Cuộc chiến mang tính chất châu lục của hơn 8 cường quốc khu vực không phải nói muốn đánh thì có thể đánh nhẹ nhàng như vậy. Chiến tranh là đốt tiền, là thiêu sinh mạng, ai cũng biết điều đó thế nhưng sau chiến tranh phe thắng sẽ có được lợi ích không thể đo lường. Vậy nên dù vẫn biết chiến tranh tác hại nhưng các quốc gia này vẫn đâm đầu nhảy vào, quan trọng ở đây là việc phân chia lợi ích sẽ quyết định mức độ đóng góp trong chiến tranh. Chính bởi vậy các cuộc gặp mặt bí mật cũng như công khai, các bản thỏa thuận cũng như hiệp định giữa các nhà lãnh đạo các quốc gia thuộc liên Minh được diễn ra liên tục. Tình thế hiện tại thì Đại Việt, Nhật Bản, Việt Nam hoàn toàn không có chung biên giới cùng tập đoàn Phát xít gồm Trung Hoa quốc xã, Triều tiên và Đông Mông Cổ. Vậy nên muốn những lực lượng này tham gia một cách tích cực vào chiến dịch thì tất nhiên Đại Minh phải nhượng ra một phần khá hậu hĩnh lợi ích, bởi vì chính Đại Minh mới là người thèm muốn cuộc chiến này nhất. Thuận Thiên Đế Đại Minh khẳng khái nhường ra một phần lãnh thổ thuộc hai vùng Thanh Hải và Tây Khang tiếp giáp Vân Nam cho các phe tham chiến( cả Vân Nam giờ đây thuộc về Việt Nam quốc nhỏ bé). Ngoài ra lương thực và một phần khí tài của các đội quân tham chiến trên lục địa sẽ được viện trợ bởi chính chủ nhà Đại Minh. Ngày 20 tháng 10 âm lịch năm 1406 từng đội chiến hạm vận binh của Đại Việt xuất phát từ bến cảng Quảng Tây, đội thuyền này gồm thuần một màu lục binh tinh nhuệ của Đại Việt quân số lên tới 20 vạn nhân. Số lính này sẽ được vận chuyển dọc theo bờ biển từ Quảng tây đi Phúc Kiến,Chiết Giang, sau đó sẽ cập bến tại quân cảng Thượng Hải tại Giang Tô. Từ đây 20 vạn lục quân Đại việt sẽ theo đường bộ và tấn công vào chiến trường mặt phía Đông của tỉnh Sơn Đông. Đây là thỏa thuận được kí kết giữa Trần Quý Khoáng và Thuận Thiên Đế. Đại Minh dốc hết sức mình gom góp gần 100 vạn quân tung vào chiến trường với các mặt trận kéo dài từ Sơn Tây, Hà Bắc kéo xuống tận Sơn Đông. Một mặt trận dài tới hơn 250km phải nói rằng đây là mặt trận cực kì dài với nhiều địa hình rất phức tạp. 100 vạn quân tung vào đây cũng chỉ đủ dùng mà thôi. Chính vì chiến tuyến kéo quá dài nên việc liên lạc giữa các cánh quân trở nên quá phức tạp. Công nghệ truyền thông của Nam Việt vẫn là hoàn toàn bí mật kể cả với đồng minh, vậy nên chiến trường sẽ khá bế tắc thông tin. Những lúc này các tướng lĩnh có kinh nghiệm thể hiện được sự quan trọng của họ, dự đoán tình hình, ứng biến nguy cơ là những phẩm chất cần thiết của những người cầm quân trong tình hình gần như mắt mù tai điếc này. Một quyết định sai có thể dẫn đến đổi chiều hoàn toàn cuộc chiến. Nam Việt của Nguyên Hãn sẽ kiểm soát hoàn toàn vùng biển Hoa Đông và tấn công yểm hộ từ ngoài khơi cho các chiến dịch của lục quân. 3 vạn thủy quân lục chiến tinh nhuệ của Nam Việt không hề đối mặt trực tiếp cùng quân Dương Lăng mà tập trung cùng Hàn Quốc và Nhật Bản để tấn Triều Tiên. Khi Trung Hoa quốc xã bận bịu với sức tấn công khả quan của Đại Việt và Đại Minh thì nhân cơ hội này Nam Việt sẽ giúp đồng minh thân cận thu hồi lãnh thổ. Việc tránh đối đầu trực tiếp cùng Dương Lăng là kế sách Nguyên Hãn đặt ra, hắn không muốn quân đội Nam Việt chịu quá nhiều tổn thất. Trên thảo nguyên sẽ là cuộc chiến của những người Mông Cổ với nhau, đây có lẽ là cuộc chiến thuần túy kiểu như nội đấu, bởi vì không có bất kì thế lực nào khác rảnh rỗi tham gia vào chiến dịch này.