những năm này ta vẫn luôn giữ lại, khổ hơn nữa cũng không lấy ra dùng, chính là vì muốn để dành cho cháu lấy vợ. Vòng tay kia là vật mẹ cháu lưu lại, cũng là định truyền lại cho vợ cháu."

Nghe đến mẹ, trong lòng Chu Viễn hơi loạn, hình bóng dịu dàng ôn nhu trong trí nhớ của anh gần như đã khuất dạng, anh đã lâu không nhớ rõ mẹ mình trông như thế nào.

Chu Viễn cầm lấy vòng tay tinh tế ma sát hai lần, liền trả về, "Cháu không kết hôn."

Bà nội Chu tức giận dùng sức đánh hai cái lên đầu cháu trai, "Đồ bướng bỉnh này!"

Cuối cùng lại cứng rắn nói: "Coi như là đàn ông, cũng phải đưa sính lễ chứ!"

Chu Viễn không thể tin được trừng hai mắt, "Bà đồng ý?"

Bà nội Chu đánh anh một cái, "Tiểu tử thúi, bà nội ta sống lâu như vậy, có cái gì mà chưa từng thấy!"

Bà nhấp một hớp nước nóng, nhớ lại quá khứ, "Năm đó lúc chạy nạn có đi ngang một ngôi làng. Làng nghèo đến mức không có đủ tiền để cưới một người vợ. Các cô nương trong làng đều được gả ra bên ngoài, còn lại một đám đàn ông ở lại, những chàng trai trẻ nhìn nhau vừa mắt thì kết nghĩa anh em, sống chung thành một nhóm, ta nhìn cũng thấy tốt đẹp."

Thấy cháu trai biểu tình sững sờ, bà nội Chu không nhịn được cười, "Được rồi, thu hồi bộ dạng ngốc nghếch đó của cháu đi. Ta lớn tuổi, cũng không có nhiều yêu cầu gì với cháu, chỉ hi vọng sau này cháu có thể sống thật tốt, còn không lấy vợ thì đó là quyết định của cháu. Tiểu Bạch là đứa trẻ tốt, lớn lên cũng đẹp trai, tốt bụng lanh lợi, cháu phải đối xử tốt với người ta."

Chu Viễn gật đầu, như muốn cười, sau đó lại nhịn được, nắm đấm buông ra, trong mắt có sự nhẹ nhàng cùng vui sướng không thể che lấp.

"Cháu đi nấu cơm." Chu Viễn bỏ lại một câu liền vội vã chạy đi, trong lòng như muốn nổ tung vì kích động, đành phải ra ngoài chạy vài vòng cho hoà hoãn lại.

Bà Chu nhìn bóng lưng chông chênh của cháu trai mà lắc đầu bất lực.

Khưu Bạch đã ở trên xe được một ngày rưỡi, chiếc xe lửa kiểu cũ lắc lư, cả người cũng sắp tan rã.

Bước chân lảo đảo đi xuống xe lửa, khắp nơi đều có người, cậu mắt tối sầm lại, đang lo tìm đường về nhà thì nghe thấy giọng nói lanh lảnh của một thanh niên trước mặt.

"Ca ca!"

Khưu Bạch hơi suy nghĩ một chút, lần theo tiếng kêu, thấy được một chàng trai trẻ tuổi đứng cách đó không xa vẫy tay chào, thiếu niên kia khuôn mặt tuấn tú đáng yêu, đứng bên cạnh là một người đàn ông trung niên mặc chiếc áo khoác dài thẳng tắp, hai người đều đang nhìn cậu.

Trong lòng chợt dâng lên một cảm giác thân thiết, là cảm giác giống như lúc cậu nhận được bức tranh của đứa em trai của nguyên chủ, Khưu Bạch biết điều này là do chút ý thức còn sót lại của thân thể này, chỉ có lúc gặp được người thân mới có thể lộ ra.

Cho nên, đây là ba Khưu Minh Chí cùng em trai Khưu Dương.

Khưu Bạch sắp xếp lại suy nghĩ của mình, sau đó mới lộ ra một nụ cười thật tươi, tiến lên ôm lấy Khưu Dương, "Dương Dương cao thêm rồi, em có nhớ anh không?"

Khưu Dương lúng túng nói: "Ừm, có một chút."

Khưu Bạch mỉm cười, quay sang nói với Khưu Minh Chí: "Ba, người và mẹ có khỏe không?"

Nhìn thấy đứa con trai đã lâu không gặp, vẻ mặt nghiêm túc của Khưu Minh Chí cũng nhu hòa mấy phần, " Ừm, chúng ta đều rất tốt, về nhà thôi."

Ngồi ở trên tàu, Khưu Bạch có nhìn cảnh tượng ở bên ngoài, Hải Thành không hổ là trung tâm thành phố ở các thế hệ sau. Những bước đầu của công cuộc cải cách và mở cửa đã hiện ra trước mắt, con đường đầy xe đạp và xe buýt qua lại, bốn năm tòa nhà cao tầng cũng đã mọc lên hai bên đường.

Có rất nhiều tòa nhà mang tính biểu tượng của Trung Hoa Dân Quốc nằm lộng lẫy và trang nhã trên đường phố.

Sông Hoàng Phổ mênh mông cuồn cuộn, trên mặt sông rộng rãi có đủ loại tàu bè qua lại.

Khưu Minh Chí và người nhà sống tại khu ký túc nhân viên của xưởng dệt, bởi vì vợ chồng Khưu gia đều là công nhân viên, nên nơi được phân cho có lầu, có ba gian phòng ngủ và một phòng khách, ở niên đại này đã là cực kỳ tốt rồi.

Khưu Minh Chí vừa mở cửa, một người phụ nữ trên tay cầm một cái thìa lớn từ bên trong lao ra, hét lên: "Con trai, con về rồi!"

Khưu Bạch giật mình, lùi nhanh về phía sau hai bước, hoảng sợ nhìn bà.

Người phụ nữ kia rất cao hứng, nắm lấy Khưu Bạch nhìn lên nhìn xuống, vui mừng nói: "Con trai, con mập!"

Khưu Bạch lúc này mới nhận ra đây là mẹ của nguyên chủ.

"Ừm." Khưu Bạch lấy lại bình tĩnh, cười nói, "Con ở nông thôn sống rất tốt."

Chủ yếu là do Chu Viễn nuôi rất tốt, từ khi Khưu Bạch sống ở nhà Chu Viễn, ăn đều là ngũ cốc, Chu Viễn chưa bao giờ cho cậu ăn gạo lức. Mà cậu cũng luôn muốn bổ sung dinh dưỡng cho Chu Viễn, thường sẽ mua thịt, sữa chiết xuất từ lúa mạch và bánh ngọt về nhà.

Hai người cùng nhau ăn, Chu Viễn càng ngày càng tinh tráng, mà Khưu Bạch càng ngày càng tròn nhuận, còn có thể nặn ra mỡ bụng luôn rồi.


Khi người trong thôn tưởng rằng nhà Chu Viễn nghèo đến mức chỉ có bốn bức tường, lại không biết bọn họ trong nhà ăn qua bữa cơm trắng với vô số thịt và trứng.

Nghĩ tới đây trong lòng Khưu Bạch khó hiểu, cảm thấy đây thực sự là gặp cái may trong cái rủi mà.

"Sống tốt là được." Mẹ Khưu cao hứng gật đầu, "Còn một món nữa chúng ta sẽ nấu. Con đi rửa tay đi, lập tức sẽ được ăn cơm."

Mẹ Khưu đã làm bốn món khô và một món canh cho con trai, trong đó có thịt lợn kho, cá sốt chua ngọt, trứng gà xào với tỏi tây, lòng trắng sen xào và canh thịt cà chua.

*Thịt lợn kho:

*Cá sốt chua ngọt:

*Trứng gà xào với tỏi tây:

Khưu Bạch "chẹp" một tiếng, đây thực sự là bữa cơm tốt nhất trong khoảng thời gian dài kể từ khi cậu xuyên qua, có thể thấy điều kiện gia đình của nguyên chủ rất khá.

"Lần này trở về ở lại mấy ngày?" Khưu Minh Chí hỏi.

"Bốn ngày, con đã mua vé để đi vào ngày 20 rồi."

Mẹ Khưu ngồi bên cạnh lau nước mắt, "Đi tận hai năm, trở về chỉ có bốn ngày."

"Đây là hưởng ứng lời kêu gọi của quốc gia đến nông thôn trợ giúp kiến thiết, có cái gì mà khóc!" Khưu Minh Chí cau mày.

Mẹ Khưu trừng mắt, cả giận nói: "Ông còn nói, lúc trước nói ông chuẩn bị chút tiền, ông lại..."

Lời còn chưa nói hết, Khưu Minh Chí vỗ bàn một cái, "Đừng có nói lung tung, tôi phải làm sao? Nếu để người ta biết, cái vị trí giám đốc bây giờ của tôi giữ được sao!"

Mẹ Khưu nghẹn lại, lặng lẽ im miệng.

Khưu Dương chen miệng nói, "Anh mới về hai người lại cãi nhau, thật khiến người ta không yên tâm mà."

Khưu Bạch vốn không hề dao động liền nhanh chóng mở miệng, "Được rồi, đừng nóng giận." Sau đó nói với mẹ Khưu: "Mẹ, sách cấp ba của con còn giữ lại không?"

"Có chứ, đều giữ lại."

Khưu Bạch thở phào nhẹ nhõm, "Quá tốt rồi, mẹ giúp con tìm một chút, con muốn dùng."

"Để làm gì?" Khưu Minh Chí hỏi.

Lý do Khưu Bạch đã sớm nghĩ xong, "Trong thôn có giới thiệu địa điểm Đại học cho nông binh, con dự định ôn tập chút, xem thử có thể được tuyển chọn không."

Khưu Minh Chí rất tán đồng gật đầu: "Ý kiến này của con rất hay, có thể học Đại học là tốt nhất."

Mẹ Khưu cũng cao hứng, vội vội vàng vàng đi tìm sách.

Ăn cơm trưa xong, Khưu Bạch trở về phòng, căn phòng này là của nguyên chủ, rất nhỏ, chứa một cái giường, một cái bàn học, một cái tủ quần áo đã đầy.

Khưu Bạch nhìn quanh căn phòng, thuận tiện tìm hiểu một chút về tình huống của nguyên chủ. Cuối cùng ở gầm giường tìm thấy một cái hộp sắt, mở ra xem, bên trong có một xấp tiền hào dày, tính sơ sơ cũng có hơn 100 nhân dân tệ.

Cậu cười khúc khích, đây là kho bạc nhỏ nguyên chủ lén giấu nha, đều là tiền tích góp từ tiền mừng tuổi cùng tiền tiêu vặt từ nhỏ đến lớn.

Năm đó gấp gáp xuống nông thôn, cái gì cũng không kịp mang theo, nếu không nguyên chủ đã lấy mất, bây giờ lại tiện nghi cho Khưu Bạch.

Cậu đã tiêu gần hết tiền trước đó, chỉ còn lại hơn ba mươi đồng tiền, mắt thấy nó sắp cạn kiệt, nhưng vừa vặn là buồn ngủ được đưa gối.

Kỳ thực cậu cũng rất buồn rầu, người "xuyên việt" khác đều có bàn tay vàng, hệ thống, không gian, linh tuyền, công thức nấu ăn gì đó. Sao đến phiên cậu đến cái lông cũng không có một cái vậy chứ.

Những người khác xuyên thời không, có thể phát gia trí phú, đi lên đỉnh cao nhân sinh. Khưu Bạch xuyên thời không, chỉ có thể dựa vào trồng trọt mà sống.

Ui, còn có thể dựa vào kho bạc nhỏ của nguyên chủ.

Thực sự quá khó khăn, Khưu Bạch vì mình mà rơi một giọt nước mắt chua xót.

Lúc xế chiều, Khưu Bạch cầm tiền đi ra ngoài, sau nhiều lần dò hỏi cuối cùng cũng tìm được một tiệm may tư nhân trong hẻm.

Thời điểm này quốc gia không cho phép tư nhân kinh doanh buôn bán, nhưng luôn có nhiều nơi không quản hết được.

Tiệm may này được mở ra một cách bí mật, chủ yếu là nhận đặt hàng riêng của các tiểu thư, thiếu gia nhà giàu nên giá cả đắt hơn, nhưng không thể phủ nhận tay nghề của người thợ may là bậc nhất, được mọi người truyền miệng nhau nên sinh ý nối tiếp không dứt.

Khưu Bạch tìm đến thợ may, lấy ra một bản phác thảo bản thân đã vẽ đưa cho người nọ nhìn.

"Có thể làm không?"

Thợ may đẩy kính mắt một cái, tỉ mỉ nhìn, cũng không có lộ ra thần sắc kinh ngạc, hắn làm nghề này nhiều năm, cái danh sách kỳ kỳ quái quái nào cũng đều tiếp nhận qua.

"Có thể làm, nhưng rất phức tạp. Hơn nữa bây giờ sắp ăn Tết, có thể phải chậm một chút."

Khưu Bạch nói: "Tôi thêm tiền." Dứt lời dựng thẳng ba ngón tay lên.

Thợ may suy nghĩ một phút chốc, giá này quả thực không rẻ. Hắn gật đầu, "Có thể, vậy phiền cậu hai ngày sau tới nhận hàng."

Hai ngày sau là ngày 19, thời gian vừa vặn.

Khưu Bạch đồng ý, chỉ vào một trong những bức vẽ, nói: "Chất liệu tôi muốn phải là da cừu, mềm một chút, nhưng nó phải chắc chắn."

Thợ may nói: "Yên tâm. Tất cả đều dựa theo yêu cầu của cậu mà làm."

Bước ra khỏi tiệm may, Khưu Bạch đi thêm vài chỗ, cuối cùng cũng thu xếp xong mọi việc, mới mãn nguyện đi tản bộ.

Lúc đi ngang qua một trạm tái chế rác thải, mắt Khưu Bạch sáng lên.

Nếu nói ở thập kỷ 70 có một thứ không đáng giá nhất, mà ở niên đại sau lại có giá trị liên thành.

Đó chính là đồ cổ.

____________

Tác giả có điều muốn nói:

Hai người bọn họ quá nghèo, nên tui nghĩ tất cả biện pháp để họ có thể kiếm tiền.