Tình hình khu vực lại tạm rơi vào một khoảng yên bình hiếm hoi. Sau khi có được chiến Hạm thì Nhật Bản và Nam Hàn đã chủ động trong việc tuần tra lãnh hải của mình. Sự hiện diện của Nam Việt chỉ còn là hỗ trợ và mang tính răn đe với Trung Hoa mà ít khi trực tiếp tham chiến. Chiến trường sôi động vẫn là tại Sơn Đông và Sơn Tây khi Đại Minh cố gắng thu hồi Đại Đồng và những phần đất bị mất vào tay Dương Lăng hồi đầu năm. Nhan Bá của Mông cổ cũng bắt tay cùng Đại Minh mà tham gia chiến trường này, hắn hận nhất là Hỏa Sư đã phản bội, ước mong lớn nhất của Nhan Bá lúc này là được tự tay moi gan của Hỏa Sư ra xem nó bao lớn mà kẻ này dám vuốt râu hùm của hắn.
Nguyên Hãn giờ này đang lu bù cùng các nhà nghiên cứu khoa học của hắn. Dự án Chiến Hạm động cơ điện của hắn đã đi đến những bước cuối cùng. Những động cơ tuabin hơi ở các phúc hạm được tháo ra và cải tạo thành các máy phát điện công suất 10MW đủ cho hai động cơ điện 1000 mã lực hoạt động, tổng trọng lượng cả cụm động cơ máy phát điện và hệ thống truyền lực chỉ có 60 tấn mà thôi. Còn nhẹ đi được 5 tấn so với thiết kế cũ. Thế nhưng vấn đề ở đây là khởi động của thuyền. Khi máy phát điện bắt đầu chạy thì xung điện không hề ổn định thế nên nếu trực tiếp cho động cơ điện khởi động là không thể, vậy nên muốn đột ngột khởi động là không thể nào mà phải có thời gian để chờ máy phát vận động ổn định. Đây chính là điểm yếu cần nghĩ cách khắc phục.
Để giải quyết vấn đề này thì một loạt hạng mục mới phát sinh. Nguyên Hãn đưa ra ý kiến về acquy khổng lồ nặng 3 tấn dùng cho lúc khởi động. Sau đó khi dòng điện từ máy phát hoạt động ổn định thì chuyển sang sử dụng điện máy phát. Ac quy còn có chức năng giúp chiến Hạm dự chữ năng lượng, nó có thê hoạt động hết công suất thêm 5 tiếng đồng hồ nếu máy phát điện ngừng hoạt động.
Để chế loại ac quy này không khó nhưng vấn đề là cần số lượng khổng lồ Axit Sufuric. Điều này không làm khó Nguyên Hãn được bởi vì hắn có trong tay mỏ Lưu huỳnh lớn nhất thế giới, mỏ lưu huỳnh lộ thiên tại ngọn núi lửa đang hoạt động tại Đông Java Indonesia. Ở đây lưu hoàng chất lượng cao nhất thế giới được đùn ra từ miệng núi lửa Java chỉ việc múc lên để nguội là dùng được ngay. Việc sản xuất công nghiệp Axit Sunfuric không hề khó đối với công nghệ chế tạo máy của Nam Việt lúc này, thế nhưng vấn đề môi trường rất quan trọng Nguyên Hãn không muốn con cháu hắn sau này sống trong những cơn mưa axit. Thế nên việc độc ác nhất đã diễn ra khi Nguyên Hãn cho xây dựng nhà máy sản xuất Axit Sunfuric ngay tại Đông Java và công nhân cũng là người Indonesia là chính. Tư tưởng chết đạo hữu không chết bần đạo được Nguyên Hãn vận dụng thuần thục. Vì công nghệ không đủ nên sẽ có nhiều SO2 thoát ra gây ô nhiễm, thế nhưng Nguyên Hãn không thể quan tâm nhiều rồi sau này công nghệ tiên tiến hắn sẽ tiến hành điều chỉnh sau, thế nhưng giờ đây người dân Indonesia phải chịu khổ rồi.