Ngược Về Thời Tây Sơn

Chương 40: Trận chiến với Mỵ Nương (phần 1)



Sau khi đường dẹp xong, Mị Nương mang bảy kỳ còn lại cùng các bộ tộc thần phục mình khoảng hai vạn người kéo đến khu vực người H’mông. Đây thật sự là một lực lượng khá kinh khủng ở vùng Tây Bắc. Trang bị của đám này không tệ khi có trang bị áo giáp, vũ khí của quân đội Mãn Thanh, tượng binh của Ai Lao. Binh lính tham chiến đều là tinh nhuệ của các bộ tộc. Quan trọng nhất, bất chấp việc quân đội nhà Thanh không viện trợ súng, Mị Nương cũng đã tìm cách có được vài trăm khẩu súng mồi thừng. Tuy nó khá lạc hậu so với mặt bằng chung nhưng với nàng thì nó đã là kho vàng rồi.

Để đối phố lại, Cảnh Thịnh cũng dẫn ba nghìn quân súng trường, một trăm ngự lâm quân, năm trăm quân bộ binh và năm trăm chiến binh thuộc bộ tộc H’mông và Dao chặn đánh ở ngọn đồi gần bản người H’mông. Quân số tuy ít hơn nhưng có ưu thế hỏa lực.

Hắn cho quân chặt cây dựng thành chiến lũy để ngăn định. Hắn không đào hào vì chiến hào là để chống pháo. Quân địch không có pháo thì đào hào để làm gì. Phía trước bố trí ba nghìn tay súng. Phía sau có đại bác yểm trợ. Tuy chỉ là loại của thế kỷ mười bảy nhưng vẫn đủ sức áp đảo kẻ thù hoàn toàn không có pháo binh. Cánh phải là năm trăm bộ binh Tây sơn trang bị chủ yếu là đao, kiếm. Cánh trái là bộ tộc người H’mông và người Dao, một trăm ngự lâm quân cùng súng trường được bố trí ở hậu quân. Quang Toản giao cho Đô đốc Tuyết thống lĩnh toàn quân.

- Đúng là mỹ nhân!

Qua thiên lý nhãn, Cảnh Thịnh nhìn thấy rõ Mị Nương với khuôn mặt trái xoan, nước da trắng đặc trưng của gái Thái, so với phi tử của hắn thì Mị Nương vẻ đẹp không thua kém nhưng toát ra thần thái oai nghiêm của vị nữ tướng.

Sau đó, nhìn hai vạn quân của Mị Nương cùng đội tượng binh đang tiến đến, Quang Toản nghĩ thầm: “ Trong lịch sử, quân Pháp có ba nghìn quân mà đánh bại ba vạn quân của nhà Nguyễn chiếm cả nước ta, chủ yếu là dựa vào chênh lệch về hỏa khí. Nay đám quân kia mà xung phong tấn công chắc cũng giống như đám mục tiêu cho quân tập bắn mà thôi”

Dĩ nhiên, ưu thế hỏa lực cũng không phải là tất cả. Việt Minh và sau này là Quân giải phóng đã từng chiến đấu với đối thủ áp đảo về hỏa lực. Tuy nhiên, quân đội của đối phương lại không có được sự liều mạng đó. Chúng cũng chỉ là một đạo quân bình thường mà thôi. Hơn nữa, để củng cố quyền thống trị, Mị Nương đã thi hành chính sách khá tàn bạo, kể cả ở thời này làm dân chúng oán than khá nhiều. Nó làm cho vương quốc của nàng chỉ đơn giản là lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, không có đủ khả năng để phát triển. Lòng dân đã không vững thì sao giữ được lòng quân. Chỉ cần bại một trận thì đạo quân này không còn sức uy hiếp.

Trong lúc này, Mi Nương cũng đang lãnh đạo ba quân. Không hề biết có kẻ đang say mê nhan sắt của nàng. Ngồi trên lưng ngựa, nàng nhớ về quá khứ của mấy năm trước.

Kể ra thì được làm nữ vương không phải đơn giản. Ngày cha nàng chết, có vô số kẻ muốn chiếm lấy chức tộc trưởng, bắt nàng làm thê thiếp hay thậm chí là kỷ nữ để hậu hạ quân lính của chúng. Nàng đã phải cùng thuộc hạ trung thành chém giết rất nhiều. Nhiều lúc, nàng cũng muốn đối xử tốt với dân chúng nhưng cứ lâu lâu lại phải đánh trận, nàng cũng hết cách. Dù sao thì cũng đang đánh nhau, đợi tới khi ổn định rồi thì dùng đức cai trị cũng không muộn.

Lúc này, quân do thám báo về có cả nhà vua triều Tây Sơn xuất hiện. Có viên tuỳ tướng tiến lên bẩm báo:

- Thưa nữ vương người lên cẩn thận. Quang Toản là người nhiều quỷ kế, từng đánh tan mấy vạn quân Nguyễn. Theo ý tại hạ ta tạm dừng tấn công để quan sát tình hình đã.

Nữ vương cười nói:

- Đã giao chiến trực diện hắn chỉ có vài nghìn quân thì làm được gì. Quân Tây Sơn ta cũng đã giao chiến vài lần cũng chỉ là lũ hèn nhát. Hào khí của đạo quân từng đánh tan hai mươi chín vạn quân Thanh đã chết cùng Quang Trung rồi. Nếu chúng ta không đánh ngay, để chúng cũng có lực lượng là vô cùng nguy hiểm. Để ta bắt sống hắn. Cho triều đình mang mấy vạn lạng vàng đến chuộc.

Sau hồi trống trận, Mị Nương sai đội tượng binh tấn công, với ý định dùng đàn voi phá tan chiến lũy và làm vỡ thế trận quân Tây Sơn. Các tướng lĩnh của nhà Nguyễn và Tây Sơn đều sẽ không làm vì nó quá ngu ngốc. Voi trước đại bác đã không còn là mũi nhọn chiến trường.

- Bắn!

Theo lệnh Đô đốc Tuyết các khẩu pháo khai hỏa. Những con voi thành mục tiêu dễ ngắm bắn của pháo binh nên chưa tới gần đã chỉ còn vài con. Những con sống sót hoảng sợ quay đầu bỏ chạy dẫm đạp cả lên quân của Mị Nương biến thế trận bên quân Thái trở lên hỗn loạn. Tượng binh của quân người Thái không tệ. Tuy nhiên, không giống như voi chiến của Tây Sơn vốn đã quen với súng ống đại bác. Voi của đám này vẫn chỉ quen với gươm giáo. Quân Ai Lao cũng không dám cung cấp voi quen với đại bác vì sợ sao này đám người Thái mạnh lên sẽ đánh cả bọn họ. Do đó, gặp kẻ địch chưa từng biết, chúng nhất định sẽ bỏ chạy.

- Chết tiệt!

Mị Nương tức giận nàng sai tướng Vương A Sùng dẫn toàn quân xông lên. Quân của nàng vẫn còn hai vạn, dư sức áp đảo chúng.

Dĩ nhiên, pháo binh Tây Sơn không ăn chay. Những quả đạn pháo làm những thân hình người bay lên. Những mảnh tay chân đứt gãy văng tứ tung. Dù vậy, toàn quân vẫn tiến lên. Đây dù sao cũng là quân tinh nhuệ. Bọn chúng hiểu giờ mà chạy thì dù không bị chủ tướng giết thì cũng bị quân địch truy sát.

Khi quân địch còn cách cả ba trăm thước, một chuyện mà quân Tây Sơn không ngờ đã diễn ra. Quân đội người Thái nổ súng trước. Cái này làm tên Quang Toản đang chỉ huy cũng phải há mồm.

- Không lẽ bọn chúng mua được ở đâu súng hiện đại.

Hắn tự hỏi. Thậm chí, hắn còn cho rằng bên quân địch cũng có người xuyên không.

Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu là do đám này chưa cầm súng bắn bao giờ. Khi vào chiến trường, bị đại bác quân Tây Sơn làm hồi hộp, một số đã tự ý bắn. Đám còn lại thấy vậy cũng bắn theo. Mà cũng chỉ có đám đầu bắn còn đám phía sau thì bắn lên trời. Hơn nữa, nên nhớ súng của quân địch vẫn là súng mồi thừng nòng trơn. Đạn bay tới còn phải hỏi chứ đừng nói là bắn trúng hay không.

Trong khi đó, quân Tây Sơn thì không như vậy.

- Đứng nghiêm!

- Chuẩn bị bắn!

- Khai hỏa!

Khi đám quân Thái còn cách lũy gần hai trăm Đô đốc Tuyết ra lệnh cho đội súng trường khai hỏa. Hỏa lực cực kỳ mạnh, rất nhiều lính mang gươm giáo ở phía sau cũng bị bắn chết. Đôi cung nỏ hoàn toàn không có cơ hội thể hiện. Dù sau thì bọn chúng cũng chưa tới tầm bắn.

- Các anh em. Xông lên cho ta!

Vương A Sùng hét lớn. Súng đã bắn quá sớm. Giờ mà nạp đạn lại thì quá tốn thời gian. Lính cung nỏ rõ ràng không phải đối thủ của đám trước mặt. Chỉ còn cách xông lên đánh giáp lá cà mà thôi.

Tuy nhiên, khi hàng một khai hỏa xong thì đã quy xuống nạp lại đạn. Hàng thứ hai nhân cơ hội đó mà tiếp tục khai hỏa. Sau đó, tới lượt hàng thứ ba. Vô số quân đội của tên kia ngã xuống. Hắn cũng suýt trúng đạn.

- Tiếp tục xông lên! Đây là cơ hội sống duy nhất.

Tên A Sùng dù bị bắn tới hoảng sợ nhưng cũng buộc phải hô hào. Hắn mà chạy thì toàn quân sẽ chạy theo. Tới lúc đó dù không bị nữ vương chém đầu thì cũng bị quân Tây Sơn giết chết.

Được chủ tướng động viên, quân Thái vẫn liều chết tiến lên. Khi khoảng cách còn khoảng hai mươi mét thì những quả lựu đạn bay ra làm quân Thái chết rất nhiều. Thêm vào đó, công sự dày đặc làm lực lượng của Mị Nương không di chuyển lên thêm một bước.

- Giết!

Lúc này, hai cánh quân bên phải và bên trái của quân Tây Sơn cũng xông lên. Một bên là lính tinh nhuệ có kinh nghiệm cận chiến cùng quân Nguyễn. Một bên là lính của các bộ tộc có nợ máu với Mị Nương. Họ nhưng hai mũi tên đâm xuyên từ hai bên vào quân đội người Thái. Bị kẹt giữa hai cánh quân này, quân đội của tên A Sùng lúc đầu còn cố chiến đấu nhưng sau đó đành vỡ trận.

- Giết!!!

Đô đốc Tuyết cho quân đuổi theo. Đuổi đánh gần ba cây số mới thu quân.

Trận này quân Thái chết và bị thương gần một vạn, bị bắt sống gần năm nghìn. Quân Mị Nương tổn thất lớn phải rút về thành Điện Biên. Đô đốc Tuyết cho quân đuổi theo đến vây thành Điện Biên.